BẠO LỰC

JIDDU KRISHNAMURTI


Jiddu Krishnamurti hay J. Krishnamurti (1895–1986) là một tác giả và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề bao gồm (nhưng không giới hạn): mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu.

-???-

Khi bạn tự cho mình là một người Ấn, hay một người Hồi giáo hay một người Âu, hay cái gì khác, bạn đang bạo lực. Bạn có thấy tại sao là bạo lực không? Bởi vì bạn đang tự tách lìa khỏi phần còn lại của nhân loại.
Khi bạn tự tách lìa bằng niềm tin, bằng quốc tịch, bằng truyền thống, điều đó nuôi dưỡng bạo lựcbạo động. Thế nên một người tìm hiểu bạo lực không thuộc về bất kỳ xứ sở nào, bất kỳ tôn giáo nào, bất kỳ phe phái chính trị hay hệ thống riêng biệt nào. Người ấy quan tâm đến cái hiểu toàn thể về nhân loại.

Bạo lực không chỉ là giết người khác. Là bạo lực khi chúng ta dùng một lời sắc bén, khi chúng ta làm một cử chỉ gạt đi một ai đó, khi chúng ta vâng lời vì sợ hãi. Thế nên bạo lực không chỉ là cuộc tàn sát được tổ chức nhân danh Thượng Đế, nhân danh xã hội, hay xứ sở. Bạo lực thì vi tế hơn, sâu thẳm hơn, và chúng ta đang hỏi vào những chiều rất sâu của bạo lực.

Bạn nói bạn yêu vợ bạn. Bạn nương dựa vào cô ta; cô đã cho bạn thân thể, những tình cảm, sự khuyến khích, một cảm giác an toàn và hạnh phúc. Rồi khi nàng rời xa bạn; nàng mệt mỏi hay bỏ đi với ai khác, và toàn bộ sự cân bằng cảm xúc của bạn sụp đổ, và sự xáo trộn này, nếu bạn không thích, được gọi là ghen tuông. Có sự đau đớn trong đó, sự lo âu, thù ghét và bạo lực. Thế nên điều bạn thực sự muốn nói là, “Bao giờ cô còn thuộc về tôi thì tôi yêu cô nhưng giây phút cô không thuộc về tôi thì tôi bắt đầu thù ghét cô”.

Chúng ta cần một năng lượng khổng lồ để đem lại một sự thay đổi tâm lý trong bản thân chúng ta như những con người, bởi vì chúng ta đã sống quá lâu trong một thế giới làm bằng mê tín, trong một thế giới của hung dữ, bạo lực, thất vọng, lo âu. Để sống một cách ‘người’, lành mạnh, người ta phải thay đổi.

Xung đột chỉ hiện hữu khi có hai sự việc đối nghịch: sợ hãi và không sợ hãi, bạo lực và không bạo lực.

Cái tốt, cái thiện thì không có đối nghịch. Hầu hết chúng ta xem cái tốt, cái thiện như là đối nghịch với cái xấu, cái ác và như thế suốt lịch sử trong mọi nền văn hóa cái tốt, cái thiện đã được xem là một phía bên kia của bạo lực. Thế nên con người luôn luôn tranh đấu chống lại cái xấu ác để được tốt thiện. Nhưng cái tốt thiện không bao giờ có thể đến nếu có bất kỳ hình thức nào của bạo lực hay chiến đấu.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. GIÁO DỤC ĐÚNG ĐẮN – KRISHNAMURTI BÀN VỀ GIÁO DỤC
  2. TÂM THỨC HOÀN TOÀN TỰ DO, KHÔNG PHÂN MẢNH LÀ MỘT TRẠNG THÁI CÓ TRẬT TỰ
  3. CỐNG HIẾN ĐỜI MÌNH CHO CÔNG CUỘC GIÁO DỤC CHÂN CHÍNH

Bài viết mới

  1. HÀO PHÓNG – VẼ LẠI NHỮNG LẰN RANH
  2. NHỮNG KẺ ĐỊCH THÂN CẬN
  3. KHẢ NĂNG TRUYỀN CẢM HỨNG