ĐỂ SỐNG ĐỜI SỐNG CÓ Ý NGHĨA

HH. DALAI LAMA XIV

Trích: Để sống đời sống có ý nghĩa; Nguyên Hảo dịch Việt; NXB. Phương Đông; 2010

?? NGUYỆN TRONG HIỆN ĐỜI

Có bốn phương pháp tu tập để giữ tâm vị tha không bị tiêu hủy trong đời này:

1. Trước tiên, làm lớn mạnh nhiệt tâm muốn được giác ngộ để giúp đỡ người khác bằng cách luôn luôn nhắc nhở những sự lợi ích của việc làm này.

2. Sau đó, làm lớn mạnh lòng quan tâm đến người khác bằng cách chia ngày và đêm mỗi thứ thành ba thời, và trong mỗi thời đó để ra một ít thì giờ hoặc thức dậy để thực hành năm phép quán ở chương năm khoảng năm phút. Việc thực hành này rất có hiệu quả; nó trở thành thói quen đều đặn giống như mỗi ngày đến giờ ăn thì ăn. Nếu không thể thực hành việc này thường xuyên, hãy thực hành ba lần năm phép quán vào buổi sáng khoảng mười lăm phút, và làm tương tự vào ban đêm. Suy nghĩ ý nghĩa về mục tiêu của mình: “Nguyện con đạt được giác ngộ vô thượng để giúp đỡ kẻ khác!”

3. Thực hành kế tiếp đòi hỏi sự cảnh giác: Để tìm cách đạt đến sự giác ngộ vô thượng vì lợi ích của tất cả chúng sanh, bạn phải không có một chút xao lãng nào trong tâm về việc làm lợi ích cho kẻ khác, dù chỉ làm lợi ích cho một người.

4. Cố gắng tích tập hai sức mạnh của phước đức và trí tuệ càng nhiều càng tốt. Để làm tăng trưởng phước đức, tình nguyện dấn thân vào những hoạt động thiện ích như công việc từ thiện và đạo đức. Để tích tập trí tuệ, bạn cần nhận rõ cách thế hiện hữu chân thật của các pháp (hiện tượng). Vì đây là một chủ đề phức tạp, chúng ta sẽ khai triển trong chương Tám đến chương Mười. Có thể nói ở đây rằng suy nghiệm về cách các hiện tượng khởi lên và tồn tại tùy thuộc vào nhân và duyên là việc làm rất hữu ích.

?? NGUYỆN TRONG CÁC ĐỜI VỊ LAI

Trong những kiếp sống vị lai, chí hướng từ bi để giác ngộ có thể sẽ bị suy yếu. Bạn có thể làm cho việc này không xảy ra bằng cách từ bỏ bốn việc không lành dưới đây, và tu tập bốn việc lành tiếp sau đó.

?? BỐN VIỆC KHÔNG LÀNH

1. Dối gạt bậc trưởng thượng như sư trưởng, thầy truyền giới, lama, hoặc bạn đồng tu về những việc làm xấu của mình.

2. Tạo niềm ân hận nơi người làm việc thiện.

3. Phê phán hoặc đánh giá thấp những người bày tỏ tâm từ bi đối với người khác.

4. Lừa gạt và bày tỏ không đúng sự thật để được người khác phục vụ.

?? BỐN VIỆC LÀNH

1. Không nói dối với bất cứ người nào. Trừ trường hợp khi nói dối đem lại lợi ích lớn cho những người khác, nhưng việc này rất hiếm.

2. Giúp đỡ người khác tiến đến sự giác ngộ Phật tánh một cách trực tiếp hay gián tiếp.

3. Đối với Bồ Tát cũng tỏ lòng cung kính như đối với Phật. Bởi vì chúng ta không biết ai là Bồ Tát, ai không phải là Bồ Tát, chúng ta phải đối xử với tất cả chúng sanh với lòng cung kính. Nguyên tắc chung là đặt người khác trên mình.

4. Không bao giờ lừa dối người nào và luôn luôn thành thật.

Nếu quyết định thực hành những phương pháp tu tập này để tăng trưởng tâm quyết định chứng đắc Phật Tánh để lợi ích cho người khác, hãy nói lời hứa hẹn sau đây: “Tôi sẽ gìn giữ tâm quyết định của tôi không bao giờ bỏ cuộc”. Những người không thể giữ mức độ tu tập này có thể từ bỏ lời hứa và thay vì vậy có thể suy nghĩ: “Nguyện tôi đạt được giác ngộ tối thượng vì lợi ích của tất cả chúng sanh!”. Những người không phải là tín đồ Phật giáo như Thiên Chúa giáo. Do Thái giáo, Hồi giáo, vân vân có thể làm tăng trưởng lòng quan tâm đến người khác bằng cách suy nghĩ: “Tôi nguyện sẽ giúp đỡ và đem lại hạnh phúc cho tất cả sanh linh.”

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. CUỘC SỐNG CÓ Ý NGHĨA GÌ VÀ VÌ SAO TÔI LẠI Ở ĐÂY?
  2. GIÁO DỤC PHẬT GIÁO – CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA TOÀN DIỆN
  3. CHÁNH NIỆM THÂN VÀ TÂM

Bài viết khác của tác giả

  1. NHỮNG CÂU NÓI CỦA DALAI LAMA 14TH
  2. TÂM TỪ BI: CON NGƯỜI MÀ CHÚNG TA MUỐN TRỞ THÀNH
  3. TÂM BÌNH AN TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN KHÔNG THỂ TRÁNH

Bài viết mới

  1. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ
  2. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  3. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH