TÌNH YÊU RẤT GẦN BÊN BẠN

KAZUKO WATANABE

Trích: Đời Bạn, Bạn Không Sống, Ai Sống Hộ; Người dịch: Nguyễn Thu Trang; NXB. Hà Nội, 2019

Vào năm 2001, có một vụ tai nạn xảy ra ở Tokyo, ga Shin – Okubo, khi một người đàn ông rơi khỏi khu vực đợi tàu, và trong nỗ lực cố gắng cứu người đàn ông ấy, hai người đàn ông khác phải xuống khỏi vạch kẻ vàng báo nguy hiểm. Kết quả, cả ba người đàn ông đều mất mạng. 

Thời nay, kể cả những vụ đột tử, giá trị của thông tin đã chẳng còn như xưa và không còn bị thổi phồng bởi ngành truyền thông nữa. Hơn nữa, trường hợp đó là sai. Hằng sáng, mỗi trang của một tờ báo đều có những tít giật gân của bên thông tấn để khen ngợi và khóc thương về những vụ hy sinh anh hùng giống như hai người đàn ông trên kia. Trên trang nhất của một tờ báo tiếng Anh đã đưa tin với dòng chữ lớn “TWO SAMARITANS“. Có lẽ đối với những người chưa từng đọc qua Kinh Thánh, câu nói “Hai người Samaritan“ sẽ hơi khó hiểu. Câu nói ấy được trích dẫn từ một câu chuyện nổi tiếng trong Kinh Thánh

Một giáo sĩ giảng dạy luật pháp người Do Thái theo đạo Thiên Chúa, vì theo đuổi cuộc sống vĩnh hằng nên ông luôn hỏi thăm phương pháp tạo ra chúng. Sau khi nghe được câu trả lời “Hãy yêu Chúa bằng cả trái tim và yêu người hàng xóm như chính bản thân mình”, ông chùng xuống, nặng nề hỏi, “Hàng xóm của tôi là người nào vậy?” 

Ví dụ về “Người Samaritan nhân hậu” đã được Chúa kể ra để trả lời cho câu hỏi trên. 

Một ngày nọ, một người Do Thái trong khi đang đi dạo thì bị tấn công bởi một toán cướp. Ông ta bị trấn lột hết tất cả những tài sản mang theo, bị đánh đấm đến nhừ tử ngay bên vệ đường. Một vị thầy tế đi ngang qua đó và nhìn thấy người đang bị thương, tuy nhiên, ông ta đi ngang qua phía bên kia con đường và đi mất. Tiếp theo, cũng giống như vậy, những người phụng sự trong thần điện đi tới và cũng nhìn thấy người bị thương, cũng đi ngang qua phía bên kia đường và để người đàn ông kia ở nguyên đó. Người thứ ba đi ngang qua là người Samaritan không mấy thân thiết với người Do Thái. Ngay khi nhìn thấy người đàn ông nằm bên vệ đường đã rủ lòng thương xót, cho người đàn ông cưỡi lên lừa của mình, đưa ông tới lữ quán gần đó, trả cho ông chủ quán chút tiền và nhờ ông chăm sóc cho người bị thương. Sau đó, ông ta lại tiếp tục chuyến đi của mình. 

Khi Chúa kể đến đoạn này đã hỏi lại vị giáo sĩ kia. “Con nghĩ rằng trong ba người đó, người nào đã đối xử với người bị thương kia như chính hàng xóm của mình?”, sau đó Người trả lời, “Người làm được điều đó chính là người sẽ được cứu rỗi”. “Đi đi, và con cũng hãy làm giống như người ấy”. 

Trái ngược với người giáo sĩ, nghĩ rằng cần trả lời được nghi vấn người hàng xóm của mình là ai, thực chất, điều Chúa muốn nói là không quan trọng người hàng xóm của mình là ai, đức tính đáng trân trọng nhất là bạn đối xử và coi tất cả những người đang trong khốn khó như người hàng xóm của mình và biến tình yêu thương trở thành hành động thực sự. Bài báo tiếng Anh về “hai người Samaritan”, giống như hai người đã dang tay giúp đỡ, muốn chỉ ra và thức tỉnh cho những người đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan không nhin thấy, không nhận ra. Người Nhật Bản nói chung liệu có thể bị bài báo này lay động tâm can? Hành động của hai người kia cũng chỉ là một hiện thực đơn giản không thể đẩy lùi thực tế, để gợi nhớ chúng ta về “thứ chúng ta đã bỏ quên”. Bên cạnh giá trị quan “chỉ cần người đó không làm phiền đến mình là được”, biểu hiện quý giá ta cần có chính là “tôi sẽ tiến tới và cố gắng làm gì đó vì người này”. Những hành động tưởng như nhỏ bé này luôn làm cho trái tim tôi xúc động.

“Đừng làm phiền người khác”, đó là một trong những luật bất thành văn cơ bản mà chúng ta bắt buộc phải làm theo. Khi tôi đảm nhiệm chức vị Viện trưởng của trường mẫu giáo trực thuộc Đại học nữ sinh Notre Dame Seishin, trong bài kiếm tra đầu vào, ngoài việc phỏng vấn người mẹ, tôi còn đi đến thăm viếng từng nhà và nhắc họ chú ý về việc gia đình mọi người xung quanh, và rất nhiều người đã trả lời, “Chúng tôi được giáo dục là không được gây phiền phức cho người khác”. Mặc dù đây là một phép lịch sự quan trọng nhưng thời điểm để giáo dục hay bất kì thời điểm nào khác, chúng ta cần phải truyền đạt sao cho con trẻ hiểu được niềm vui của sự hỗ trợ đúng lúc cùng với tình thương yêu tích cực qua những câu nói đúng lúc như “Tiến lên và giúp đỡ lẫn nhau”, hay là “Giúp đỡ những người yếu đuối”. Nó được gọi là “Tình yêu thương ngay gần kề” – CHARITY BEGINS AT HOME. Những công việc tình nguyện hay hỗ trợ những địa phương bị tàn phá đương nhiên là những việc quan trọng. Nhưng tôi tự hỏi bạn có thể vì những người sẽ gặp sắp tới mà làm việc, có thể tha thứ và trao yêu thương cho người thân trong gia đình mình hay làm điều tương tự trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật được chăng? Ở đại học, chúng ta tôn trọng “định nghĩa” hay “lý luận”. Tuy nhiên, đồng thời, chúng ta cũng không được quên rằng đại học cũng là nơi hình thành nên nhân cách con người, là nơi để lĩnh hội cách hiện thực hóa tình thương yêu và lòng cống hiến. 

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. LẤY BÓNG LƯNG MẸ LÀM TẤM GƯƠNG
  2. GIÁ TRỊ QUAN CỦA CHA MẸ TẠO NÊN GIÁ TRỊ QUAN CỦA CON TRẺ
  3. ĐỂ DÀNH 2% ĐỂ CÓ THỂ THA THỨ

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP