CHRISTINE MUSELLO
ONICE WEBB PHD
Trích: Lấp Đầy Trống Rỗng-Chữa Lành Cảm Xúc Tổn Thương Thời Thơ Ấu; Việt Tú dịch; Công Ty Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2021
Phụ huynh chú trọng thành tựu hiếm khi có vẻ hài lòng. Nếu con của họ trở về nhà với toàn điểm A trong bảng điểm, họ sẽ nói, “Lần sau, bố/mẹ sẽ chờ điểm A+ ở con”. Loại cha mẹ này có một vài điểm chung với cha mẹ ái kỷ mà chúng ta đã nói đến. Trên thực tế, nhiều hành vi của họ cũng tương tự. Rất nhiều cha mẹ ái kỷ tập trung vào sự hoàn hảo vì họ muốn con mình là một phiên bản phản ảnh tốt về họ. Nói cách khác, “Nếu con tôi đạt toàn điểm A, điều đó khiến bố/mẹ trong thực sự giỏi”. ‘Hiệu ứng phản chiếu này là một phần của hầu hết các bậc cha mẹ cầu toàn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Cha mẹ chú trọng thành tựu có thể được thúc đẩy bởi một số yếu tố khác nhau.
Không phải tất cả cha mẹ chú trọng thành tựu đều lơ là về mặt tình cảm. Nhiều bậc cha mẹ của các vận động viên Olympic, nghệ sĩ piano hòa nhạc và cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp có thể được coi là chú trọng thành tựu vì họ được định hướng và ủng hộ con mình trở thành người giỏi nhất. Nhưng sự khác biệt giữa phụ huynh chú trọng thành tựu không bỏ bê và một phụ huynh bỏ bê con cái là: hỗ trợ. Một phụ huynh chú trọng thành tựu lành mạnh hỗ trợ con mình đạt được những gì đứa trẻ muốn. Một phụ huynh chú trọng thành tựu không lành mạnh sẽ gây áp lực buộc con mình phải đạt được những gì phụ huynh muốn.
Một số cha mẹ chú trọng thành tựu đặt áp lực cho con cái họ phải đạt được thành tích vì họ rất muốn có cơ hội mà chính họ đã không có được. Nhiều người đang hành động theo cảm giác của riêng họ rằng bản thân họ phải hoàn hảo. Một số đang cố gắng sống cuộc sống của chính họ thông qua đứa con của mình. Vẫn còn những phụ huynh chú trọng thành tựu khác có thể chỉ đơn giản là đang nuôi dạy con mình theo cách họ đã được nuôi dạy bởi vì đó là những gì họ biết.
Khi cậu bé Zeke trao sổ liên lạc cho người mẹ cầu toàn của mình, bạn nghĩ cô ấy sẽ nói gì?
?Zeke
“Zeke, làm thế nào mà con có thể cư xử như thế này ở trường? Bây giờ cô Rollo có thể thay đổi ý định về việc viết thư giới thiệu để giúp con nộp đơn vào Trường chuyên! Chúng ta cần gọi cho cô Rollo ngay bây giờ và giải quyết ổn thỏa chuyện này”.
?Hoặc người mẹ # 2:
“Zeke, con biết cách giữ thăng bằng cây bút chì trên đầu ngón tay! Cô Rollo nói đúng. Nếu con tự chọc vào mắt mình, điều đó có thể làm chậm quá trình học piano của con. Làm sao con có thể luyện tập nếu con không thể nhìn thấy bản nhạc?!”.
?Hoặc người mẹ # 3:
“Zeke, mẹ vô cùng thất vọng về con. Mẹ đã hy sinh rất nhiều để con có thể được học tại ngôi trường đắt đỏ này. Nếu cô Rollo bắt đầu coi con là một đứa trẻ có vấn đề, con có thể phá hỏng mọi thứ mẹ đã làm cho con. Con phải nghĩ về tương lai của mình chứ!”.
Lưu ý rằng cả ba phản ứng này dường như đều lưu ý đến lợi ích tốt nhất của Zeke. Những bà mẹ cầu toàn này rõ ràng rất quan tâm và muốn điều tốt nhất cho con họ. Vấn đề là cả ba bà mẹ đều lờ đi cảm xúc của Zeke với các câu trả lời của mình. Không câu trả lời nào trong số những cầu trả lời này đề cập đến việc Zeke căn học cách kiểm soát cơn bốc đồng của mình. Không ai chỉ ra cảm giác gần đây của Zeke khi bị anh chị em của mình đối xử như một đứa trẻ. Không có câu trả lời nào trong số này nói với Zeke về bất cứ điều gì quan trọng đối với cậu. Tất cả các câu trả lời đều chỉ giải quyết nhu cầu của phụ huynh, không phải của Zeke. Họ đề cập đến tương lai của Zeke, điều mà cậu ấy còn quá nhỏ để quan tâm hoặc thậm chí hiểu. Chúng lấy đi cơ hội đề Zeke tim hiểu vài điều về bản thân, bản chất, cảm xúc của mình và cách hòa hợp với những người xung quanh. Theo thời gian, để chấp nhận được thông điệp đơn giản, “Hãy ngoan để bạn có thể thành công”, Zeke sẽ phải loại bỏ nhiều nhu cầu và cảm xúc của chính mình. Điều này có thể hiệu quả trong thời thơ ấu, nhưng cậu sẽ bước vào tuổi thiếu niên và trưởng thành với một một sự thiếu thốn sâu thẳm trong tâm hồn; hiểu biết về bản thân, cảm xúc và tình yêu bản thân.
?Tim
Tim đã bị vợ anh, Trish, lôi kéo đến liệu pháp dành cho cặp đôi theo đúng nghĩa đen. Trong cuộc hẹn đầu tiên của chúng tôi, thật khó để khiến Tim nói nhiều. Một điều anh ấy bày tỏ khi nói chuyện là anh ấy thất vọng về bản thân và Trish. “Chúng tôi yêu nhau, và thế là đủ. Nhưng không có gì là đủ đối với Trish”, anh nói. Khi tôi yêu cầu anh ấy đi sâu hơn vào chi tiết, anh ấy chỉ nói, “Tôi không thể hiểu tại sao cô ấy không để mọi chuyện trôi qua. Tại sao cô ấy không thể thấy vui?”.
Nếu tôi chỉ nhìn điều này ở ngoài bề mặt, có lẽ tôi đã nghĩ rằng Trish hẳn hơi khó hòa đồng. Nhưng đã làm việc với nhiều cặp đôi, tôi có thể thấy rằng câu chuyện chắc chắn còn rất nhiều điều nữa. Khi đến tôi hỏi Trish những câu hỏi, cô ấy bắt đầu khóc. Đây là những gì ấy nói với tôi về lý do cô ấy đưa Tim đi trị liệu.
“Tim nói rằng anh ấy hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của chúng tôi nhưng anh ấy có vẻ không vui. Anh ấy đi làm về là cáu kỉnh. Anh ấy là một người cha tuyệt vời, nhưng đôi khi anh ấy cáu gắt với lũ trẻ khi chúng cư xử không hoàn hảo. Anh ấy luôn coi thường bản thân. Anh ấy là phó chủ tịch tại công ty khi mới bốn mươi tuổi, nhưng anh ấy vẫn cảm thấy không đủ vì nghĩ rằng anh ấy nên làm CEO. Khi tôi cố gắng nói chuyện với anh ấy, anh ấy đã từ chối và không cởi mở với tôi. Tôi biết anh ấy rất đau khổ và tôi muốn giúp đỡ nhưng tôi không thể. Tại thời điểm này, tôi yêu anh ấy nhưng tôi không thể sống theo cách này được nữa. Xin hãy giúp chúng tôi để chúng tôi có thể vẫn ở bên nhau”.
Hãy tạm dừng ở đây một chút và xem xét kĩ hơn vào tình huống của Tim. Sau mười lăm phút gặp gỡ của chúng tôi, tôi đã thực sự nghi ngờ rằng anh ấy đã bị cha mę thiếu quan tâm tình cảm khi còn nhỏ. Dưới đây là những dấu hiệu thờ ở cảm xúc mà tôi có thể thấy ở anh ấy (khi bạn đọc Chương 3, bạn sẽ biết thêm rất nhiều về những dấu hiệu này):
Cáu gắt, theo chủ nghĩa hoàn hảo, bằng chứng là anh ấy thiếu khoan dung với những lỗi lầm của con mình.
Thiếu nhận thức về cảm xúc, bằng chứng là “Tại sao cô ấy không thể hạnh phúc?”.
Luôn phản lại sự phụ thuộc, bằng chứng là cảm thấy thấy vọng về bản thân vì cần sự giúp đỡ và luôn muốn từ chối nhận sự giúp đỡ từ Trish.
Thiếu lòng trắc ẩn với bản thân, bằng chứng là lời của Trish rằng Tim cảm thấy không những có thể làm Phó chủ tịch, mà còn có thể là Giám đốc điều hành.
Sau nửa tá cuộc gặp gỡ theo cặp đôi, cuối cùng Tim cũng sẵn sàng tham gia một số buổi gặp riêng lẻ. Trong những cuộc gặp gỡ đó, tôi phát hiện ra rằng cha mẹ của Tim, trong khi rất yêu thương, đã nuôi dạy anh ấy với một mục tiêu chính: trở nên thành công. Những căng thẳng, đấu tranh, thành tích và khả năng của anh thời thơ ấu đều được cha mẹ anh nhìn qua lăng kính “tương lai”. Tim đã biết rõ rằng cảm xúc, nhu cầu và kinh nghiệm của anh ấy không liên quan đến bất cứ điều gì. Tất cả những gì quan trọng là, “điều này có ý nghĩa đối với tương lai của bạn?”. Tim đã bước vào tuổi trưởng thành, lập gia đình và có con với rất ít hiểu biết về bản thân, cảm xúc hay cách kết nối với mọi người, kể cả vợ anh.
May mắn thay, vì Tim đã có thể cởi mở và chia sẻ tất cả những điều này với tôi và chúng tôi đã có thể giải quyết nó. Sau một số buổi gặp riêng, anh ấy đã có thể áp dụng sự chấp nhận bản thân, lòng trắc ẩn và lòng khoan dung mới có cho hôn nhân và con cái của mình.
Khi một đứa trẻ bị cha mẹ cầu toàn đối xử như thể cảm xúc và nhu cầu tình cảm của trẻ không quan trọng, thì một phần cá tính sâu sắc của bản thân trẻ bị phủ nhận. Phần đó của đứa trẻ trở nên giống như con voi trong phòng. Không ai muốn nhìn thấy hoặc nghe thấy nó, nhưng đó là phần thể hiện bản sắc rõ rệt nhất của chính họ. Cách duy nhất mà hầu hết những đứa trẻ này có thể thích nghi, hòa hợp và phát triển trong gia đình là tham gia vào việc phủ nhận và giả vờ rằng phần cảm xúc cá nhân của chúng không tồn tại. Không có gì ngạc nhiên khi những đứa trẻ bị bỏ rơi lớn lên với một khoảng trống trong cảm nhận về bản thân, tình yêu dành cho bản thân và khả năng kết nối cảm xúc với người khác.