NGƯỜI SÁNG TẠO

VIRENDER KAPOOR

Trích dẫn: PQ Chỉ Số Đam Mê (Sức mạnh quyền năng nhất tạo nên thành công); Người dịch: Mai Hương; NXB. Lao động - Xã hội; Bản quyền tiếng Việt, 2011; Công ty Cổ phần Sách Thái Hà.

Người ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu để xác định xem những người sáng tạo có đặc điểm, nét tính cách nào chung không. Sau khi nghiên cứu một danh sách dài những cái tên biểu tượng cho khả năng sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, thần học, hội họa, âm nhạc… người ta nhận thấy họ có một số đặc điểm chung. Không phải là một mà là một nhóm các phẩm chất. Danh sách 16 phẩm chất của những người sáng tạo được liệt kê dưới đây.

  1. Nhiệt tình
  2. Độc lập
  3. Tự tin
  4. Thích khám phá
  5. Giàu năng lượng
  6. Sở thích muôn màu muôn vẻ
  7. Tự nhiên, không gò bó
  8. Tò mò
  9. Tính cách như trẻ thơ
  10. Dám chấp nhận rủi ro 
  11. Hài hước
  12. Kiên trì
  13. Động cơ nội tại
  14. Kỷ luật cao
  15. Ham học hỏi 
  16. Đam mê

Theo tôi trong số 16 phẩm chất này, quan trọng nhất là các yếu tố thích khám phá, sở thích muôn màu muôn vẻ, đam mê, kiên trì và động cơ nội tại.

Nếu bạn không để tâm suy nghĩ, rõ ràng bạn sẽ chẳng đạt được điều gì cả. Rất đơn giản, “bạn phải suy nghĩ để tư duy”. Vì thế, sự tò mò, động cơ và một bức tranh toàn cảnh (sở thích muôn màu muôn vẻ), tinh thần thích khám phá sẽ hỗ trợ cho lối tư duy và cách hành động sáng tạo. Cách tốt nhất để sáng tạo là khắc sâu những phẩm chất trên, biến nó thành thói quen của mình.

Có hai cách để trở nên sáng tạo. Một cách là bạn hát hò, nhảy múa và một cách là tạo ra môi trường để chắp cánh cho các ca sĩ, vũ công.

-Warren G. Bennis

Trong nhiều trường hợp, có thể bạn không nghĩ ra ý tưởng mới, nhưng về lâu dài, thói quen ngẫm nghĩ và bỏ công sức tìm ý tưởng sẽ được đền đáp xứng đáng.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. NĂNG LỰC SÁNG TẠO
  2. NHỮNG NGUYÊN TẮC HÀNG ĐẦU ĐỂ DUY TRÌ NIỀM ĐAM MÊ
  3. LẤY LẠI NGUỒN CẢM HỨNG CHO CÔNG VIỆC

Bài viết mới

  1. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ
  2. AI CŨNG CÓ THỂ HẠNH PHÚC NGAY TỪ GIÂY PHÚT NÀY
  3. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ