DALAI LAMA NÓI VỀ GIÁO DỤC

SƯU TẦM

Trích: The Times of India; Dịch giả: Văn Công Hưng
Trong thế kỷ 21, giáo dục là chìa khóa nhưng phải bao gồm việc giảng dạy về đạo đức, làm thế nào để đối phó với những cảm xúc hơn là làm cho thế hệ trẻ quá thiên về vật chất.” – Đức Dalai Lama
“Tôn giáo là một công việc cá nhân. Chủ nghĩa dân tộc tạo ra sự hẹp hòi. Hãy suy nghĩ về nhân loại và sự an lạc.” – Đây là thông điệp mà Đức Dalai Lama đưa ra vào thứ Tư (10/1/2018).
Thông điệp được đưa ra ở thành phố Pune nhân khai mạc hội nghị giáo viên quốc gia lần thứ hai được tổ chức bởi MIT School of Government tại Đại học Hòa bình Thế giới MIT ở Pune (Ấn Độ).
 
Ngài nói về sự cần thiết để hồi sinh nền học thức của Ấn Độ. Ngài cho biết: “Trong thế kỷ 21, giáo dục là chìa khóa nhưng phải bao gồm việc giảng dạy về đạo đức, làm thế nào để đối phó với những cảm xúc hơn là làm cho thế hệ trẻ quá thiên về vật chất”.
 
Về cuộc đụng độ Koregaon Bhima, nhà lãnh đạo tinh thần nói: “Bất kể tôn giáo nào mà một người theo, đó là vấn đề cá nhân. Chúng ta không nên huy động hoặc tạo ra các nhóm và dán nhãn bất cứ ai như chúng ta là Phật tử, chúng ta là người Hồi giáo hay chúng ta là người Hindu”.
 Ngài kêu gọi các nhà khoa học đảm bảo rằng với nền giáo dục khoa học, thế hệ trẻ được dạy từ bi, trung thực và cách tha thứ. Đức Dalai Lama nói thêm: “Chúng ta là con người và chúng ta cần phải ghi nhớ điều này. Đức Phật cũng dạy rằng lý trí và trải nghiệm quan trọng hơn đức tin mù quáng”.
 
Ngài ủng hộ động cơ phúc lợi toàn cầu và kêu gọi mọi người không giới hạn quan điểm của họ đến ranh giới quốc gia. “Quá nhiều chủ nghĩa dân tộc cũng tạo ra những vấn đề. Chúng ta phải nghĩ về đất nước như là một đóng góp cho việc biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Chúng ta phải đẩy mạnh sự thống nhất”, Đức Dalai Lama nói thêm.
 
Ngài nói: “Tôi là một người đàn ông 83 tuổi. Thế hệ của tôi đã qua. Chính thế hệ và chính trách nhiệm của các bạn sẽ tạo ra một thế giới hạnh phúc và an lành”.

Trong thế kỷ 21, giáo dục là chìa khóa nhưng phải bao gồm việc giảng dạy về đạo đức, làm thế nào để đối phó với những cảm xúc hơn là làm cho thế hệ trẻ quá thiên về vật chất.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. LÒNG TỪ BI SẴN CÓ
  2. TỪ BI VÀ TRÍ TUỆ
  3. KHOAN DUNG

Bài viết khác của tác giả

  1. SỨC MẠNH CỦA NHÂN LÀNH – SỨC MẠNH CỦA THIỆN PHÁP – SỨC MẠNH CỦA BỐ THÍ
  2. CON CHỒN CỦA HÒA THƯỢNG HƯ VÂN
  3. 5 CÁCH NUÔI DƯỠNG TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN Ở CON TRẺ

Bài viết mới

  1. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ
  2. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  3. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH