THÍCH CA MÂU NI

SHIN DOHYEON

YUN NARU

Trích: Sức Mạnh Của Ngôn Từ; V-BTS Vietnamese Fanpage dịch; NXB. Thanh Niên

Thích Ca Mâu Ni đã cho gọi đệ tử Anan và truyền lại di ngôn rằng: “Anan à, con trai của người thợ rèn, Chunda đã tự trách mình như thế này: Đức Phật viên tịch vì ăn thức ăn tôi dâng lên nên đó chính là tội lỗi và nỗi bất hạnh của tôi! Tuy nhiên, con nên nói như thế này với Chunda để Chunda bớt cảm thấy tội lỗi: Không phải Đức Phật viên tịch vì thức ăn người đã dâng lên, mà cuối cùng ngài có thể ăn món người nấu trước khi nhắm mắt. Người không phạm tội, mà đã góp công đức. Đây là lời mà tôi đã nghe trực tiếp từ Đức Phật. Có như vậy thì Chunda mới thoát khỏi sự tự dày vò”.

– Trích Kinh Đại Bát Niết Bàn

Trong Phật giáo, “cúng dường” được coi là một hành động quý giá để đóng góp công đức. Cúng dường là cung cấp thức ăn cho người tu hành. Đặc biệt, các món ăn dâng lên những vị như Thích Ca Mâu Ni thường được xem là công đức rất lớn. Vì vậy, người kính trọng Thích Ca Mâu Ni như Chunda đã dâng thức ăn cho Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử của ngài. Tuy nhiên vì Ấn Độ là xứ nóng nên thức ăn mau hỏng.

Hôm đó, Chunda đã dâng nấm cho Thích Ca Mâu Ni. Nhận được thức ăn, Thích Ca nếm trước rồi mới đến các đệ tử, thức ăn thừa sẽ được chôn xuống đất. Tuy nhiên, Thích Ca ăn phải thức ăn hỏng dẫn đến mắc bệnh đường ruột và suy nhược nên tử vong không lâu sau đó.

Chunda biết người mà ông luôn kính trọng đã qua đời vì thức ăn ông dâng lên, nỗi đau và cảm giác tội lỗi của Chunda khó mà diễn tả thành lời. Thích Ca vì lo ngại điều này nên đã gọi đệ tử đến ngay trước khi lâm chung và để lại di ngôn rằng mình qua đời không phải do thức ăn của Chunda mà chỉ vì bản thân đã có tuổi. Chunda dâng bữa ăn cuối cùng cho Thích Ca tức là đã góp công đức lớn nhất.

Nỗ lực cảm động này của Thích Ca vượt quá mức “Không sao đâu”. Ngài cố gắng giúp Chunda giảm bớt cảm giác tội lỗi. Thích Ca coi sự cố của món nấm không phải lỗi của Chunda mà nâng nó lên một tầm công đức cao hơn. Phản ứng của Chunda khi nghe di ngôn của Thích Ca không được ghi lại nhưng bất cứ ai cũng có thể hình dung Thích Ca là người như thế nào.

Lời nói của “bề trên” luôn có sức mạnh chạm đến lòng chân thành của mọi người. Không phải vì sự thanh tao, tinh tế hay cảm động, mà bắt nguồn từ lối sống của họ.

Vì vậy, giá trị của cùng một lời nói khác nhau tùy vào người nói. Lời của người chưa trưởng thành và lời của người trưởng thành khác nhau rất xa. Đó là lý do quá trình học giao tiếp nên bắt đầu từ việc nuôi dưỡng bản thân.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. TRUYỆN VỀ ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
  2. CÚNG DƯỜNG MỘT CÂY ĐÈN CỦA BÀ LÃO NGHÈO
  3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUY TRÌ SỰ CHÚ Ý CỦA NGƯỜI ĐỌC – Thôi Miên bằng Ngôn Từ

Bài viết khác của tác giả

  1. DÙ THIỆN HAY ÁC – ĐỪNG SUY NGHĨ

Bài viết mới

  1. BỚT SỢ HÃI
  2. KHÔNG GÂY HẠI CHO AI KHÁC
  3. NGUỒN GỐC CỦA MA TRẬN THẦN THÁNH