ĐẠO LÝ CỔ XƯA VÀ KHOA HỌC HIỆN ĐẠI

HEINZ HILBRECHT

Trích: Thiền Và Não Bộ; Ngụy Hữu Tâm dịch Việt, NXB: Thời Đại, Năm 2012

Thiền sinh trải nghiệm những hiện tượng thể xác và tinh thần mà người đó phải học cách mới biết đường ứng xử. Ai từng để tâm đến sách viết về chủ đề thiền sẽ bắt gặp lực huyền bí “Khí” hay là “Kundalini”. Đó là những khái niệm truyền thống cổ xưa từ cách đây nhiều thế kỉ; thời nay thường nói đến “năng lượng sống” (hay “năng lượng sinh học”). Thế nhưng cái sinh năng lượng ấy là gì thì cho đến tận ngày nay khoa học hiện đại vẫn còn để ngỏ.

Ở châu Á, sự tồn tại của một năng lượng như vậy được xem là bộ phận tất yếu của các quá trình tự nhiên. Ngược lại, trong văn hóa phương Tây có sự kính sợ gần như “tín ngưỡng” trước hiện tượng ấy. Trước hết, đó là do người phương Tây tìm hiểu về đạo lý phương Đông thường lại biết quá ít về nghĩa của từ ngữ châu Á. Y học cổ truyền Trung Hoa vốn biết không chỉ có một “Khí” mà có nhiều “Khí”. Chẳng hạn người ta nói đến “Khí dưỡng”. Khí đó là những dưỡng chất bắt nguồn từ thực phẩm, qua tiêu hóa để cho thể xác sử dụng. Các danh y Trung Hoa nhận ra được một chứng thiếu albumin và họ chữa trị bằng cá. Từ nhiều thế kỷ qua, măng tre và giá đã được sử dụng để phòng ngừa thiếu vitamin C, tức là phòng ngừa chứng chảy máu chân răng cho người đi biển. Lẽ đương nhiên, trước đây mấy thế kỷ, nào có ai biết đến protein và vitamin C; ngày ấy chưa hề có các kiến thức hóa sinh như bây giờ. Thầy thuốc chỉ dựa vào trải nghiệm và quan sát rồi gói ghém lại thành những khái niệm nhất định để cho người khác học. Cái “Khí” của măng tre trị chảy máu chân răng, còn cái “Khí” của cá trị thiếu protein. Ngày nay người ta đã biết là phải quy tác dụng của các thức ăn ấy về vai trò hóa sinh của protein và vitamin C trong cơ thể. Sau đó, người ta thoát ly kinh nghiệm và thậm chí còn sản xuất vitamin viên nữa. Một khi khoa học lần vào đến tận cội rễ của kinh nghiệm, nó tạo ra được tự do và những khả năng mới.

Phật giáo và Đạo giáo khuyến khích tư duy khoa họclogic. Ở phương Tây, hưng phấn từ các truyền thống ấy nhiều khi chỉ nằm trong những tuyên bố vẻ như bí truyền và ở đức tin vào một thế giới “ở phía bên kia trải nghiệm”. Song ai đọc sách của các bậc thầy châu Á cũng bắt gặp ngay một thế giới rất thật, nhất là bắt gặp cái sai lầm và cái đau khổ thật của con người. Như vậy, có một sự hiểu lầm cơ bản ở đây và có khi vì ở phương Tây, tôn giáo được hiểu theo cách khác. Phật giáo và Đạo giáo tất cả đều dễ hiểu, dễ giải thích vì nó đều đứng chân trong một chuỗi nhân với quả trên quy mô rộng lớn.

Tôn giáo tại Châu Âu trước hết thực hành nghi lễ, tuân thủ giáo pháp và sau này cả những qui tắc do người đứng đầu tín ngưỡng định ra. Các bậc thượng đẳng là Thượng Đế và Giêsu: về điều này, không còn ai nghi ngờ nữa. Truyền thống Thiên Chúa giáo có cội rễ ở những giả định cơ bản mà khoa học tự nhiên không tài nào giải thích được. Người ta sống bằng đức tin, bởi không thể chứng minh Thượng Đế bằng những số đo.

Phật giáo và Đạo giáo cũng từng được biết đến như những truyền thống tôn giáo như thế, có đền chùa, có cầu nguyện, có nghi lễ. Tuy nhiên, ở đây có sự khác biệt lớn so với Thiên Chúa giáo: giáo phái là để dành cho những ai trong quá trình phát triển các nhân, còn chưa đứng chân trên con đường tiến đến giác ngộ, tiến đến trải nghiệm tuyệt đối. Cũng cầu nguyện, cũng thần thánh hóa Đức Phật Thích Ca và Lão Tử, và bên cạnh hai vị còn có nhiều vị thánh khác nữa. Mặc dù vậy, ai cũng biết Đức Phật và Lão Tử đâu phải là thần thánh, không thể phủ định bản chất người của hai vị. Giác ngộ nâng cao con người, thậm chí còn cao hơn cả thế giới của thánh thần. Nó được sinh ra bởi nhận thức về thế giới thực tại chứ không phải bởi tín ngưỡng. Trong cái thế giới hình ảnh ấy, thánh thần đâu có được thắp sáng nên không thể làm vạch dấu cho mục tiêu tối thượng. Con đường tiến đến giác ngộ dẫn dắt qua thế giới của con người. Ai đó có tiến bộ trong phát triển và bước được chân lên con đường ấy thì cũng vẫn phải chế ngự cả thế giới của tôn giáo và tín ngưỡng nữa. Giác ngộ phát sinh từ hiểu biết sâu sắc các mối quan hệ của thế giới này.

Xưa kia, Thiên Chúa giáo từng có những trào lưu lớn và họ cũng nhận thức ra con đường giác ngộ. Nhiều người thấy ở Giêsu một người đã giác ngộ, một con người và họ đã khướt từ bản chất thánh thần của Đức Chúa. Những trào lưu ấy đã được gom lại trong khái niệm Thuyết ngộ đạo (Gnostizism) và những người đi theo được gọi là những người Ngộ đạo, lấy từ Hy Lạp Cổ (Gnosis), có nghĩa là nhận chân ra.

Cơ Đốc giáo thầy tu đã đẩy lùi, đã truy quét, tiêu diệt người Ngộ đạo. Nhiều kẻ [bị coi là] dị giáo trên các dàn hỏa thiêu chính là người Ngộ đạo. Cuộc Thập tự chinh mấy chục năm (1209 – 1229) ở miền nam nước Pháp đã cướp đi hàng vạn sinh mạng. Vậy là “con đường giác ngộ” gần như bị tận diệt; ngày nay hầu như không còn thấy bóng dáng của nó trong ý thức của các nền văn hóa đậm màu Cơ Đốc giáo. Tương tự như vậy khi người Tây bắt gặp các truyền thống Á châu. Họ quá dễ bỏ qua câu nói cốt lõi, rằng nhận ra và hiểu biết dẫn đến giác ngộ. Trong Phật giáo và Đạo giáo không thể có lực lượng huyền bí, tất cả đều dễ hiểu, giải thích được và đều đứng chân trong một chuỗi nhân – quả trên quy mô thế giới.

? — {Thuyết Ngộ đạo}

[Ở thời sớm của Thiên Chúa giáo, Thuyết Ngộ đạo đã phát triển như thể “con đường nhận chân ra, hay con đường giác ngộ” và cũng từng có nhiều người theo tựa như Cơ Đốc giáo. Người Ngộ đạo thấy Thượng Đế không phải là “đấng sáng tạo ra thế giới này”, bởi Thượng Đế là toàn bích, mà đã là toàn bích thì không thể tạo ra một thế giới có chết chóc và đầy rẩy sai lầm. Thế giới có chết chóc phải là tác phẩm của một gã thợ vườn (demiurgen, tiếng Hy Lạp: thợ thủ công), gã lùng bắt những linh hồn hữu tử trong những thể xác hữu tử, giam giữ rồi làm cho mù quáng. “Giác ngộ” gợi nhớ trạng thái nguyên thủy và dẫn dắt trở lại với Thượng Đế thật. Người Ngộ đạo cho rằng Giêsu chỉ là một bậc thầy đã giác ngộ, một phần của Thượng Đế (thật) ba ngôi. Thượng đế ba ngôi là toàn bích và bất tử. Còn Giêsu chết trên cây thập tự thì lại phải đến Hội nghị giám mục ở Nicäa (325 sau CN), tranh cãi mãi rồi mới được tôn lên thành tín điều; Vì vậy, những người Ngộ đạo không thừa nhận. Hệ người Ngộ đạo kỳ cho đến tận thế kỷ XVIII, “con đường nhận chân ra” trong Cơ Đốc giáo gần như bị tận diệt (xem Walker 1995).]

?

? Chú tâm và lưu ý:

Trong giao tiếp giữa khoa học và các truyền thống thiền định có thể nảy sinh hiểu lầm. “Chú tâm” hay là “lưu ý” là một thí dụ. Chú tâm vốn là một điểm ở ngay chính giữa mọi cách thực hành thiền định. Thiền sinh chú tâm thường hay hướng đến một kỹ thuật hô hấp nhất định, những quá trình ở bên trong thể xác hay là một từ ngữ nhất định (chú). Khi đó, ý nghĩ được vỗ yên, thể xác được thư giãn, thế giới bên ngoài như đã bị lấy đi đâu mất. cách thiền ấy được gọi là thiền quán, tiếng Anh là “Mindfulness meditation”.

Rèn luyện chú tâm đem lại những thành quả mà mới cách đây ít năm người ta tưởng chừng là “không thể”. Chỉ trong ít tuần, hệ miễn dịch đã mạnh lên và phản ứng stress dịu hẳn (Davidson và đồng sự 2008; Greenson 2009; Kabat – Zinn 2009), xử lý tin trong não bộ đã khác cơ bản (Brecynski – Lewis và đồng sự 2007), phản xạ vẻ như bẩm sinh không còn nữa, như phản xạ rung sợ chẳng hạn (Zeidler 2007). Đo điện còn chỉ ra là thiền sinh có thể điều độ hai bán cầu não trái, phải (Lutz và đồng sự 2004; Ott 2000).

Đặc biệt ấn tượng là năng suất của não bộ được cải thiện rõ rệt. Một ví dụ thật bất ngờ là cái “chớp nhoáng lưu ý”. Raymond, Shapiro và Arnell (1992) phát hiện ra hiện tượng này đầu tiên. Cái “chớp nhoáng lưu ý” có nghĩa là con người bị mất trọn một giây mù cảm nhận mới, đúng lúc anh ta mới vừa gia công xong một tấm hình và phải đánh giá nó. Con người lúc ấy không cảm nghiệm thấy mình mù nhưng lại mất khả năng tiếp nhận và nhận ra cái mới. Thí nghiệm rất đơn giản: người được thí nghiệm sẽ xem trên màn hình cả một dãy vần chữ cái, lướt thật nhanh và giữa chừng thi thoảng lại xuất hiện một con số mà anh ta phải phát hiện. Nhìn chung, họ đều phát hiện ra con số đầu tiên. Đến con số thứ hai, nếu chỉ trong nửa giây sau mà nó đã xuất hiện thì chẳng một ai nhận ra được nó. Song nếu như sau con số thứ nhất quá nửa giây nó mới xuất hiện thì lại rất dễ bị phát hiện. Cái nửa giây ấy vẻ như là một giới hạn cơ bản ở khả năng về năng suất của não bộ, như một “định luật tự nhiên” trong nhận thức của con người.

“Chớp nhoáng lưu ý” có thật, đôi khi rất tai hại. Một sự cố nổi tiếng liên quan đã từng xảy ra tại Thụy Điển: một hãng chuyên kinh doanh đồ lót phụ nữ mới vừa phát động một chiến dịch quảng cáo bằng bảng lớn trên tường. Chính giữa bảng là một người phụ nữ rất quyến rũ, chỉ có điều ăn mặc quá hớ hênh. Thế nên ở quanh chỗ đó tai nạn giao thông tức thì gia tăng đột biến. Đặc biệt cánh mày râu, xe họ lái cứ nhằm vào những chiếc xe đậu bên lề hoặc đang rẽ quả ngã khác mà đâm trực diện. Đơn giản chỉ vì lúc ấy họ không thấy những điểm hiểm nghèo. Hóa ra, tai nạn đã ấp đến chỉ trong cái “chớp nhoáng lưu ý”, tức thị không đầy nửa giây sau lúc người cầm lái chợt nhìn thấy người đàn bà trên bảng. Sau lúc đó, người cầm lái thật sự mù tình huống mới. Trong cuộc sống thường ngày, hẳn ai cũng đã từng được biết những chuyện “trệch hướng” như vậy. Nhiều khi thậm chí không thể tập trung vào cái gì đó, khi ở ngay bên cạnh lại có một cái gì khác đáng quan tâm hơn.

Heleen Slagter và đồng sự (2007) khảo sát hiện tượng “chớp nhoáng lưu ý” ở thiền sinh bằng cách lặp lại thí nghiệm đã mô tả ở trên. Không ngờ thiền sinh có kinh nghiệm cũng đã tìm ra được con số thứ hai chỉ nội trong nửa giây thần diệu. Trái lại, ở nhóm đối chứng không có kinh nghiệm, kết quả vẫn chỉ như thường lệ. Tham gia thí nghiệm còn có một nhóm thứ ba của những người đang muốn học thiền. Ở lượt đầu, kết quả của nhóm này không khác kết quả của nhóm đối chứng. Nhóm này sau đó được luyện tập tích cực ba tháng tại một trung tâm thiền định. Trong một đợt được gọi là “ẩn cư”, mỗi ngày họ ngồi thiền sáu tiếng. Hết đợt ẩn cư, người ta đo lại cái “chớp nhoáng lưu ý” và thấy quả thật lần này chỉ trong cái “chớp nhoáng lưu ý”, nhiều người đã nhận ra ngay được con số thứ hai rất rõ ràng. Vậy hẳn nhiên, rèn luyện tinh thần có thể khống chế “định luật tự nhiên” của nhận thức.

Về nguồn gốc của cái “chớp nhoáng lưu ý”, các nhà khoa học hiện đang còn tranh luận. Có người quy hiện tượng này về “năng suất tính toán” của não bộ. Hẵn nhiên, não bộ cần có chút ít thời gian để gia công cảm giác mới. Vì đâu thiền sinh lại thành công hơn? Slagter và đồng sự (2007) đo dòng điện não đã có thể chỉ ra rằng, thiền sinh luôn luôn phát đi vẫn một tín hiệu ấy, vào mỗi lần họ nhận ra con số đầu tiên trong dòng chảy của các vần chữ cái. Sau đó họ có thể nhận ra được ngay con số thứ hai, khỏi cần cái “chớp nhoáng lưu ý”. Rất có thể họ đã không còn phải mắc míu nhiều với con số thứ nhất và họ đã phản ứng với một thói quen đã thành nếp. Cho nên họ đã giải phóng được não bộ của họ sớm hơn để đón nhận những hưng phấn mới.

Kết quả thí nghiệm dường như kỳ dị ấy lại rất khớp với những gì Phật giáo từng biết cách đây 2.500 năm. Về vấn đề này khi Người thuyết pháp, Đức Phật Gautama từng cho là có liên quan đến quá trình phát triển của “sati” (niệm) trong những lúc ngồi thiền. Khái niệm sati được dịch (sang phương Tây, ND) là “sự chú tâm”, thật ra thì ý nghĩa của nó còn rộng lớn hơn nhiều. Sati có một chức năng được mô ta như thể thành là ngăn lại những ai chẳng đáng mong đợi, không cho họ vào thành. Thế thì phải đủ hai điều kiện: phải biết mặt thị dân, những người đáng cho vào và phải lưu ý không để lọt những người không đáng cho vào. Sati là cái khả năng tách những mong đợi, cảm nhận hay lo sợ riêng ra khỏi các ấn tượng giác quan và thật sự chỉ nhìn, chỉ thấy cái đang diễn ra “ở đây và lúc này”. Đức Phật dạy: thiền sư qua rèn luyện rồi sẽ thấy ngày càng mau lẹ hơn, phát triển được cách nhìn tổng quan rộng hơn và nhận ra được các mối quan hệ cũng sâu sắc hơn.

Khả năng ấy ở thiền sinh, ngoài lúc ngồi thiền, cũng vẫn còn đó. Slagter và đồng sự (2007) khảo sát người thí nghiệm đâu có phải trong lúc họ đang tĩnh lự. Đức Phật còn bổ sung một điểm rất quan trọng: thực tế nhận biết nhanh còn tác động vào cả nhiều tín hiệu phi ngôn ngữ mà tiếng nói thể xác của con người vẫn thường dùng để phát tin. Đáng đọc về vấn đề này, có cuộc đối thoại xung quanh chuyện những biểu hiện của gương mặt giữa Wolf Singer và Matthieu Ricard (2008).

Giáo huấn của Đức Phật xác định rằng ở thiền sư còn phát triển một “giác quan thứ sáu” đối với những người khác. Khoa học phương Tây gọi khía cạnh này của sati là “tha giác”. Đó là khả năng nhận ra được các cảm nhận và phong thái của người khác để ứng xử tương ứng. Đôi khi khả năng này vẻ như đọc được ý nghĩa (viễn cảm, thần giao cách cảm). Thực tế thì đằng sau đó là những nowtron gương đã được rèn luyện thành thục, một thứ “thuyết trí lực” có cơ sở để đối nhân xử thế. Về cơ bản ai cũng có những khả năng như thế, nhiều hoặc ít mà thôi. Thiền quán làm cho nhận thức nhanh hơn rõ rệt, luyện rèn “giác quan thứ sáu”, qua đó góp phần làm cho người ta biết cách hành xử tha giác.

Tất cả mọi truyền thống thiền đều thấy cội nguồn của những khả năng như thế chính là ở chỗ khống chế được những mong đợi, ham muốn, ràng buộc. Vì đâu não bộ làm việc nhanh hơn, xin đọc lại những cảm nghiệm từng được mô tả ở chương “Đại không và con mắt thứ ba”. Trong đại không, vật thể của thế giới hiện ra như khuôn hình: khuôn khổ với hình, trải nghiệm và hướng dẫn hành động cho thể xác. Các khuôn hình ấy được đối chiếu với các ấn tượng giác quan. Não bộ nhận ra một vật thể – chẳng hạn một con số mà những người tham gia thí nghiệm sinh học thần kinh được thấy nhìn – là bởi nó vốn đã có một khuôn hình của cái đó, tức thị một hình dung cơ bản.

Quyết định ở chỗ khoảng 2/3 khuôn hình phải là các cảm nhận được mong đợi, có kết nối với vật thể. Đó là các mong đợi, mong đợi lại gợi ra ham muốn và ràng buộc. Thiền sinh bằng sati sẽ khai triển gã giữ thành ẩn dụ của Phật giáo, gã đẩy các cảm nhận được mong đợi ra khỏi khuôn hình. Trong quá trình thực hành, càng ngày thiền sinh càng lấy cảm nhận từ các “khuôn trổ” ít hơn, từ cái “ở đây và lúc này” nhiều hơn. Như thế, từng khuôn hình não bộ tự tiết kiệm được một lượng lớn công sức gia công dữ liệu. Vì vậy, thiền sinh cũng mô phỏng được khi não bộ của họ nhận thức nhanh hơn, lại có thể hướng cái năng suất có hạn của nó vào những cái quan trọng hơn. Không còn nghi ngờ gì nữa, hẳn ở đây tha giác cũng có một vai trò nào đó.

Thiền quán giúp phát triển sati, tuy thế lại không tự giới hạn, cốt để sẵn có “năng suất tính toán” cho những yêu cầu khác. Thực tế là, về lâu về dài, toàn bộ cách gia công xử lý tin cũng khác đi, như Brecfzinski – Lewis và đồng sự (2007) đã chứng minh được bằng đo lường. Hóa ra, kinh nghiệm càng nhiều thì hoạt động của não bộ ở thiền sư càng không ngừng lớn lên, khi vấn đề nằm ở năng suất tập trung. Tuy nhiên, khi ấy lại có một điểm, đạt tới đó rồi thì cho dù vẫn còn tiếp tục thiền, hoạt động vẫn cứ giảm dần để cuối cùng lại tụt xuống ngay cái mức của người mới vừa nhập môn.

Hẳn nhiên ở thiền sư giàu kinh nghiệm sẽ luôn luôn như vậy, nhu cầu về năng suất của não bộ ít hơn nhưng kết quả đạt được vẫn tốt hơn. Như vậy, tất yếu là thiền cũng đưa não bộ vào một trạng thái mà khoa học bấy lâu nay vẫn chưa hiểu được, nó tiếp tục gia tăng năng suất bằng những chất lượng mới. Cho nên các bậc cao tăng đã từng bảo là không có giới hạn nào cho sự phát triển của sati. Tới một lúc nào đó, dường như nó vượt hẳn lên, đứng trên mọi giác quan, ngay cả khi tuyệt không hề có các nguyên nhân siêu giác. Ai cũng có “giác quan thứ sáu”, Đức Phật đã cho biết thế. Chỉ còn việc qua thiền để phát triển nó lên tầm cao.

Với nghiên cứu, điều đó có nghĩa là phải dứt bỏ cách hiểu hời hợt từ ngữ. “Lưu ý” hay “chú tâm” trong khoa học phương Tây và trong cả cách hiểu ngôn ngữ ở phương Tây đều có nghĩa khác hẳn “sati”. Khoa học muốn hiểu các quá trình trong não bộ của thiền sư thì phải thoát ly cách sử dụng ngôn ngữ của đáng để chúng ta đọc lại các pho sách cổ, miễn phí trên Internet (ví dụ: www.palikanon.com).

 

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. TRÍ TUỆ XÚC CẢM – NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO BÊN TRONG
  2. XỬ LÝ CẢM GIÁC
  3. THIỀN ĐỊNH

Bài viết khác của tác giả

  1. THIỀN LÀM THAY ĐỔI NÃO BỘ THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
  2. XỬ LÝ CẢM GIÁC

Bài viết mới

  1. TRAO MỘT LỜI KHEN
  2. CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ CỨU CHỮA HAY GIẾT CHẾT TA
  3. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ