CÁI BIẾT ĐƯỢC CỞI TRÓI

RUPERT SPIRA

Trích: Bản chất của Tánh Biết; Việt dịch: Minh Tuệ Đỗ Minh.

Để nhận ra hay nhận biết chính nó như nó đang là, cái biết không cần phải làm bất kỳ điều gì đặc biệt cả. Cái biết với bản chất tự nhiên đã là tự-tri, tự-biết, giống như mặt trời với bản chất tự nhiên đã là tự-chiếu-sáng.

Do đó, sự nhận biết của cái biết về chính nó – nghĩa là, hiểu biết về bản thể cốt lõi, bất giảm thiểu của chúng ta – không phải là một loại hiểu biết gì đó mới mẻ hay đặc biệt cả. Đó là trí tuệ vốn đã có sẵn trong cái biết, mặc dù có vẻ như bị che mờ do sự chú ý của chúng ta chỉ tập trung trên những kinh nghiệm mang tính khách thể.

Triết gia người Nga P.D. Ouspensky đã nói đến tiến trình này là ‘sự tự-nhớ’ (self-remembering) mà qua đó cái biết nhận ra bản chất vĩnh hằng, vô hạn của chính nó; khi nói như vậy, không phải ông muốn ám chỉ đến một cái gì đó trong quá khứ đã từng được biết và đã bị quên, mà đúng hơn là sự nhận ra hay nhận biết trở lại cái gì đó đã có mặt và quen thuộc, nhưng dường như đã bị bỏ qua hay quên lãng do ‘sự ồn ào ầm ĩ’ phức tạp của những kinh nghiệm.

Như vậy, thiền là sự nhớ lại bản thể của chính chúng takinh nghiệm nhận biết tinh khôi, chói sáng, vốn an lạc và đầy đủ vô điều kiện mà chúng ta luôn luôn đã là nó rồi, đang có mặt xuyên suốt mọi kinh nghiệm, có vẻ như bị che mở bới những ý nghĩcảm xúccảm giác và tri giác, nhưng thực ra là nó chưa bao giờ bị che mờ cả.

Thực sự thì bản thể cốt lõi, bất giảm thiểu hay cái biết thuần tịnh của chúng ta không thể được nhớ giống như cách mà chúng ta nhớ đến một vật thể, một con người, hay một sự kiện khi chúng được nhớ, bởi vì chỉ với cái gì đó có những phẩm chất mang tính đối tượng mới có thể được nhớ lại. Cái biết không cần được nhớ theo ý nghĩa đó, vì chỉ cái gì đó bị mất hay bị thiếu mới cần được nhớ lại.

Tuy nhiên, nếu chúng ta bị lạc mất trong những nội dung của phim ảnh, màn hình sẽ có vẻ như đang không có đó hay không được thấy. Dĩ nhiên là màn hình thì luôn luôn có mặt, dù chúng ta tạm thời bỏ qua hay quên nó do chúng ta bị phim làm hấp dẫnTương tự, cái biết luôn luôn có mặt và nhận biết chính nó, nhưng có vẻ nó không tự biết chính nó như nó đang là khi nó tự đánh mất mình trong những kinh nghiệm khách thể.

Trong trường hợp như thế thì sự biết của cái biết về chính nó bị pha trộn lẫn với sự biết về những đối tượng khác và, kết quả là, nó có vẻ như không còn biết chính nó một cách rõ ràng nữa. Kinh nghiệm nhận biết đã bị bóp méo hay bị che mờ bởi những phẩm chất phức tạp của những kinh nghiệm khách thể.

Cái biết bị pha lẫn với những tính chất của suy nghĩcảm xúccảm giác và tri giác, do đó đương nhiên là bị giới hạn, và dường như trở thành một cái ngã hay tâm trí hữu hạn, tạm thời. Cái biết về đối tượng đã che mờ cái biết về chính nó.

* * *

Chỉ có cái vô hạn mới có thể biết cái vô hạn; chỉ có cái hữu hạn mới có thể biết cái hữu hạn.

Để biết những kinh nghiệm có tính đối tượng, cái biết vô hạn phải mang hình tướng của tâm trí hữu hạn, nhưng để biết chính nó, nó không cần phải mang hình tướng của tâm trí. Nói cách khác, trong hình tướng hay hoạt động của tâm trí, cái biết nhận biết được ý nghĩhình ảnhcảm xúccảm giác và tri giác (nhận thức của các giác quan), nhưng trong hình tướng của tâm trí, nó không thể biết chính nó.

Cái biết không thể biết chính nó trong hình tướng của tâm trí bởi vì tâm trí là sự giới hạn hiển nhiên rõ ràng của cái biết, giống như một nhân vật trong giấc mơ không thể biết tâm trí của người mơ bởi vì nhân vật đó là sự giới hạn của chính cái tâm trí đó.

(*Trong thực tế thì tâm trí của người mơ là giới hạn, nhưng trong ẩn dụ này, tâm trí của người mơ biểu thị cho cái biết vô hạn)

Mọi thứ mà một nhân vật trong mơ biết là sự phản chiếu sự giới hạn của tâm trí của riêng nhân vật ấy, và do đó người ấy không thể biết tâm vô hạn của người mơ, mặc dù tâm trí của họ được tạo ra từ nó. Sự giới hạn của tâm trí không cho nhân vật ấy biết được thực tại vô hạn của mình. Cùng lý do đó, tâm trí hữu hạn không bao giờ biết được cái biết vô hạn, mặc dù nó là một biến dạng của cái biết vô hạn đó.

Giống như một bộ phim có thể được nói như là một hoạt động của màn hình, hay một dòng hải lưu là hoạt động của đại dương, cũng vậy, tâm trí là hoạt động của cái biết. Như vậy, tâm trí là cái biết trong chuyển động, cái biết là tâm trí trong nghỉ ngơi. Tâm trí đi tìm cái biết giống như dòng hải lưu tìm nước. Một tâm trí như thế phải chịu số phận thất vọng mãi mãi mà thôi.

Tâm trí là hoạt động hay sự sáng tạo của cái biết trong đó cái biết có vẻ như bị trói buộc. Cái biết có vẻ như đánh mất chính mình trong những gì nó sáng tạo ra; nó tự che mờ bằng hoạt động của chính nó.

Thiền là cái biết thoát ra khỏi sự trói buộc của hoạt động được tạo ra từ chính nó.

Trong thiền kinh nghiệm đơn giản của nhận biết được tách ra thoát khỏi mọi đối tượng mà chúng ta nhận biết được. 

* * *

Khi từ ngoài ánh sáng mặt trời đi vào một căn phòng tối, với tâm tríchúng ta không thể làm bất cứ điều gì để những vật thể xuất hiện trong bóng tối được. Ta chỉ ở yên đó, thư giãn, và từ từ mọi thứ sẽ hiện ra.

Thiền cũng tương tự như vậy. Chẳng có gì cho tâm trí phải làm để có thể thấy được hay biết được cái biết cả, vì tâm trí là một sự giới hạn của chính cái tâm biết mà nó đang tìm kiếm. Bất cứ tâm trí làm điều gì thì cũng chỉ làm tăng thêm hoạt động che mờ của chính nó mà thôi.

Thiền là làm giảm hoạt động của tâm trí và đưa đến sự khai mở của chính bản chất của tâm trí – sự biết hay cái biết thuần khiết – đối với chính nó.

Chỉ có cái biết nhận biết được cái biết. Trong sự bất-động (vô tác –non-activity) hay không-làm (vô hành- non-practice) được biết như là thiền, hoạt động của tâm trí lắng dịu xuống và, kết quả là, bản chất của cái biết thuần khiết, sau khi bị mất những sự giới hạn của nó, sẽ hiển lộ với chính nó như bản chất thật sự vốn có của nó.

Nếu có ai đó thu hút sự chú ý của chúng ta vào trang giấy trắng trên đó chữ được viết, chúng ta nhất định sẽ nhận biết nó được ngay lập tức. Thực sự thì ta luôn luôn nhận biết được trang giấy nhưng chúng ta đã không thấy được nó là do bởi quá tập trung chú ý đến chữ mà thôi.

Cái biết giống như tờ giấy trắng. Nó chính là sự hiện hữu tự-tri, chói sáng mà trên nó hay trong nó mọi kinh nghiệm xuất hiện, cái biết trong suốt mà với nó mọi kinh nghiệm được biết và, sau cùng là cái nền hay thực tại mà từ đó tất cả những kinh nghiệm được tạo ra. Nhà thơ Shelley đã nói đến điều này như là ‘ánh sáng trắng của vĩnh hằng’.

Sự nhận ra cái biết – cái biết nhận ra chính nó – không phải là thấy hay biết một cái gì đó mới mẻ; mà đó là cách nhìn mới hay sự biết cái mà luôn luôn đã có mặt ở đó rồi, ‘sờ sờ’ sẵn đó rồi.

Giác ngộ hay tỉnh thức không phải là một loại kinh nghiệm mới hay phi thường gì cả. Nó là sự tự-hiển-lộ của chính bản chất cốt lõi của mọi kinh nghiệm.

Cái biết không thể được khám phá; nó chỉ có thể được nhận ra.

Chúng ta không thể khám phá cái biết; chúng ta chỉ có thể nhận ra nó.

* * *

Sự thoát ra của cái biết khỏi hoạt động của chính nó có thể có hiệu quả bằng cách hỏi một câu hỏi để mời gọi tâm trí đi ra khỏi những kinh nghiệm khách thể và quay ngược trở lại nguồn, hướng về bản thể cốt lõi không suy giảm của nó.

‘Mình có đang nhận biết không?’ (Am I aware?) là một câu hỏi như thế. Hầu hết những câu hỏi đều hướng ánh sáng của sự biết hay sự chú ý về phía những tri thức và kinh nghiệm khách thể, nhưng câu hỏi như, ‘Mình có đang nhận biết không?’ là một câu hỏi rất quan trọng, nó mời gọi tâm trí hướng về phía không đối tượng.

Khi tâm trí tiếp tục trong chiều hướng không đối tượng này, nó bắt đầu thư giãn, chìm hay rơi ngược trở lại nguồn của cái biết mà từ đó nó đã sanh lên. Tâm trí dần dần mất đi màu sắc hay hoạt động của nó cho tới khi bản chất nhận biết thuần khiết của nó được hiển lộ ra.

Nghĩa là, tìm kiếm trí tuệ tuyệt đối của bản thể vĩnh hằng, vô hạn, tự-tri vốn chiếu sáng trong tâm trí của mỗi chúng ta như là kinh nghiệm nhân biết hay trí tuệ ‘Tôi là’,’Tôi hiện hữu’ (I am) nằm ngay chính cội nguồn của tâm trí, đã có trước mọi tri thức và kinh nghiệm khách thể.

Câu trả lời cho câu hỏi ‘Mình có đang nhận biết không’ rõ ràng là ‘Có’. Câu hỏi ‘Mình có đang biết không?’ là một ý nghĩ, trong đó chúng ta chưa có câu trả lời chắc chắn. Câu trả lời ‘Có’ là ý nghĩ thứ hai. Trong đó chúng ta hoàn toàn có sự tin chắc vào câu trả lời.

Có một cái gì đó xảy ra giữa hai ý nghĩ này chuyển từ sự không chắc chắn biểu hiện trong câu hỏi qua sự chắc chắn biểu hiện trong câu trả lời.

Bất cứ điều gì xảy ra giữa hai ý nghĩ này tự nó không phải là một biểu hiện hay hoạt động của tâm trí; nó xuất hiện giữa hai biểu hiện hay hai hoạt độngTuy nhiên, bất cứ gì xảy ra trong chỗ-không-có-nơi ấy (placeless-place) – không có nơi bởi vì với sự vắng mặt của hoạt động tâm trí, không thời gian và không gian được kinh nghiệm – cho ta niềm tin mà từ đó chúng ta có thể trả lời ‘Có’ cho câu hỏi ‘Mình có đang biết không?’ với sự chắc chắn tuyệt đối.

Để trả lời câu hỏi ‘Mình có đang biết không?’ chúng ta bắt buộc phải ‘đi vào’ kinh nghiệm của nhận biết. Nói cách khác, chúng ta phải biết được kinh nghiệm nhận biếtChúng ta phải nhận biết về sự nhận biếtNếu không nhận biết được kinh nghiệm nhận biếtnhất định chúng ta sẽ không trả lời ‘Có’ cho câu hỏi ‘Mình có đang biết không?’ được.

* * *

Thế thì chúng ta có thể sẽ tự hỏi rằng, cái ‘ta’ hay cái ‘mình’ nhận biết được kinh nghiệm nhận biết là ai?

Chỉ có cái biết nhận biết. Do đó, trong khoảng ngưng ngắn giữa câu hỏi ‘Mình có đang biết không?’ và câu trả lời ‘Có’, cái biết không còn hướng ánh sáng của sự biết về phía kinh nghiệm có tính đối tượng và, kết quả là, trở nên nhận biết chính nó.

Thực ra, cái biết không trở nên nhận biết về chính nó. Cái biết luôn luôn nhận biết chính nó, giống như mặt trời luôn luôn chiếu sáng chính nó.

Tuy nhiên, khi cái biết hướng sự chú ý hay ánh sáng nhận biết về hướng một đối tượng, sự biết về chính nó đã bị pha trộn lẫn với sự biết về đối tượng, và vì vậy có vẻ như không còn nhận biết chính nó như bản chất thực sự của nó nữa. Do đó, trong khoảng hở giữa hai đối tượng hay hai ý nghĩ như thế, nó có vẻ như trở nên nhận biết chính nó thêm một lần nữa.

Thực ra, sự biết của cái biết về chính nó không phải là một kinh nghiệm mới mẻ, huyền bí, xa lạ hay khác thường gì cả. Đó là kinh nghiệm gần gũi, thân thuộc và bình thường nhất mà nó có khả năng có được. Đó đơn giản chỉ là sự biết về bản thể cốt lõi, tự-tri của chúng ta – sự biết về chính mình. Đó là một kinh nghiệm đơn giản mà chúng ta muốn nói đến khi nói ‘Tôi là’. Nó là hiểu biết về sự đơn thuần hiện hữu.

Câu hỏi ‘Mình có đang biết không?’ và câu trả lời ‘Có’ là những ý nghĩ. Chúng là những hoạt động của cái biết, thay vì cho chúng  là  những đối tượng xuất hiện trong cái biết, giống như có thể nói bộ phim là hoạt động của màn hình, thay vì cho là một thực thể có sự tồn tại độc lập của riêng nó đang xuất hiện trên màn hình.

Như thế, nhận biết sự nhận biết – cái biết của cái biết về cái biết – được hiển lộ giữa hai hoạt động của tâm trí, nghĩa là, giữa hai ý tưởng hay nhận thức của giác quan, giống như màn hình trống không được phô bày giữa hai khung hình của một bộ phim.

Trong khoảng ngưng giữa câu hỏi ‘Mình có đang biết không?’ và câu trả lời ‘Có’, tâm trí lắng xuống hoạt động và sự giới hạn của nó, và rồi hiển lộ như là cái biết vô hạn, chỉ chiếu sáng hay biết chính nó.

* * *

Khi bắt đầu, cái biết có lẽ dường như thấy khó để an trú với chính nó, nghĩa là duy trì kinh nghiệm đơn giản nhận biết không có đối tượng, vì nó đã quen với chuyện khoác lấy hình tướng của tâm trí và như thế, tự hướng chính nó về phía những đối tượng khách thể.

Ngay khi điều này được ghi nhậnchúng ta có thể hỏi lại câu hỏi, ‘Mình có đang biết không?, bằng cách này chúng ta mời gọi tâm trí đi ra khỏi đối tượng của tri thức và kinh nghiệm, để hướng về nguồn hay cốt lõi của nó.

Tâm trí chỉ có thể đứng vững như vậy bằng cách chú ý đến một đối tượng, vì vậy khi tâm trí hỏi chính nó câu hỏi ‘Mình có đang biết không?’, nó đã đi vào cuộc hành trình theo chiều hướng không đối tượng – con-đường-không-có-đường hay đường-vô-lộ (pathless-path) – thoát ra khỏi ý nghĩhình ảnhcảm xúccảm giác hay tri giác để hướng về bản chất cốt lõi, bất giảm của cái biết thuần khiết.

Trong suốt hành trình vô-phương-hướng này, tâm trí chìm và buông thư ngược trở lại, hướng vào bên trong, hay hướng về bản thể của nó. Khi làm như vậy, trong hầu hết trường hợpdần dần, đôi khi bất ngờ, nó đã lột bỏ được những tính chất giới hạn của nó, và đến một thời điểm nào đó, sẽ hiển lộ như là tâm thuần khiếttâm nguyên thủy hay cái biết vô hạn.

* * *

Thực ra nói rằng tâm trí dấn thân trên hành trình để khám phá bản chất hay thực tại của nó có thể dẫn đến sai lầm. Giữa một hình ảnh và màn hình cách nhau bao xa?

Con đường của tâm trí hữu hạn đi tới cốt lõi nền tảng, bất giảm của nó không phải là cuộc hành trình từ một nơi này, một thực thể này đến một nơi khác, một thực thể khác, mặc dầu, cuộc khám phá này thường được mô tả như một cuộc hành trình, một đạo lộ, hay cuộc hành hương. Nó giống như sự mờ dần của một hình ảnh trên màn hình hơn.

Tâm trí là hoạt động tự tô màu của cái biết. Thiền là làm nhạt hay làm tan dần hoạt động tô màu này và sự hiển lộ tiếp theo sẽ là bản chất không màu của tâm trí, của chính cái biết thuần khiết.

Nhận biết sự nhận biết – cái biết của cái biết về cái biết – là một kinh nghiệm không màu, vô-tướng (không đối tượng). Đó là kinh nghiệm về bản chất của tâm trí sau khi những phẩm chất giới hạn của nó đã được loại trừ. Như vậy, nó là tâm trí thuần khiết – chính cái biết – đang biết bản chất cố hữu, bất giảm, bất hoại của nó. Trong truyền thống Zen, điều này được nói đến như là ‘bộ mặt nguyên thủy của chúng ta’ (our original face).

Kinh nghiệm trong suốt, không màu của nhận biết hay chính cái biết không thể được biết hay được nhớ bởi tâm trí, bởi vì tâm trí – hoạt động của cái biết – không có mặt, hay nói đúng hơn, là nó không hoạt động ở đó.

Tâm trí đã bỏ qua kinh nghiệm nhận biết không đối tượng và thậm chí có thể đã phủ nhận sự hiện hữu của chính nó. Một tâm trí như vậy giống như một con sóng đang phủ nhận sự tồn tại của nước.

Tuy nhiên, một khi tâm trí đã quen với chuyện tan vào nguồn hay bản chất của nó bằng cách lập đi lập lại, sẽ dần dần trở nên thấm đẫm với sự an lạc vốn có của nó. Và khi một tâm trí như thế sinh lên từ đại dương của nhận biết, thì hoạt động của nó sẽ đem đến sự an lạc cho con người.

Một tâm trí như vậy cũng đầy cảm hứng bởi trí tuệ không đơn giản chỉ là sự tiếp nối liên tục của quá khứ mà phát xuất trực tiếp từ bản chất cốt lõi vô điều kiện của nó. Nguồn cảm hứng này sẽ mang đến sự sáng tạo và những khả năng mới vào bất cứ lãnh vực hiểu biết hay hoạt động nào mà trong đó tâm trí đó vận hành.

 

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. CÁI BIẾT BỊ BỎ QUÊN
  2. BẢN CHẤT CỦA TÁNH BIẾT
  3. CÁI BIẾT KHÔNG SINH KHÔNG DIỆT TRONG THIỀN TỨ NIỆM XỨ

Bài viết khác của tác giả

  1. CÁI BIẾT BỊ BỎ QUÊN
  2. BẢN CHẤT CỦA TÁNH BIẾT

Bài viết mới

  1. THẦY VÀ ĐỆ TỬ
  2. QUAN SÁT TÂM, ĐIỀU PHỤC TÂM
  3. ÁP DỤNG QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU