ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG BẤT AN TRONG CUỘC SỐNG

VENERABLE THUBTEN CHODRON

ĐỐI MẶT VỚI CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG
THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
DEALING WITH LIFE’S ISSUES
A Buddhist Perspective
Tỳ Kheo Ni Thubten Chodron
Diệu Liên Lý Thu Linh
chuyển ngữ 2018

Ni sư Thubten ChodronNi Sư Thubten Chodron (thế danh Cherry Green), sinh năm 1950, lớn lên gần vùng Los Angeles.  Ni sư hoàn thành Cử Nhân Lịch Sử tại Đại Học UCLA năm 1971.  Sau khi du lịch qua Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á trong khoảng một năm rưỡi, Ni sư trở về Mỹ, lấy chứng chỉ sư phạm, theo học chương trình sau đại học tại USC về Giáo Dục và dạy học ở Hệ Thống Các Trường tại thành phố Los Angeles.

Năm 1975, Ni sư tham dự một khóa tu thiền của Ngài Lama Yeshe và ngài Zopa Rinpoche.  Sau đó Ni sư qua Nepal tiếp tục tu học và hành thiền tại Tu Viện Kopan. Năm 1977, Ni sư được Ngài Kyabje Ling Rinpoche cho xuất gia tại Dharamsala, Ấn Độ, và năm 1986 Ni sư thọ đại giới tại Đài Loan…

Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta và đặc biệt thiện xảo trong việc giải thích chúng bằng những phương cách dễ hiểu và dễ thực hành đối với người Tây Phương.  Ni Sư nổi tiếng với những bài Pháp đầy ý nhị, hài hước, chân tình và rõ ràng. Chúng tôi xin giới thiệu một bài như thế dưới đây:

Theo quan điểm Phật giáochúng ta đánh giá các cuộc tấn công khủng bố (như ngày 11 tháng 9) và phải trả đũa như thế nào?  Với tư cách cá nhân hay xã hộichúng ta làm gì để giải tỏa sự sợ hãilo âu và sân hận phát khởi, để phản ứng lại các cuộc khủng bố như thế?  (Phần này được viết vài tháng sau vụ tấn công khủng bố năm 2001.  Nhưng những gì được nói ở đây, cũng có thể áp dụng cho cuộc chiến ở Iraq, cũng như các cuộc xung đột khác). 

Theo tôi, hình như người Đông Nam Á có những nỗi sợ hãilo âu khác, so với người Mỹ, sau cuộc tấn công khủng bố.  Người châu Á lo sợ về kinh tế nhất, trong khi ở Mỹ, người ta lo sợ cho mạng sống của mình.  Họ sợ sẽ có khủng bố bằng hóa chất hay bom độc có thể giết nhiều người.

Khi sợ hãilo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.  Lúc đó, chúng ta bắt đầu tưởng tượng ra những cảnh tượng khủng khiếp nhất, và tự nhủ là chúng sẽ xảy ra.  Rồi ta trở nên lo lắngsợ hãi rằng tất cả những gì chúng ta nghĩ tưởng sẽ thực sự xảy ra.  Nhưng, ngay lúc đó, chưa có chuyện gì xảy ra.  Và có thể là chẳng bao giờ xảy ra.  Thật khờ nếu ta tự làm mình bực tứclo lắng rằng chúng sẽ xảy ra.  Cách giải quyết các cảm xúc tiêu cực này là nhận thức rằng tâm ta đang dựng chuyện.  Các chuyện này không phải là thực tại.  Ta phải trở về với giây phút hiện tại và ý thức được chuyện gì đang xảy ra.

Ngay cả khi những điều tệ hại nhất xảy ra, chúng ta cũng có phương cách đương đầu với chúng.  Khi tìm hiểu, ta thấy rằng mình cũng có các năng lực vật chất hay tinh thần để sử dụng nếu có biến cố xảy ra.  Đôi khi các nguồn năng lực đó ở bên ngoài, thí dụ, ta có thể quen biết một ai đó có thể giúp ta hay cộng đồng có thể hỗ trợ ta.  Nhưng quan trọng hơn cả là ta có nguồn năng lực nội tâm của mình.  Ta có sức mạnh nội tại mà ta có thể sử dụng để đối phó với các thảm kịch một cách tích cực và sáng tạo.  Qua sự tu tập và hành thiền, ta phát triển được các nguồn năng lực nội tại này, để khi gặp khó khăn, ta có thể đối mặt với chúng mà không sợ hãi.  Để phát triển các nguồn năng lực nội tại, ta phải học giáo lýquán niệm chúng thấu đáo trước khi gặp hoàn cảnh khó khăn.  Ta phải huấn luyện tâm trước.  Giống như đi thi, ta phải học kỹ bài trước đó.  Ta không thể bước vào phòng thi không có sự chuẩn bị mà mong rằng mình sẽ làm bài tốt.

Phật giáo Tây Tạng có một số giáo lý được gọi là “luyện tâm” hay “chuyển hóa tư tưởng” (lojong).  Giáo lý chuyển hóa tâm giải thích các phương cách để chuyển hóa các uế nhiễm trên con đường đạo. Tôi may mắn đã được học các giáo lý này và cố gắng thực hành chúng. Để giúp tâm đối mặt với uế nhiễm, tôi thiền quán về nghiệp quả cũng như từ bitình thương yêu. Khi quán chiếu về nghiệp, tôi nghĩ rằng bất cứ điều gì xảy ra – khổ đau hay hạnh phúc- đều là quả của các hành động trong quá khứ của tôi.  Do đó đổ lỗi cho người hay phiền não về những gì xảy ra là thiếu khôn ngoan. Tốt hơn, ta nên học từ kinh nghiệm đó và quyết tránh lặp lại hành động đã gây ra phiền não cho ta.  Khi quán chiếu về tình thương yêu, lòng bi mẫn, tôi nghiệm ra rằng những người gây phiền não cho tôi cũng muốn được hạnh phúc và tránh khổ đau, và họ làm thế cũng vì họ có nỗi khổ riêng. Nhờ thế, tôi có thể vun trồng tâm từ bi đến với họ; ngược lại tâm đó cũng giúp tôi bớt phiền não.

Trở lại vấn đề phản ứng sau ngày khủng bố 11 tháng 9, tôi thấy người dân Đông Nam Á quan tâm đến nồi cơm của họ hơn.  Họ không quan tâm lắm đến những người di tản đang chết đói ở Afghanistan hay những người Mỹ đang chết vì bệnh than.  Họ nghĩ nhiều đến hình ảnh của một nền kinh tế đang xuống dốc và lo lắng cho cuộc sống của riêng mình.  Đó là cái nhìn nông cạn.  Khi chỉ chăm chú lo lắng về tỉnh trạng kinh tế của mình, họ còn làm tăng thêm nỗi lo.  Nếu họ mở rộng tầm nhìn hơn ra cả thế giới, thì những vấn đề kinh tế của riêng họ sẽ trở nên thực tế hơn.

Thí dụ, người nông dân Afghanistan do những nỗi lo sợ về kinh tế, đã chất đồ đạc, của cải lên lưng lừa, rồi cùng vợ con chạy đến những vùng đất khô cằn.  Đất nước của họ đã bị nạn đói mấy năm nay, giờ tới bom rơi.  Họ phải di tản, với hy vọng sẽ tìm được người tử tế có thể cho họ thực phẩm, thuốc men và một nơi nương thân.  Những người này chẳng có chút ý niệm gì về nơi họ chạy đến, hay điều gì sẽ xảy ra cho họ.  Liệu những hoàn cảnh như vậy có xảy ra ở Malaysia hay Singapore?  Tôi chắc là không.  Dầu kinh tế có chậm phát triển ở đây, nhưng bạn sẽ không phải đối mặt với những khó khăn như người di tản Afghanistan hay nhiều người nghèo khó khác trên trái đất này.  Bạn vẫn có một chỗ ở; gia đình bạn không phải sợ bị tấn công dã man; xứ sở bạn sẽ không bị phân chiahỗn loạn.  Có thể bạn không có phương tiện đi du lịch hay thưởng thức các món cao lương mỹ vị, nhưng cái khổ của bạn quá nhẹ nhàng so với người khác.  Nếu bạn quán sát hoàn cảnh của mình theo hướng đó, bạn sẽ nhận thấy rằng các vấn đề của mình không đến nỗi tệ, và bạn có thể giải quyết chúng.

Nhiều lúc chúng ta sợ hãilo lắng do những gì ta đọc trên báo chí hay nghe trên đài CNN (Channel Networks News).  Đông Nam Á xuất khẩu nhiều hàng hóa qua Mỹ, do đó khi kinh tế teo tóp lại, có nghĩa là nhiều người sẽ mất việc.  Đó là một thực trạng.  Khi mất việc, người ta sẽ có nhiều nỗi lo âu.  Chúng ta phải đương đầu thế nào với những nỗi sợ hãi mà các cơ quan truyền thông cứ dội xuống cho chúng ta?

Có một phương cách là không theo dõi các kênh truyền thông nữa!  Chúng tạo ra một cơn sốt khiến ta lo lắng thái quáChúng ta phải phát triển trí tuệ phân biệt để đối phó với truyền thông – biết điều gì là chính xác và điều gì là phóng đại, điều gì là báo cáo chân thật và điều gì là thêu dệt.

Như đã nói ở trên, chúng ta phải xét sự lo âusợ hãi dưới nhiều khía cạnh. Những ám ảnhlo âu về kinh tế ở Malaysia hay Singapore không thể so sánh với nỗi sợ hãi mà người dân trong các nước nghèo đói phải đối mặt.  Ở đây, bạn có thể mất việc, nhưng bạn sẽ không chết đói. Nhiều người ở các nơi khác trên thế giới đang thực sự mất mạng, đang chết đói ngay giây phút này.

Tư tưởng chấp ngã khiến bất cứ chuyện gì xảy ra cho chúng ta cũng đều khủng khiếp, ghê gớm.  Đồng thờithái độ đó cũng khiến ta không quan tâm đến những cảnh còn khổ hơn của người khác. Khi ta mở rộng tầm nhìn, và nhận thức rằng tất cả mọi người ai cũng muốn được hạnh phúc và tránh khổ đau, thì ta không còn chỉ nghĩ đến bản thân. Một tầm nhìn rộng mở sẽ xoa dịu tâm và giải phóng ta khỏi sự chấp ngã cứng ngắt, hẹp hòi.

Nếu bạn muốn tránh đói nghèo thì hãy thực hành bố thí ngay bây giờ. Chúng ta có quá nhiều thứ; sẽ tuyệt vời biết bao nếu ta đóng góp cho một cơ sở từ thiện lo giúp đỡ người di tản và những người đang khổ đau vì chiến tranh?

Một cách khác nữa để giảm sự sợ hãi là biết hàm ân những điều tốt đẹp ta đang tận hưởng trong cuộc sống. Thí dụ, bạn có thể mất việc, nhưng may mắn thay bạn sẽ không chết đói. Đất nước bạn có bao món ngon, vật lạ.  Bạn vẫn còn có gia đình; bạn không phải sống trong nỗi sợ bị tấn công. Có thể bạn phải chịu đựng, chịu thiếu thốn một số thứ bạn vẫn thường sở hữu, nhưng bạn vẫn xoay trở được. Vật chất bên ngoài không phải là nguồn hạnh phúc, đúng không? Bởi thế, ta mới đi tìm Niết bàn, để có thể vượt lên trên sự bám víu vào các sở hữu vật chất, những thứ không thể mang đến hạnh phúc tuyệt đối cho ta, đúng không?

Chúng ta có thấy mình ngớ ngẩn, và đáng buồn cười vì cái tâm nhỏ hẹp của mình không? Thí dụ, ta tự gọi mình là Phật tử, và tự nhận mình có đầy tín tâm đối với Phật pháp, nhưng, ta lo sợ bị mất việc trong kiếp sống này hơn là nơi chốn ta có thể tái sinh trong tương lai. Thái độ đó có đúng với lời Phật dạy không? Ta cho là mình tin vào nghiệp báo, nhưng khi phải từ bỏ các hành động xấu ác để không phải tái sinh vào đường xấu, thì ta quên nghĩ đến nghiệp báo. Tâm hẹp hòi của ta nghĩ, “Cuộc sống trong kiếp tái sinh thì quá xa, chứ mất việc là khổ đau thực sự ngay trong hiện tại”. Thực ra, nếu mất việc, ta chỉ phải chịu khổ trong thời gian ngắn. Khi ta ra đi, cái khổ bị mất việc cũng chấm dứt. Nhưng nếu ta không làm việc thiện để tạo hạnh phúc trong các kiếp tái sinh, ta có thể còn phải chịu khổ nhiều hơn. Nếu ta biết quán chiếu về điều này và mở rộng tầm nhìn, ta không phải lo âusợ hãi và không phải chịu khổ trong kiếp tái sinh vì ngay hiện tại ta biết hành động với lòng tử tế và rộng lượng.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. ĐỐI DIỆN NỖI ĐAU MẤT NHỮNG NGƯỜI THÂN
  2. BỒ ĐỀ TÂM TƯƠNG ĐỐI VÀ BỒ ĐỀ TÂM TUYỆT ĐỐI
  3. THỰC TẬP PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI

Bài viết khác của tác giả

  1. LÀM VIỆC TRÊN NHỮNG CẢM XÚC
  2. MỘT CÁI NHÌN RÕ RÀNG VỀ CHÍNH MÌNH: NHỮNG ĐỐI TRỊ VỚI SỰ KIÊU MẠN
  3. PHẬT PHÁP VÀ GIA ĐÌNH

Bài viết mới

  1. BIỂU LỘ CHÍNH MÌNH MỘT CÁCH TRỌN VẸN
  2. CHÂN LÝ CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC BẰNG LAO ĐỘNG QUÊN MÌNH
  3. CẢM GIÁC TỰ DO, ĐƯỢC GIẢI PHÓNG BẢN THÂN