LAMA SURYA DAS
Trích: Quên Đi Quá Khứ Sống Đời Tự Tại; Người dịch: Việt Thư; NXB Lao động, 2006
? TÍN ĐIỀU CỦA TRẺ TẬP ĐI
“Nếu bé muốn nó, nó là của bé.
Nếu bé đưa nó cho bạn cậu rồi đổi ý, nó là của bé.
Nếu bé lấy nó khỏi tay cậu bằng vũ lực, nó là của bé.
Nếu có nó được một lúc rồi, nó là của bé.
Nếu chúng ta cùng chơi với bé, thì tất cả là của bé.
Nếu nó giống như cái bé dùng hoặc có ở nhà, nó là của bé.”
Khi nói đến những sự ràng buộc về nhiều phương diện chúng ta vẫn là đứa trẻ hai tuổi mới biết đi. “Của tôi” sớm dịch thành “Tôi, chính tôi” trong giai đoạn phát triển của con người. Thái độ tự cho mình là trung tâm này là cội nguồn của xấu xa và bất hạnh, ai thật sự sở hữu thể xác và tài sản của chúng ta, và trong bao lâu? tiến bước trên con đường đi đến giác ngộ hàm ý chúng ta đang cố gắng làm cho ít giống trẻ lên hai khi nói đến những ràng buộc.
Những ràng buộc dễ kiểm tra nhất là ràng buộc chủ yếu mang tính bề mặt. Chúng ta đều có nhiều ràng buộc mang tính bề mặt phải không? Chúng ta bị ràng buộc vào ăn uống, trang sức, đồ gỗ, quần áo, nhạc cụ, bộ sưu tập CD, dụng cụ thể thao, máy tính, máy fax, ghế văn phòng, nhà cửa, tình hàng xóm láng giềng, xe hơi, và tivi. Đừng quên tivi nhé. Và máy phát DVD thì sao? Chúng ta còn bị lệ thuộc và ràng buộc theo nhiều cách khác nữa. Giả sử cá nhân bạn không khoái giặt ủi, nhưng vợ bạn rất gắn bó với một tiệm giặt ủi và chẳng bao giờ mang quần áo đến tiệm nào khác.
Kế đến là mức độ dành được sâu sắc hơn với mọi người trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta gắn bó với gia đình, người, bạn bè, con cái, người yêu, và tất nhiên cả thú cưng nữa. Họ là những người được chúng ta yêu thương và cũng yêu thương chúng ta. Làm sao ta có thể không gắn bó với họ được? Trong một số trường hợp, chúng ta cảm thấy gắn bó lúc ưu phiền; khi cuộc sống chia cắt chúng ta khỏi người thân, nỗi đau chia ly có thể ngập tràn. Đây là những ràng buộc phức tạp nhất. Chúng đáng làm nhất cũng như đầy thử thách nhất.
Khi Đức Phật dấn bước trên con đường giác ngộ, ngài không chỉ dứt bỏ vinh hoa phú quý mà còn cả vợ trẻ con thơ và gia đình, bạn bè. những nhà sư đơn độc tiến bước thường dứt bỏ những mối quan hệ ràng buộc với gia đình, bạn bè, tuy nhiên hầu hết chúng ta không đành lòng dứt bỏ hết tình cảm trần tục, gia đình, và nhà cửa.
Các nhà sư như Đạt Lai Đạt Ma, Thích Nhất Hạnh, và thiền sư cho tác giả thấy rằng cuộc sống độc thân và diệt dục là lối sống cao đẹp cho dù không phải ai cũng làm được. Bản thân tác giả đã trải qua điều này suốt năm , sáu năm sống ẩn dật trong tu viện, cũng như nhiều năm dài trong tu viện Tây Tạng ở Himalaya. Các sư sãi nguyện tiết dục để đơn giản hóa cuộc sống và nới lỏng vòng kìm kẹp của dục vọng. Họ chế ngự sắc dục và chuyển từ sự thôi thúc tự nhiên đó sang mục tiêu cao cả sâu sắc và bất diệt hơn. Bằng cách này, họ tập dốc toàn tâm toàn ý vào con đường tinh thần. Kiềm chế những mối quan hệ thân thiết không ngăn tác giả hình thành tình bạn thuần khiết với phụ nữ, kể cả ni cô lẫn dân nữ. Có rất nhiều cách chia sẻ sự gần gũi trong cuộc sống, kể cả những mối quan hệ tinh thần không níu kéo.
Có ranh giới rạch ròi trong nội tâm và lời thề về hành vi bên ngoài đã giúp tác giả tập trung và tôi luyện nghị lực. Nó phát triển ý thức về tính thanh thản và cảm xúc thờ ơ trong nội tâm; nó còn làm tăng thêm lòng nhiệt tình – hết thảy đều bổ ích trong cuộc tìm kiếm nội tâm,và thường giống như leo núi: mang càng ít, leo càng dễ. Tập không bám víu hết người này đến người khác đã giúp tác giả cởi mở, hiếu khách, và dễ chấp nhận hơn. Nó giải phóng tác giả khỏi lòng ghen ghét đố kỵ, dục vọng, sự hãnh diện, và thất vọng trong mớ quan hệ tình cảm đời thường thời trai trẻ. Sống giản dị với những rèn luyện thích hợp trong khuôn khổ của cộng đồng hỗ trợ đã cho tác giả nhận thức xa hơn những ràng buộc của bản thân. Nó dạy tác giả yêu quý những điều mình đặc biệt không thích. Đây là sự học hỏi lớn lao.
Những người chúng ta hay tin người khác sẽ “cứu vớt mình.” Giờ hãy thành thật với bản thân đi, liệu chúng ta có muốn tin vào chuyện hoang đường sau đây hay không? “Tôi chỉ cần tìm chàng hoàng tử (hay công chúa) trong mộng, người sẽ làm tôi toại nguyện, và rồi cuộc sống của tôi sẽ êm đẹp.” Thừa nhận tính hư vô trong ảo tưởng này và sống cô đơn sẽ mở ra không gian cho khía cạnh thần thánh nổi lên trong tâm trí con người. Sau đó, con người ta luôn đi tìm Thượng đế ở khắp nơi. Cuộc sống trở nên đáng yêu đối với bạn. Đây là bí quyết của đời sống độc thân. Những người đi trên con đường tinh thần chọn sống độc thân không phải do khả năng tình dục có gì đó bất ổn, mà là vì cuộc sống có trăm mối bận tâm hơn thế nữa. Học tốt phong thái thầy tu theo truyền thống của tín đồ Phật giáo có thể giúp người tìm kiếm phát triển trên con đường tinh thần này.
Đạo Phật dạy rằng kiềm chế hình thành những mối ràng buộc làm vơi bớt nỗi đau khó tránh theo sau sự thay đổi, mất mát, và thất vọng trong đời. Ý nghĩ sống không có quan hệ gần gũi dường như quá nghiệt ngã đối với một số người chúng ta. Đây là chọn lựa của riêng từng cá nhân. Không ai hăng hái và có nghị lực hơn các thiền sư, mặc dù nhiều người trong đó từ bỏ thú vui xác thịt, cha mẹ, và cuộc sống gia đình. Sự không ràng buộc được nuôi dưỡng qua quá trình phát triển lòng tin đích thực vào thực tại và nơi thỏa nguyện dài lâu. Thú vui nhục dục không thể thỏa mãn không được. Đây là lý do tại sao Yoga dạy chúng ta không được lên án hoặc xa lánh cõi trần gian, mà hãy xem thể xác và cõi trần gian là đền thờ và vạn vật là thánh thần. Rồi trong kinh nghiệm sống của bản thân, chúng ta thấy mình có thể mang thêm được trong tim.
Đừng quên sự thờ ơ trong nội tâm không đồng nghĩa với sự lãnh đạm. Chúng ta vẫn chăm sóc người khác, cũng như quan tâm đến vấn đề công bằng xã hội, song ít góp phần vào kết quả mong muốn. Thăng bằng nội tâm và bình thản giúp chúng ta cảm nhận rõ ràng hơn về việc mình đang làm và lý do. Chúng ta có thể trôi cuốn đi một cách thong dong hơn trên con đường đời đầy chông gai.
Sự thờ ơ trong nội tâm chừa chỗ cho tuôn trào những đức tính tốt khác, bao gồm sự chăm sóc, tình thương, và lòng tốt bao la hơn; nó mở ra khả năng xem vạn vật là thành viên trong gia đình họ mạc.
Không ràng buộc giúp chúng ta tránh những cảm xúc tồi tệ khi mất đi người thân yêu. Tất nhiên, ngay cả sư sãi cũng có quê hương, cha mẹ, anh chị em, bạn thân, thú cưng, và anh em đồng đạo, nên một lúc nào đó trong đời họ sẽ khó tránh mất mát và đau buồn. Patrul Rinpoche, người phiêu bạt độc thân ở Tây Tạng, nói, “Một ký tài sản và sự ràng buộc giống như một ký gánh nặng phải trút đi.” Mark Twain nói, “Nếu con người có một nửa ước muốn, anh ta có thể nhân đôi điều phiền muộn của mình.”
Quyến luyến quá mức với một chiếc xe thể thao hay đầu VCR khác với gắn bó với gia đình. Chúng ta đều mãn nguyện với tình yêu thương của gia đình, và đó chắc chắn là sự thật đối với hầu hết chúng ta. Thiếu tình yêu thương của đồng loại, con người thật khó sống nổi. Nhưng cho dù tìm được bạn chí cốt và vui sướng những lúc bên nhau, một ngày nào đó sẽ có hồi kết thúc. Ngay cả niềm vui sướng từ cuộc sống gia đình cũng mang tính phù du và không bền cuối cùng tất cả sự mãn nguyện đều tùy thuộc vào cách chúng ta chọn nhìn nhận nó. Sự mãn nguyện thật sự bắt nguồn từ chiều kích bất diệt, chứ không phải là hợp tan mang tính chất tạm thời thoáng qua; nó bắt nguồn từ chiều kích vô hình hơn, chứ không đơn thuần từ kế hoạch hay mưu mẹo của chúng ta. Do đó, chúng ta dựa vào nhịp đập trong con người để tìm tình yêu vượt lên trên cả cái chết – cuộc sống bên ngoài cõi trần gian này, nơi như họ nói là có thể bị tàn phá bởi mối mọt và gỉ sắt. Không có con đường vòng cho điều này. Việc này không chê bai những mối quan tâm thường ngày của chúng ta, mà nó là cách đưa chiều kích sâu hơn vào cuộc sống hàng ngày, cách đưa sự bất diệt vào không gian và thời gian và bằng cách đó có được chiều kích về sự tồn tại của chúng ta. Chúng ta đưa chiều kích không chịu ảnh hưởng của thời gian vào ngay thời gian trước mắt. Đây là vương quốc của niềm tin, những liên kết vô hình, và mối tương quan.
Nào chúng ta hãy xem xét một số ràng buộc khác. Chúng ta gắn bó với sức khỏe dồi dào. Lúc còn trẻ, hầu hết chúng ta xem điều đó là lẽ đương nhiên. Chúng ta gắn bó với thể xác – tay, chân, mái tóc dày, và làn da không có nếp nhăn. Chúng ta gắn bó với sự trẻ trung, sắc đẹp, và sức mạnh thể chất. Khi thể xác bắt đầu suy yếu, nó làm cho chúng ta sợ hãi và đôi khi tức giận. Tuổi tác là điều xảy ra cho người khác – người già: “Không phải tôi, không phải tôi!” Đứa trẻ trong nội tâm khóc thét lên.
Ngoài ra còn những hình thức ràng buộc khác nữa. Chúng ta đâm ra gắn bó với các học thuyết và quan điểm. Chúng ta trở nên gắn bó với những câu chuyện tự kể về chúng ta là ai và chúng ta suy nghĩ gì. Chúng ta gắn bó quá đáng với địa vị, thành tích, và danh tiếng – và điều chúng ta nghĩ là nói về chúng ta. Chúng ta gắn bó với các thành kiến, và lối làm việc cố hữu. Chúng ta gắn bó với sở thích tôn giáo và chính trị; thậm chí chúng ta còn gắn bó với nỗi sợ hãi lo âu. “Tôi sẽ là ai nếu tôi từ bỏ các vấn đề?” Chàng thanh niên nội tâm cất tiếng hỏi. Có những người như Woody Allen đã tạo dựng sự nghiệp sáng tạo của mình xung quanh việc tô son điểm phấn những quan điểm dễ gây nổi nóng và thường buồn cười.
Tại sao quá khó từ bỏ những ràng buộc bề ngoài quá vậy? Thậm chí không thể? Thực tế là hầu hết chúng ta đều có quan hệ yêu – ghét đối với sự thay đổi. Chúng ta thích và không thích thay đổi. Chúng ta thích cái mới nhưng vẫn gắn bó với cái tương tự. Các thói quen là điển hình về ngựa quen đường cũ. Thường chúng ta giữ mãi thói quen chẳng hay ho gì chỉ vì chúng ta không thể dứt bỏ hoặc khám phá cách làm việc mới. Thử nghĩ đến những con người sa vào nghiện ngập và giữ mối quan hệ lừa dối vì họ không đành lòng thay đổi. Thay đổi và chuyển biến trong bản thân con người có thể rất khó khăn. Nó đòi hỏi lòng quyết tâm và đôi khi sự trợ giúp từ bên ngoài.
Tuy nhiên, còn một sự thật nữa là xã hội ra sức tôn thờ “cái mới.” Đồ dùng mới, quần áo mới, ấy là chưa nói đến bạn bè mới, dường như quá hấp dẫn và lôi cuốn. Chúng ta thậm chí còn cảm thấy trẻ hơn khi bước chân vào chiếc xe mới hoặc mối quan hệ mới phải không? Công nghệ mới quá lấn át tới mức nhiều người chúng ta không thể hiểu nổi nó, cho dù vừa tậu chiếc máy tính mới cho công việc. Chúng ta mâu thuẫn trong tư tưởng. Bản thân tác giả vẫn lúng túng trước đầu máy VCD đặt trong phòng khách. Tác giả suy ngẫm về đầu máy VCD cũ mà mình vừa mới thiết lập mối quan hệ. Tại sao nó phải hỏng? Tại sao thay đổi này là cần thiết? Tại sao tác giả lại mất sự ràng buộc này? – Người bạn cũ mà tác giả có thể lập trình và điều khiển? Việc này làm cho tác giả nhớ lại chiếc điện thoại quay tay cổ lỗ sĩ của bà trong thời đại kỹ thuật số.
Vào thế kỷ 21, mọi sự dường như thay đổi nhanh hơn trước. Những tiến bộ trong công nghệ gia tăng theo cấp số nhân hơn là cấp số cộng. Máy tính lỗi thời ngay trước khi lấy chúng ra khỏi bao bì. Gắn bó với hệ điều hành cũ sẽ chẳng nghĩa lý gì, mặc dù tác giả biết nhiều người vẫn than khóc cho sự ra đi của phiên bản chương trình máy tính cũ thân quen. Các chính trị gia vọt lên chiếm đa số phiếu bầu trong ngày hôm nay để rồi chìm nghỉm trong ngày hôm sau. Và các mối quan hệ thì sao? Một số người dường như giỏi tài thiết lập những mối quan hệ bề ngoài dễ đổ vỡ. Kết hôn nhiều lần là chuyện thường, không phải ngoại lệ.
Nhà thơ Emily Dickinson, sinh trưởng ở tiểu bang Massachusetts năm 1930 đã tan nát cõi lòng vì một cô gái trẻ và dành nốt quãng đời còn lại để phục hồi sau mối ràng buộc đó. Ngày nay, người ta đau khổ mấy lần trong một năm. Điều đó có nghĩa người yêu ngày hôm nay ít gắn bó hơn người yêu ngày hôm qua hay sao? Nó có nghĩa người yêu ngày hôm nay không chung thủy bằng người yêu ở thế kỷ 19? Hay có nghĩa chúng ta ít để ý đến suy nghĩ của hàng xóm và gia đình khi chuyển từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác một cách chóng mặt?
Nào ta hãy xem xét cường độ thăng trầm mà mỗi con người đều trải qua. Chúng ta vui sướng, chán nản, buồn phiền, phấn chấn, thất vọng, oán giận. Chúng ta sống trong nỗi lo sợ khủng bố và thương tiếc liên quan đến mất mát; chúng ta buồn ủ ê vì những cơ hội bị bỏ lỡ. Ai mà không biết niềm vui của tình bạn và nỗi day dứt của sự cô đơn? Cảm giác liên quan đến tiền bạc được mất thì sao? Chúng ta thu lời sau cú đầu tư bất động sản, và phấn khởi; thị trường chứng khoán tăng lên, và chúng ta tự tán thưởng về những chọn lựa khôn ngoan của mình; thị trường sụp đổ, chúng ta chán nản ê chề. Do đó, nhiều cảm xúc khác nhau dâng trào trong một tuần, một ngày, hay thậm chí một giờ. Nó dường như đồng nghĩa với sống và hít thở. Dốc quá nhiều vốn liếng vào những chiến thắng nhất thời sẽ dễ làm ta thất vọng. Kỳ vọng vận may đến mãi và vận rủi lùi xa là điều không tưởng, ngay cả khi chúng ta gặp số đỏ và thừa tiền lắm của.
Mục tiêu của đạo Phật là giúp nhận thức sự thật về sự thay đổi và tính phù du gắn liền với những thăng trầm nhất thời của cõi trần gian này. Bằng cách này, chúng ta tìm thấy điều vĩnh cửu và đáng tin cậy để nương tựa và giữ thanh thản trong tâm hồn. Đó là niết bàn.
? KIỂM TRA NHỮNG RÀNG BUỘC LỚN NHẤT
Khi những ràng buộc – bất kể là với con người, nơi chốn, sự vật, quan điểm, đức tin, hay tư tưởng – thay đổi thì chúng ta cũng thay đổi cách xác định bản thân, và do đó thay đổi luôn chính mình. Nếu muốn tạo ra thay đổi trong cuộc sống, chúng ta bắt buộc thay đổi điều mà ta gắn bó.
Có nhiều điều cho chúng ta gắn bó, nhưng vấn đề là chúng ta bị chúng lôi cuốn như thế nào? Chúng ta gắn bó với chúng và cảm thấy không làm gì được đến mức độ nào nếu thiếu chúng? Chúng ta đầu tư ra sao cho những điều tưởng chừng quan trọng đối với chúng ta? Thiếu chúng, chúng ta có sống nổi không?
Xin nhắc lại sự không ràng buộc không phải là sự bằng lòng. Nó không hàm ý thiếu chăm sóc và cam kết. Triết lý về sự không ràng buộc dựa trên sự hiểu biết rằng điều bám víu quá chặt sẽ luôn vuột qua tay ta và làm ta bị tổn thương. Đây là bí quyết của dứt bỏ bám víu theo kiểu siết chặt chỉ tổ làm chúng ta vướng bận và mất đi tự do. Do đó, dứt bỏ một chút sẽ có lợi cho bản thân chúng ta vì mọi sự đến rồi lại đi, chẳng có gì là vĩnh cửu cả.
Người tìm kiếm ý thức rõ hơn về sự không ràng buộc và tu dưỡng tính thờ ơ trong nội tâm; người tìm kiếm khao khát có một tiền đồ thoát tục to lớn hơn không mưu cầu lợi ích bản thân. Tuy nhiên, không dễ gì vứt bỏ những ràng buộc trong một sớm một chiều. Ví dụ, cũng như bao người khác tác giả thấy khó dứt bỏ mối ràng buộc với kết quả. Khi còn là một đứa trẻ và chơi thể thao mỗi ngày, tác giả thích trò chơi ít mang tính ăn thua. Nhờ không mang tính ăn thua, nên nó vui, lành mạnh, và thân thiện hơn. Trên lý thuyết và trong thực hành, tác giả biết có sự thỏa mãn và thanh thản cao hơn qua việc làm hết sức mình rồi dứt bỏ kết quả. T. S. Eliot nói, “Chỉ thử một lần duy nhất. Còn lại không phải là việc của chúng ta.” Tuy nhiên, nếu cố sức cưỡng lại cơn thèm ăn chiếc bánh Chocolate lớn là tác giả muốn biết rằng mình sẽ giảm cân. Tác giả muốn kết quả đó, và thất vọng khi không làm được. Tác giả tiếp tục dứt bỏ sự ràng buộc vào kết quả – và việc này cần có thời gian.
Tự hỏi:
Những ràng buộc lớn nhất của tôi là gì? Đâu là điều tôi nghĩ là không thể sống được nếu thiếu nó? Địa vị? An ninh? Chỗ sinh sống bình yên? Thức ăn ngon? Công việc ưng ý? Tình dục?
Dứt bỏ một trong những ràng buộc trên trong đầu, rồi xem cảm giác thế nào. Thử hình dung bạn sống một cuộc sống khác với hiện tại, có thể không có căn hộ và công việc làm gắn bó. Hãy dứt bỏ nó. Cảm thấy thế nào? Bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn? Hay đâm ra lo lắng?
Thử nghiệm trong đầu bằng dứt bỏ những điều tưởng chừng quan trọng. Mỗi lần dứt bỏ một mối ràng buộc, cuộc sống của bạn thay đổi ra sao? Ví dụ, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn rời bỏ căn hộ đang ở và dọn sang nơi nào đó nhỏ hẹp hay rẻ tiền hơn? Bạn cần chi dùng ít tiền hơn và điều đó khiến bạn đỡ bị chi phối và đè nặng? Về phần lớn quần áo và đồ đạc thì thế nào?
Bạn trung thành với những tư tưởng và đức tính nào nhất?
Điều gì có thể khiến bạn dứt bỏ hoặc thay đổi? Ví dụ, bạn sẽ ra sao nếu từ bỏ quan điểm của mình? Bạn nhận thức sự vật khác đi như thế nào? Về gắn bó với đảng phái chính trị hay tôn giáo thì sao? Bạn sẽ khác đi như thế nào nếu dứt bỏ những ràng buộc này? Không có đức tin, bạn sẽ thay đổi ra sao? Sẽ mất đi điều gì? Bạn sẽ là ai nếu mất đi vai trò và danh tính?
Bạn gắn bó với câu chuyện kể về bản thân nào nhất? Bạn nghĩ mình thật sự là ai? Bạn có xu hướng xem xét bản thân theo cách nào đó hay không? Bạn thường xem mình là duy nhất và đặc biệt hay là người thua thiệt? Thậm chí là nạn nhân? Bạn có tìm cách khẳng định bản thân hay không? Bạn có sống một cuộc sống giống như bao người khác hay không? Bạn xem mình là “người cho” trong mối quan hệ hay không? Bạn xem mình là người thông minh nhất phòng hay không? Ít nhất là được nói thế? Ra ngoài ăn tối nhiều nhất? Bạn là người nhút nhát nhất hay không? Dễ bị kích động nhất? Ít được đặc quyền nhất? Làm việc quá sức nhất? Những lời cường điệu này đều thể hiện lòng trung thành với quan niệm và sự tự nhận thức bản thân bất di bất dịch.
Bạn gắn bó thế nào với câu chuyện kể về bản thân? Cuộc sống của bạn sẽ ra sao nếu bạn thay đổi chúng?
Những người trong cuộc sống của bạn thì thế nào? Có thật là bạn không thể sống thiếu họ hay không? Suy nghĩ ngược lại trong vài phút thôi, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Thật đáng sợ, song cứ thử một phen xem sao. Nói, “Tôi không cần họ”, “Không có họ tôi vẫn sống được.” Bạn cảm thấy ra sao? Thử cảm nhận trong phút chốc. Không nhất thiết hành động ra ngoài.
Bạn gắn bó thế nào với những phẩm chất và đức tính siêu việt như hòa thuận, sức khỏe tinh thần, tính trọn vẹn, sức khỏe mạnh, công bằng, công lý, và điều tốt đẹp hơn trên hành tinh này? Bạn có thấy cách suy ngẫm hay chối từ những giá trị này trong các mối ràng buộc với người, vật, hoặc tư tưởng hay không?
? LỜI KHUYÊN VỀ THOÁT KHỎI CON NGƯỜI CỦA XƯA KIA
Một lần, vị thầy giáo già bảo tác giả sử dụng óc tưởng tượng, quần áo, phục trang, hành vi, lời nói, hay bất cứ điều gì nghĩ ra trong đầu để giả làm người đứng cạnh bạn. Thử xem cảm thấy thế nào, và xem có thể tạm thời thoát khỏi danh tính và sự tự nhận thức về bản thân vốn có hay không.
“Mọi sự trên cõi trần gian này và thế giới bên kia.
Đều là ảo tưởng do khái niệm của con người tạo ra.
Nắm bắt chúng chỉ làm méo mó thêm nhận thức.
Từ bỏ nắm bắt và xem mọi sự như nó là”._Đại Lạt Ma Thứ Bảy