THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG
Trích: NẾP SỐNG TỈNH THỨC CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Tập I; NXB Hồng Đức 2012
TU HỌC CẢ NỘI VÀ NGOẠI ĐIỂN
Đức Đạt Lai Lạt bắt đầu sự nghiệp tu học của mình vào lúc 6 tuổi. Ngài được đưa vào các tu viện chuyên đào tạo các vị Lạt Ma tại thủ đô Lhasa. Ngài nhập chúng ở tu viện Jokhang để thế phát xuất gia, đắp y như một chú điệu và bắt đầu hành sự tu tập với pháp danh là Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso, nói gọn là Tenzin Gyatso.
Năm 24 tuổi, Ngài đã tham dự kỳ thi đầu tiên tại các đại học Phật giáo Drepung, Sera và Ganden. Tháng 03 năm 1959, lúc ngài được 25 tuổi, kỳ thi cuối cùng được tổ chức tại Jokhang, thủ đô Lhasa, trước mặt khoảng 20.000 học giả, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đậu kỳ thi cuối cùng để được phong chức Geshe (Tiến sĩ Triết học Phật giáo). Các môn học mà ngài phải thông suốt như Luận lý học (Logic), Văn hóa và Nghệ thuật Tây Tạng (Culture & Tibetan Art), Phạn ngữ (Sanskrit), Y học (Medicine), Triết học Phật giáo (Buddhist philosophy). Riêng môn Triết học này gồm có làm năm phần là Bát nhã (Prajnaparamita), Trung quán luận (Madhyamika), Giới luật (Vinaya), Luận A Tỳ Đạt Ma (Abidharma) và Nhân minh luận (Pramana) và các môn học phụ khác là: Biện luận (dialetics), Thơ ca (poetry), Âm nhạc (music), Kịch nghệ (drama), Thiên văn (astrology), Văn phạm (metre and phraseing ), vv… tức là vị tiến sĩ phải học qua các học thuật và giáo lý của cả nội và ngoại điển.
TÂY TẠNG TẠI DHARAMSALA, ẤN ĐỘ
Sau đó, do hoàn cảnh đất nước không thuận lợi, ngày 17 tháng 03 năm 1959, Ngài sang lưu trú tại thành phố cao nguyên Dharamsala, một ngọn đồi phía Bắc Ấn Độ, thuộc bang Himachal Pradesh. Ngài lãnh đạo khối dân ly hương Tây Tạng tập hợp hơn 30,000 dân Tây Tạng đang lưu lạc cùng về đây sinh sống lập nghiệp.
Các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, an ninh xã hội, y tế, giáo dục, vv… đã dần dần được tái hoạt động tại Ấn Độ. Các trẻ em Tây Tạng được đi học và một Trường đại học Tây Tạng được thành lập tại Ấn Độ. Có hơn 20,000 chư tăng ni và 200 tu viện Tây Tạng được xây dựng để duy trì và bảo vệ truyền thống văn hóa và tôn giáo Tây Tạng. Từ đó Dharamsala, cao nguyên sương mù thầm lặng đã trở thành một đất nước Tây Tạng thu nhỏ, một “Tiểu Lhasa” nhộn nhịp.
THẾ GIỚI CÔNG NHẬN
Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và dân Tây Tạng ổn định, ngài đã đem hết sức mình để giảng pháp, hoằng dương chánh pháp. Không giống các vị Lạt ma tiền nhiệm của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã đi hơn 62 nước trên sáu lục địa. Ngài đã tiếp kiến được nhiều Tổng thống, Thủ tướng và các nhân vật cao cấp trong nhiều đất nước. Ngài đã trao đổi với các nhà khoa học và các vị lãnh đạo tôn giáo cũng như xã hội ở Tây Úc, Bắc Mỹ, Liên Xô và Á Châu. Trong những chuyến du hành ở các nước ngoài, ngài đã mạnh mẽ vận động sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo. Ngài đã tham dự vô số những buổi hội nghị liên tôn, chia xẻ thông điệp về bổn phận toàn cầu, tình yêu và lòng từ bi. Vào ngày 5 tháng 10 năm 1989, ngài được trao tặng giải thưởng Nobel hoà bình
NHỮNG GIẢI THƯỞNG VÀ VĂN BẰNG
Từ năm 1959 đến nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã là tác giả của 72 cuốn sách. Ngài đã nhận được 137 giải thưởng và văn bằng Tiến Sĩ Danh Dự. Danh thơm của ngài như một vị Phật sống, một sứ giả của hòa bình, một bậc thầy tâm linh vĩ đại đã vang xa khắp thế giới. Tuy nhiên, bao giờ ngài cũng bày tỏ sự khiêm cung, thân thiện, giản dị của một vị tăng Phật giáo. Ngài thường nói: “Tôi chỉ là một vị thầy tu” (I am only a simple Buddhist monk).
Đức Đạt Lai Mạt Ma lãnh Văn bằng Tiến Sĩ tại trường Đại Học Benaras Hindu, India
Cựu Tổng Thống Geogre W. Bush trao Huy Chương Quốc Hội Hoa Kỳ (Congressinal Gold Medal) lên Đức Đạt Lai Mạt Ma vào ngày 17 tháng 10 năm 2007 (bên trái là Bà Nancy Pelosi, Ông Nghị viện Robert Byrd and Tổng thống Mỹ George W. Bush)
Tóm lại, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là một hóa thân Bồ tát, một người đã suốt đời hy sinh thân mạng mình để mang lại an lạc và hạnh phúc cho con người. Ngài đã xuất hiện như một định mệnh để thừa kế dòng tái sanh huyền bí của trường phái Cách lỗ (Gelugpa) Mũ Vàng. Ngài đã giữ tước vị Đức Đạt Lai Lạt Ma, Nguyên thủ quốc gia Tây Tạng, trong một giai đoạn bấp bênh nhất trong lịch sử Tây Tạng. Hiện nay, vẫn trong thân phận người tị nạn lưu vong, tuy nhiên, ngài rất lạc quan và hạnh phúc trong sứ mạng đem ánh sáng Phật pháp, đem tự do, công bằng và hạnh phúc cho con người và thế giới. Những cống hiến của ngài chẳng những cho riêng Tây Tạng mà cho cả thế giới và ngày càng có nhiều nơi khắp năm châu bốn biển biết đến ngài. Do đó, chúng ta thấy ngài là một trong những người được kính tặng nhiều huy chương và văn bằng danh dự nhất (137 tấm từ năm 1957 đến năm 2011 và còn tiếp nữa). Văn bằng như là những biểu tượng của những thành quả hoa trái mà ngài đã cống hiến trong việc xây dựng con người và xã hội. Nhìn vào những thành quả mà ngài đạt được, chúng ta rất kính nễ và vui mừng. Đây là niềm hãnh diện vô cùng cho tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng nói riêng và Phật giáo trên thế giới nói chung.
Vâng! Thật là hạnh phúc thay! Có một Bồ tát Quan Âm hóa sanh tại trái đất này.
PHỤ LỤC CÁC VĂN BẰNG DANH DỰ CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Stt | Thời gian | Văn Bằng Danh Dự | Địa điểm |
1 | 1957 | Tiến Sĩ Văn Chương | Trường Đại Học Benaras Hindu, India |
2 | 31/8/1959 | Ramon Magaysay | Cộng đồng Ramon Magaysay, Philippines |
3 | 16/9/1959 | Admiral Richard E. Byrd Memorial | International Rescue Committee, USA |
4 |
23/1/1963 | Huy Chương Lincoln | Research Institute of America, USA |
5 | 1969 | Huy Chương Lakett | Norwegian Refugee Council, Norway |
6 | 17/6/1979 | Huy Chương đặc biệt (Special Medal) | Asian Buddhist Council for Peace, Mongolia |
7 | 17/9/1979 | Tiến Sĩ Thần Học | Carol College, Waukesh, USA |
8 | 27/9/1979 | Tiến Sĩ Triết Học Phật Giáo | University of Oriental Studies, USA |
9 | 4/10/1979 | Tiến Sĩ Nhân Văn Học (Humanities) | Seattle University, USA |
10 | 19/10/1979 | Ánh Sáng Tự Do (Liberty Torch) | Gilbert Di Luchia Friends of Tibet, USA |
11 | 16/1/1984 | Tiến Sĩ Danh Dự | University of Paris, France |
12 | 28/9/1987 | Huy Chương Albert Schweitzer Humanitarian | Human Behavior Foundation, USA |
13 | 16/6/1988 | Huy Chương Leopold Lucas | University of Tuebingen, W. Germany |
14 | 21/6/1989 | Huy Chương Nhân Quyền Raoul Wallenberg Congressional Human Rights | Human Rights Foundation, USA |
15 | 23/9/1989 | Huy Chương Recognition of Perseverance of Times of Adversity | World Management Council, USA |
16 | 4/12/1989 | Huy Chương Prix de la Memoire | Foundation Danielle Mitterrand, Paris, France |
17 | 10/12/1989 | Giải Nobel Hòa Bình (The Nobel Peace Prize) | Norwegian Nobel Committee, Norway |
18 | 14/1/1990 | Tiến Sĩ Thần Học | Central Institute for Higher Tibetan Studies, Sarnath, India |
19 | 30/5/1990 | Tiến Sĩ Danh Dự | University of Bologna, Bologna, Italy |
20 | 6/6/1991 | Tiến Sĩ Danh Dự | Karnataka University, India |
21 | 8/12/1990 | Huy chương Distinguished Peace Leadership Award 91 | Nuclear Age Peace Foundation, USA |
22 | 25/3/1991 | Huy Chương Shiromani Award 1991 | Shiromani Institute, India |
23 | 17/4/1991 | Huy chương Advancing Human Liberty | Freedom House, New York, USA |
24 | 23/8/1991 | Huy Chương Hòa Bình và Thống Nhất (Peace and Unity Award) | National Peace Conference, Delhi, India |
25 | 10/10/1991 | Huy Chương Cùng Hợp Nhất (United Earth Prize) | Klaus Nobel United Earth, USA |
26 | 10/10/1991 | Huy Chương Chuyển Bánh Xe Pháp (Wheel of Life Award) | Temple of Understanding, New York, USA |
27 | 16/2/1992 | Tiến Sĩ Triết Học | Lafayette University, Aurora, USA |
28 | 5/5/1992 | Tiến Sĩ Luật Học | University of Melbourne, Australia |
29 | 6/6/1992 | Tiến Sĩ Danh Dự | University of Rio de Janeiro, Brazil |
30 | 11/9/1992 | Giáo Sư Danh Dự | Kalmyak State University, Kalmyk |
31 | 17/9/1992 | Giáo Sư Danh Dự | Novosibirsk State University, Buriat |
32 | 26/11/1992 | Tiến Sĩ Danh Dự | Jain Vishva Bharati University, Ladnun, India |
33 | 14/3/1993 | Huy chương International Valiant for Freedom Award | The Freedom Coalition, Melbourne, Australia |
34 | 20/3/1994 | Huy chương Fellow of University | Hebrew University, Jerusalem, Israel |
35 | 21/4/1994 | Huy chương The Wallenberg | University of Michigan, Detroit, USA |
36 | 25/4/1994 | Tiến Sĩ Văn Khoa | Berea College, Berea, USA |
37 | 26/4/1994 | Tiến Sĩ Nghệ Thuật và Nhân Văn | Columbia University, USA |
38 | 27/4/1994 | Huy Chương World Security Annual Peace | New York Lawyer’s Alliance, USA |
39 | 4/6/1994 | Huy Chương Franklin D. Roosevelt, Freedom | Franklin & Eleanor Roosevelt Institute, USA |
40 | 2/1/1995 | Tiến Sĩ Văn Chương | Nagpur University, India |
41 | 5/4/1995 | Tiến Sĩ Triết học | Rissho University, Tokyo, Japan |
42 | 26/7/1996 | Huy Chương The President’s Medal for Excellence | Indiana University, Bloomington, USA |
43 | 23/3/1997 | Tiến Sĩ Danh Dự | Chungshan University, Kaohsiung, Taiwan |
44 | 31/3/1997 | Tiến Sĩ Danh Dự | University of Colorado, Boulder, USA |
45 | 1/6/1997 | Tiến Sĩ Danh Dự | Regis university, Denver, USA |
46 | 11/9/1997 | Tiến Sĩ Khoa Học Quốc Tế (Doctor of International Diplomatic Science) | University of Trieste, Trieste, Italy |
47 | 25/11/1997 | Huy Chương Paulos Mar Gregorious | Paulos Mar Gregorious Committee, India |
48 | 8/5/1998 | Huy Chương Juliet Hollister | Juliet Hollister Foundation, New York, USA |
49 | 8/5/1998 | Tiến Sĩ về Nhân Văn Học | Brandeis University, Boston, USA |
50 | 11/5/1998 | Tiến Sĩ Thần Học | Emory University, Atlanta, USA |
51 | 15/5/1998 | Tiến Sĩ Luật Học | University of Wisconsin, Madison, USA |
52 | 11/11/1998 | Tiến Sĩ Danh Dự | Seton Hill College, Greensburg, USA |
53 | 7/4/1999 | Tiến Sĩ Danh Dự | University of Brasilla, Brazil |
54 | 9/4/1999 | Tiến Sĩ Danh Dự | University of Buenos Aires, Argentina |
55 | 16/4/1999 | Tiến Sĩ Thần học | Florida International University, USA |
56 | 12/10/1999 | Huy Chương Bồ Đề (Boddhi Award) | American Buddhist Congress, USA |
57 | 24/11/1999 | Huy Chương Life Time Achievement | Hadassah Women’s Zionist, Israel |
58 | 12/12/1999 | Huy Chương Diwaliben Mohanlal Mehta Award for International Peace & Harmony | Diwaliben Mohanlal Mehta Charitable Trust, India |
NĂM 2000 – 2011
|
Nguồn: Thư Viện Hoa Sen: https://thuvienhoasen.org/a15359/chuong-2-tieu-su-cua-duc-dat-lai-lat-ma