ĐỨC PHẬT – NHÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ VƯỢT THỜI GIAN

SƯU TẦM

Đức Phật là người đã dự liệu được con người luôn luôn đau khổ với những gì mình không đạt được trong tương lai, và chỉ ra rằng việc tập chung vào hiện tại mới mang lại cho chúng ta có sức mạnh, vượt qua khổ não để có được hạnh phúc.

Như vậy hạnh phúc không có trong tương lai mà là 1 tiến trình được diễn ra trong hiện tại. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận về mục tiêu và kế hoạch của từng người để xây dựng đời sống của chính mình.

Đức Phật đã đưa ra được nhận định về tâm mong cầu thái quá chính là một trong những tác nhân gây hại trực tiếp đến sức khỏe tâm lý và tâm thần của chúng ta. Một khi những nhu cầu không được thỏa mãn dẫn đến con người trong đó số nhiều là giới trẻ, luôn lạm dụng chất kích thích, nhằm giải tỏa về rối loạn tâm lý của mình khiến cảm xúc tiêu cực ngày một nhiều, thậm chí còn gây nguy hiểm cho chính mình, cho cộng đồng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch. Bên cạnh đó, dự báo từ các chuyên gia, tới năm 2021, trầm cảm sẽ là căn bệnh đứng đầu thế giới về mức độ nguy hại. Còn ở Việt Nam hiện nay, trầm cảm đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là sự ảnh hướng tới giới trẻ.

Như đã nói ở trên, do mong cầu quá lớn, do áp lực về mọi mặt khi xã hội phát triển, khiến con người ngày càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn. Những áp lực đó khiến con người dần mất kiểm soát về hành vi cũng như như suy nghĩ của mình. Môi trường gia đình thiếu hạnh phúc, con cái ít được quan tâm cũng chính là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm trong giới trẻ. Việc giao tiếp giữa những người thân ít lại với nhau, làm giới trẻ cũng bị quá lệ thuộc vào mạng xã hội, tin nhắn, game… khiến nhiều người mắc bệnh trầm cảm.

Để trị liệu bệnh trầm cảm, một trong những phương pháp chúng ta có thể áp dụng được là những giáo lý mà Đức Phật để lại. Cụ thể, nhiều Thiền sư đã thực chứng được giáo pháp của đức Phật, đã chia sẻ lại kinh nghiệm thoát khỏi trầm cảm (một dạng phiền não nặng) chính là an trú với hiện tại. Thực hành sự tập trung và duy trì tình yêu thương bạn sẽ thoát được trầm cảm.

Khi chúng ta tu tập Chánh pháp, các nghiệp bất thiện có thể lộ ra rất nhanh, và sẽ được giải trừ khi chúng ta bị đau ốm, bị trầm cảm hay gặp phải các vấn đề bất ổn khác. Trong trường hợp này thì sự tu tập Chánh pháp chính là “xà phòng và nước” [làm lộ ra các nghiệp bất thiện]. Đây là cách lý giải vì sao các hành giả tu tập Chánh pháp thường bị đau ốm hay gặp nhiều trở ngại khi họ tu tập quyết liệt.

Giáo lý đạo Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc luôn giữ tâm trong trạng thái vui vẻ hạnh phúc. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn sẽ khiến cho gia đình và những người chung quanh bạn không được hạnh phúc. Bạn tự giam mình quá chặt trong sự trầm cảm đến nỗi không mở lòng ra với người khác. Bạn không thể yêu thương hay giúp đỡ người khác, hoặc làm cho họ được hạnh phúc. Thậm chí, bạn không thể nở một nụ cười với người khác, không thể cho người khác dù chỉ một niềm vui nhỏ nhoi đến thế.

Ngược lại, khi bạn vui vẻ, bạn sẽ thoải mái và có chỗ trống trong đầu óc để nghĩ về người khác, để chăm sóc và yêu thương người khác. Bạn có thể cười với họ để làm họ vui. Và bạn có thể làm công việc hay tu tập tâm linh tốt hơn. Nếu tâm rối rắm, thậm chí bạn sẽ ngừng việc tu tập tâm linh. Do đó, khi cuộc sống bất hạnh, điều quan trọng là hãy giữ tâm vui vẻ hạnh phúc bằng cách sử dụng các vấn đề bất ổn của bạn vào con đường tu giác ngộ.

Đức Phật là một nhà tâm lý trị liệu vượt thời gian. Phương pháp trị liệu của Ngài đã giúp cho hàng triệu người qua hàng thế kỷ. Ngày nay, thế giới phương Tây đã nhận ra cốt lõi tâm lý của Phật giáo. Nhiều hệ thống tâm lý trị liệu ở phương Tây phát sinh từ giáo thuyết của Đức Phật. Ngài đã giúp con người đạt đến tuệ giác nội quan và hỗ trợ trong sự thúc đẩy lớn mạnh trong khi tiêu trừ những cảm xúc rắc rối và khổ đau. Những phương pháp tâm lý trị liệu của Ngài được là đặc biệt hiếm có và được áp dụng khắp mọi thời gian.Đức Phật – Bậc thức tỉnh cho nhân thế.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. ĐỨC PHẬT HIỆN DIỆN GIỮA CUỘC ĐỜI
  2. ĐỨC PHẬT LÀ BẬC THẦY CÁC NHÀ KHOA HỌC

Bài viết khác của tác giả

  1. SỨC MẠNH CỦA NHÂN LÀNH – SỨC MẠNH CỦA THIỆN PHÁP – SỨC MẠNH CỦA BỐ THÍ
  2. CON CHỒN CỦA HÒA THƯỢNG HƯ VÂN
  3. 5 CÁCH NUÔI DƯỠNG TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN Ở CON TRẺ

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP