LẤY CÔNG VIỆC LÀM NIỀM VUI

SHIRATORI HARUHIKO

Trích: Tư Duy Cho Cuộc Sống Trọn Vẹn; Người dịch: Yên Châu, NXB Hà Nội.

Shiratori Haruhiko sinh ra tại thành phố Aomori, học khoa Triết học, Tôn giáo và Văn học tại Trường Đại học Tự do Berlin, Đức. Ông đã viết nhiều tác phẩm nổi tiếng như Ngôn từ triết học gia Nietzche và Bí quyết học hành chăm chỉ, Nhập môn triết học Nietzche, Thấu hiểu triết học trong một cuốn sách, Nhập môn Phật Giáo và nhiều cuốn sách khác.

SHIRATORI HARUHIKO

LẤY CÔNG VIỆC LÀM NIỀM VUI

Nếu chỉ làm việc vì mục tiêu kiếm tiền thì áp lực, sự trống rỗng và mệt nhọc sẽ tăng gấp đôi. Không chỉ dừng lại ở sự thiếu vắng niềm vui, nghiêm trọng hơn, sẽ rất khó khăn để bạn tiếp tục làm thêm một công việc nào đó. Trên thực tế, số người liên tục chuyển chỗ làm, không ngừng tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân đang ngày một giảm dần.

Tuy nhiên, tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân lại là điều hết sức khó khăn. Nó giống như bạn đang tìm áo quần hợp dáng người và sở thích của mình trong một kho chứa hàng.

Công việc không phải là đồ vật. Chính vì vậy, một công việc phù hợp không phải đang tồn tại hay lẩn trốn ở nơi bạn không nhìn thấy.

Bất kể công việc gì, chỉ cần chúng ta thật sự có mối liên kết, thì chỉ ngay trong lần đầu tiên, một cá tính riêng sẽ được sinh ra từ công việc đó. Lúc này, bạn có thể nói rằng đấy là công việc của riêng mình.

Dù làm cùng một công việc, chuyện có hay không động lực làm việc của mỗi người chính là từ nguyên nhân nói trên. Chỉ cần bạn dồn toàn bộ nhiệt huyết, tập trung tối đa vào công việc một cách chân thành, bạn hoàn toàn có thể xác định được mục tiêu và giá trị của nó.

Vậy nên, chỉ những người gắn kết sâu sắc với công việc mới có thể hiểu được niềm vui thực sự trong đó. Bạn không thể hiểu một công việc thông qua những mô tả như biết đến hàng hóa qua những thông tin được in trong cuốn catalogue. Chính vì điều đó mà hoạt động môi giới việc làm đến giờ vẫn có những hạn chế của nó.

Chỉ những người gắn kết sâu sắc với công việc mới có thể hiểu được niềm vui thực sự trong đó

Nói tóm lại, động lực làm việc không có sẵn bên trong mỗi công việc. Nó chỉ hình thành nếu bạn nỗ lực chuyên tâm và thái độ cầu thị thực sự của bản thân trong khi làm việc.

Sau cùng, công việc sẽ trở thành một phần của bạn, trở thành niềm vui cần thiết đối với bạn. Nếu bạn có thể vừa kiếm tiền vừa tận hưởng công việc thì đó chính là niềm vui sống.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. LÀM VIỆC MÀ KHÔNG BỊ BẢN NGÃ KHỐNG CHẾ
  2. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC KHÔNG CÓ “XE RÁC”

Bài viết khác của tác giả

  1. THẲNG THẮN NÓI RA SUY NGHĨ
  2. SỐNG VỪA CỨNG NHẮC VỪA MỀM DẺO
  3. NHÀ VĂN XUẤT CHÚNG THÌ MANG TINH THẦN TẬP HỢP

Bài viết mới

  1. TRAO MỘT LỜI KHEN
  2. CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ CỨU CHỮA HAY GIẾT CHẾT TA
  3. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ