VỀ SỰ TÁI SANH

LAMA SURYA DAS

Trích: Sư Tử Tuyết Bờm Xanh-Truyện cổ dịch; Nguyễn Tường Bách dịch; NXB Hội Nhà Văn

KHOẢNG MỘT NGÀN NĂM sau khi Phật Cồ-đàm từ trần thì giáo pháp đã có nhiều phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra. người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức. Vì thế ông cũng được nhiều người ủng hộ, và những kẻ khác ý kiến thì lại rất gờm.

Ngày nọ, một pháp sư Ấn Độ tổ chức cuộc tranh luận trong một ngôi đền với sự có mặt của Chandra. Lúc đó các cuộc tranh luận như thế rất hiện hành. Cuối cùng, các vị đứng đầu các giáo phải có mặt lần đó, có cả các vị theo chủ nghĩa vô thần và nhà vua đều thừa nhận Chandra là người thắng cuộc tranh luận. Sau đó vị pháp sư nọ cho rằng “Việc Chandra thắng cuộc chưa chứng minh được giáo pháp đạo Phật là ưu việt. Nhiều nhất họ chỉ nói rằng Chandra là người có tài hùng biện thôi”. Nghe nói thế thì mọi người đều đồng ý, kể cả Chandra. Vị pháp sư nó quả quyết không hề có bằng cớ về sự tái sinh và như thế, nguyên lý “nghiệp lực, nhân quả” cũng không đứng vững, “nếu không chúng minh được có kiếp trước thì không thể thừa nhận có kiếp sau”. Vị pháp sư thách đấu Chandra. “Nếu bạn có bằng có chứng thực về sự tái sinh, tôi sẽ cùng toàn bộ đệ tử theo Phật giáo hết”.

Chandra nhắm mắt im lặng hồi lâu, làm như suy nghĩ điều gì. Sau đó ông cười: “Được, nếu nhà vua chịu làm chứng thì ngay hôm nay ta sẽ chết và sẽ chủ động tái sinh theo một cách để chứng minh được có sự luân hồi”. Vị pháp sư nọ ngạc nhiên và chấp nhận, tuy thế ông vẫn không tin rằng Chandra chịu hy sinh mạng sống quý giá này chỉ để chứng minh điều này. Chandra nhờ nhà vua và cận vệ cho mang vào một chiếc áo quan bằng đồng. Sau đó ông vẽ lên trán một dấu hiệu màu đỏ, ngậm một hòn ngọc trai trong miệng và nằm vào áo quan chờ chết. Chỉ vài phút sau ông đã từ bỏ thân thể và nhà vua cho niêm phong áo quan. Chandra là người đã từ bỏ ảo giác về sinh tử nên ông chủ động nhập mẫu thai ngay trong đêm đó của một phụ nữ ở gần đền. Sau đó Chandra được sinh ra, có dạng của một hài nhi bình thường. Chỉ một thời gian Sau người ta đồn đại vợ của một người Bà-la-môn sinh một đứa con trai, trên trán có dấu đỏ, dấu hiệu của hiển nhân và miệng ngậm một hạt ngọc trai. Nhà vua cùng cận vệ liền đến ngay thăm đứa bé. Sau khi kiểm soát, nhà vua trở về mở áo quan ra thì viên ngọc trai trên miệng đã biến mất và dấu đỏ trên trán của Chandra cũng không còn. Đúng như lời hứa, pháp sư nọ cùng đệ tử theo Phật giáo và rất gần gũi với cậu bé trai ngày càng lớn. Cậu bé được cha mẹ đặt tên là Chandragomi.

Sau đó Chandragomi trở thành một luận sư, diễn giả danh tiếng thời đó. Trong Viện Đại học Nalanda, ông đại diện cho quan điểm riêng của mình về Phật giáo và tranh luận với Nguyệt Xứng (Chandrakirti) cũng là một luận sư xuất sắc. Sau bảy năm tranh luận không phân thắng bại, Chandragomi thú nhận rằng chính đức Quán Thế Âm bất tử đã bày vẽ cho ông trả lời các câu hỏi hóc búa của Chandrakirti. Nghe thế Chandrakirti cười lớn và thú nhận trước quần chúng rằng lý luận của ông lại được đức Văn-thủ-sư-lợi chỉ bày cho.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. CHUYỆN MỘT VỊ NI TÁI SINH
  2. MỘT TÁI SINH TỐT LÀNH
  3. DO ĐÂU TIN CÓ TÁI SANH

Bài viết khác của tác giả

  1. NỮ THẦN TARA
  2. GIÁO PHÁP TUYỆT VỚI CỦA TỊCH THIÊN
  3. LỜI KHUYÊN CỦA GAMPOPA CHO THƯƠNG NHÂN

Bài viết mới

  1. HÌNH ẢNH CỦA CHÍNH MÌNH – ĐỜI THAY ĐỔI KHI TA THAY ĐỔI
  2. TÂM TA TẠO NÊN TOÀN BỘ THẾ GIỚI
  3. DANH NGÔN VỀ SỰ THÔNG MINH