THIỀN

NHIỀU TÁC GIẢ

Trích: Thiền Sư Trung Hoa; Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và Trích: Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông; Thubten Osall Lama dịch

? Ông Tú tài Trương Chuyết đến gặp Thiền sư Thạch Sương (806-888). Sư hỏi: Tên gì?
Ông Chuyết đáp: Họ Trương, tên Chuyết (vụng về).
Sư nói: Tìm cái khéo còn chẳng được, cái vụng từ đâu lại?
Ông Trương Chuyết ngay dưới lời nói khế ngộ, bèn trình kệ:

Quang minh lặng chiếu khắp hà sa
Phàm thánh muôn loài chung một nhà
Một niệm chẳng sanh: toàn thể hiện
Sáu căn vừa động, bị mây mờ.
Đoạn trừ vọng tưởng, càng thêm bệnh
Hướng tới Chân Như, ấy cũng tà
Tùy thuận duyên đời không chướng ngại
Niết bàn sanh tử thảy không hoa.

(1)


? Thiền sư Nghiêu Phong Xiêm thượng đường dạy: Đông qua Thu lại, cửa lâu đài mở toang từ lâu. Nếu vào được chớ có chần chờ. Các thượng tọa! Bước vào được chưa? Như bước vào được thì đúng như cổ nhân nói, “đây là Di Lặc. Cửa nào chẳng Thiện Tài”.Nếu bước vào chưa được, ấy là các Thượng tọa tự mình chạy điên. Chớ có im lặng đứng mãi như vậy! Trân trọng!(2)


? Có vị quan hỏi Thiền sư Mục Châu: Ba cửa đều mở, theo cửa nào vào?
Sư gọi lớn: Thượng thơ!
Quan liền đáp: Dạ.
Sư Châu nói: Theo cửa Tin mà vào.
Vị quan lại thấy bức tranh trên tường, hỏi rằng: Hai vị tôn giả trong tranh đối mặt nhau bàn luận chuyện gì?
Thiền sư đánh cây lộ trụ, nói: Trong Ba thân, thân nào chẳng nói Pháp!(3)

Nguồn:

(1), (3):Thiền Sư Trung Hoa, Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch

(2): Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông, Thubten Osall Lama dịch

Bình luận

[…] Thiền tông, trong đó nhằm tước bỏ những điều mà các Thiền gia gán ghép cho Thiền. Tuy nhiên, sau khi hỏi đạo với Thầy mình là Viên Ngộ, tất cả những quyết […]


Bài viết khác của tác giả

  1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HẠNH PHÚC MÀ CHÚNG TA BỎ SÓT
  2. GIÁ TRỊ CỦA THỬ THÁCH
  3. TRÍ HUỆ VUI VẺ

Bài viết mới

  1. ÁP DỤNG QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU
  2. ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU HƠN CHỈ VỚI NỖ LỰC TỐI THIỂU
  3. THỰC HÀNH BỒ ĐỀ TÂM