PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI BẠN KHÔNG TÁCH BIỆT

THIỀN SƯ NI DAEHAENG

Trích: Tỉnh Thức Và Cười; Nguyên tác: Wake Up And Laugh; Viên Chiếu dịch Việt; NXB. Hồng Đức; 2017

Hãy cứ tu tập như bạn là, và tiếp tục giao phó cả lòng biết ơn. Rồi thì phước lành của sự tu tập sẽ chiếu sáng trên mọi người quanh bạn.

? Người hỏi: Hễ khi nào con gặp khó khăn, con thường có thể giải quyết chúng từng việc một bằng cách giao phó chúng cho Chủ nhân Không. Tuy nhiên khi quá nhiều khó khăn xảy ra cùng một lúc, con bị đè bẹp. Vì thế con đã hỏi thầy về việc này và sau đó tu tập như thầy đề nghị, con có thể chăm sóc mọi sự. Con cảm thấy rất biết ơn sự chỉ dẫn của thầy và con đang cố gắng giao phó cả lòng biết ơn này cho Chủ nhân Không.

Con được nghe người ta nói về “hồi hướng công đức”, khi chúng ta hoàn thành xong việc gì đó, hay thành công việc gì. Và con tự hỏi nếu có cách nào đặc biệt chúng ta phải giao phó hay từ bỏ để làm điều này xảy ra?

? Sư bà: Bạn chăm sóc những sự việc và giao phó những kết quả, ngay cả giao phó lòng biết ơn mà bạn cảm thấy, vậy có gì khác để bạn làm? Hãy cứ tu tập như bạn là, và tiếp tục giao phó cả lòng biết ơn. Rồi thì phước lành của sự tu tập sẽ chiếu sáng trên mọi người quanh bạn.

? Người hỏi: Cảm ơn thầy.

——-???——-

? Người hỏi: Cảm ơn thầy về dịp này. Trong một nhận thức, có rất nhiều việc con muốn hỏi đến nỗi con không biết bắt đầu từ đâu. Con đã đi nhiều chùa gần 20 năm, và con đến đây 5 lần. Nhưng dù vậy, niềm tin của con dường như không chắc chắn lắm.

Mẹ con qua đời khi con còn trẻ. Lúc đó chú con, một bộ trưởng, trở thành nguồn hướng dẫn và gây hứng cho con. Chú đem con đến nhà thờ và cố để thuyết phục con theo những đức tin Cơ Đốc Giáo. Nhưng dù con cố gắng chăm chỉ cách nào, con không thể cảm nhận niềm tin nào vào đạo Cơ Đốc. Đức Giêsu nói, “Hãy theo ta, và con sẽ được cứu rỗi”. Nhưng con thấy khó chấp nhận ý tưởng này. Thật vậy, nó phản cảm con mạnh mẽ. Nó để lại con cảm giác rằng tôn giáo chỉ là vật được con người tạo ra. Mặt khác, những gì Phật nói – “Đừng theo ta, hãy theo pháp” –dường như đúng với con.

Tuy nhiên, ngay cả sau khi tham gia chùa chiền khá lâu, con cũng không thể phát triển niềm tin đặc biệt nào trong Phật giáo. Rồi cách đây 2 tháng, con đọc một cuốn sách về những bài giảng của thầy và cảm thấy thích thầy giảng giải rất nhiều! Mặc dù con không bắt đầu tu tập theo lối thầy dạy, đối với con dường như con đã sống đời mình theo ý nghĩa nằm bên dưới lời giảng của thầy. Con muốn nghĩ con đã sống dựa trên bản tâm sâu xa này.

Nếu ai không theo một tôn giáo đặc biệt, nhưng cố gắng sống theo ý nghĩa bản thể, người đó có thể vẫn thu hút một năng lực huyền diệu và vô hạn mà thầy bảo tất cả chúng sanh được phú sẵn không? Nếu vậy, có gì khác nhau giữa sống như thế và đến chùa hay học những gì thầy dạy về dựa trên bản tâm của mình?

Có một điểm khác mà con quan tâm. Dường như người tỉnh thức phải rất vô tư. Tuy nhiên, từ khi con sanh làm người, con muốn được đáp ứng đầy đủ như một con người: cảm thấy buồn, vui hay bực tức khi những việc thuộc loại này khởi lên. Vì thế con đang lưỡng lự nhảy vào tu tập, và con tự hỏi có thể tu tập mà không phải lập Trung tâm Thiền hay một ngôi chùa làm trung tâm đời mình không? Con bối rối và có chút niềm tin. Thầy có thể dạy con về điều này không?

Cuộc sống hàng ngày của chúng ta tự nó một cách cơ bản là nhất tâm, và tự là chân lý.

? Sư bà, cười: Tôi nghĩ bạn cần chú ý thêm một chút nữa? Được chứ? Hãy nghe: Phật giáo và đời bạn không tách biệt. Cái âm thứ nhất của tiếng Đại Hàn về Phật giáo, Bul, ám chỉ bản thể vĩnh cửu của đời sống, và âm thứ nhì, gyo, chỉ cho mọi vật cộng thông và làm việc với nhau. Như thế, chữ Bulgyo, Phật giáo, mô tả cuộc sống của chúng ta. Đặt nó theo lối khác, cuộc sống và mọi vật, ở trong và chính chúng, là Phật pháp. Cuộc sống hàng ngày của chúng ta tự nó một cách cơ bản là nhất tâm, và tự là chân lý. Phật giáo không phải tách rời khỏi cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Làm sao Phật giáo và cuộc sống hàng ngày lại tách rời nhau?

Người hỏi: Con thấy. Vậy dường như không cần thiết để người ta đến chùa. Họ có thể tu tập ở nhà.

? Sư bà: Thế thì tại sao bạn gửi con đến trường?

? Người hỏi: Cảm ơn thầy. Con sẽ cố gắng chăm chỉ hơn.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. CHUYỂN HÓA CUỘC ĐỜI 
  2. TỰ DO Ý CHÍ – MINH TRIẾT TRONG ĐỜI SỐNG
  3. MỖI ĐỜI SỐNG ĐỀU LÀ CON ĐƯỜNG TÂM LINH

Bài viết khác của tác giả

  1. TIẾN HÓA VÀ SÁNG TẠO
  2. CÂU CHUYỆN CỦA PHẬT BẢO LIÊN HOA (HOA SEN QUÝ GIÁ)
  3. SỐ PHẬN VÀ ĐỊNH MỆNH

Bài viết mới

  1. TRAO MỘT LỜI KHEN
  2. CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ CỨU CHỮA HAY GIẾT CHẾT TA
  3. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ