LONGCHEN RABJAM
Trích: Phật Tâm; NXB Thiện Tri Thức.
NHỮNG ĐỨC HẠNH CỦA PHẬT TÁNH
Phật tánh là thanh tịnh vì không bao giờ có vết dơ nào trên đó. Nó là tự-thiêng liêng vì nó không biến đổi. Nó là vĩnh cửu vì nó hiện diện ở tất cả mọi thời. Nó là sự hoàn thiện của lạc (siêu việt cái lạc thế gian) bởi vì nó không bị khổ đau hàng phục dù cho người ta có rơi vào (tái sanh) trong sanh tử hoàn toàn khổ đau. Trong Uttaratantra có nói:”Thanh tịnh, tự tại, an lạc và vĩnh cửu – sự toàn thiện của những cái ấy là kết quả.”
Phật tánh thì toàn khắp. Mahayanasutralamkara nói, ”Người ta chấp nhận rằng hư không luôn luôn tràn khắp. Như hư không tràn khắp mọi hình tướng, Phật tánh cũng tràn khắp tất cả chúng sanh.”
Như thế, chỉ Phật tánh tạm thời bị che ám bởi những nhiễm ô phiền não, nó vốn tự vô nhiễm như mặt trời trong mây. Cái tinh túy này vẫn không thể hư hoại từ thời gian bổn nguyên cho đến giác ngộ.
MỤC ĐÍCH CỦA LỜI DẠY VỀ PHẬT TÁNH
Thế thì lợi ích gì khi dạy về Phật tánh, nó quá tinh vi và khó khăn để phân tích , bởi vì nó không được người thương chứng ngộ? Có năm công thức trong sự chỉ ra sự hiện diện của Phật tánh:
(1) Sợ hãi sẽ được gỡ bỏ trong tâm một người và (nó) sẽ trở nên nhiệt thành để hoàn thành giải thoát, biết rằng nó không khó khăn để chứng ngộ.
(2) Sự coi thường những chúng sanh khác sẽ được gỡ bỏ và nó trở nên tôn trọng tất cả, những chúng sanh đó bình đẳng với chư Phật, bình đẳng với bổn sư Thích Ca của chúng ta.
(3) Vô minh về sự hiện diện của nghĩa tuyệt đối, những thị kiến về những thân và những trí tuệ, sẽ được gỡ bỏ khỏi tâm chúng ta, và trí tuệ chứng ngộ cõi giới tối hậu sẽ khởi lên.
(4) Do hiểu bản tánh theo cách này, người ta gỡ bỏ những thổi phồng và những giảm trừ về có và không, thường và đoạn, và trí tuệ bổn nguyên chứng ngộ nghĩa toàn hảo sẽ khởi lên.
(5) Cảm thức về sự quan trọng của bản ngã và sự chấp ngã sẽ được gỡ bỏ, người ta sẽ thấy ta và người bình đẳng, và sẽ khai triển đại từ đại bi với những chúng sanh khác.