GỌT GIŨA TRÁI TIM

NIKKEI TOP LEADER

Nguồn: Triết lý kinh doanh của Inamori Kazuo

Tác giả: Nikkei Top Leader

Việt dịch: Hương Linh

NXB Lao động, Công ty sách Thái Hà, 2017

Inamori Kazuo là một “vị thần doanh nhân” của Nhật Bản, người sáng lập ra hãng Kyocera và phát triển hãng này trở thành một công ty công nghệ cao đa quốc gia với hơn 60.000 nhân viên. Triết lý kinh doanh mang đậm tư tưởng Phật giáo của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiều thế hệ doanh nhân. Sau khi thôi giữ chức chủ tịch hãng Kyocera, ông quyết định trở thành nhà sư đạo Phật với pháp danh Đại Hòa.

Nikkei Top Leader là tạp chí kinh doanh nổi tiếng của Nhật Bản, đặc biệt trong giới doanh nhân của những doanh nghệp vừa và nhỏ, giới doanh nhân khởi nghiệp.

Trong thời đại ngày nay, có lẽ bất kỳ bạn trẻ nào cũng muốn khởi nghiệp. Kiếm được nhiều tiền, được xã hội trọng vọng, trở thành tấm gương của những người khác, là động cơ của không ít người muốn có cho mình một cơ sở kinh doanh riêng. Điều đó không hề sai nhưng nếu cứ đi theo con đường như vậy, kinh doanh sẽ khó có thể lâu dài, mà quan trọng hơn, sẽ khó có thể hạnh phúc. Cuốn sách này – Triết lý kinh doanh của Inamori Kazuo – không đảm bảo bạn sẽ có hạnh phúc khi kinh doanh nhưng chắc chắn nó sẽ đặt bạn vào con đường đúng đắn, bắt đầu từ việc trả lời câu hỏi “Doanh nhân là gì?”

Triết lý kinh doanh của Inamori Kazuo

GỌT GIŨA TRÁI TIM

Điểm mấu chốt trong phong cách kinh doanh của Book Off nằm ở yếu tố giá linh hoạt. Sau khi được khách hàng bán lại sách với giá rẻ, Book Off sẽ bán ra với giá cao hơn. Tuy nhiên, khi ấy, dù có kêu gọi những chủ cửa hàng thành viên của Book Off đến đâu, họ cũng không chịu nhận thức điều này. Nếu không đầu tư đào tạo nhân viên thì các cửa hàng sách cũ khác vẫn mọc lên và kinh doanh thuận lợi. Cứ như vậy, chuỗi cửa hàng có thể bị sụp đổ. Khi đó Sakamoto đã đến một cửa hàng và cầm một cuốn sách trên tay, trên đó có câu: “Môt công ty vốn không phải của một mình giám đốc. Công ty là một nơi vì hạnh phúc của tất cả nhân viên. Do đó, trước hết, giám đốc phải tự gọt giũa trái tim mình. Điều quan trọng nhất là cố gắng hết mình vì mọi người, chấp nhận đổ mồ hôi và công sức vì nhân viên của mình.”

Sakamoto đã rất băn khoăn: “Gọt giũa trái tim là sao? Tâm hồn từ bi, cố gắng hết sức vì mọi người là gì? Tôi khi ấy bận tới mức còn không thể lo được cho bản thân. Nếu có nhiều thời gian rảnh rỗi thì còn có thể hiểu được, chứ những người bận tối mắt tối mũi hẳn là không thể có cái gọi là tấm lòng từ bi vì người khác được. Vừa nghĩ như vậy, tôi nhìn vào tên tác giả và trên đó có ghi ‘Inamori – Người sáng lập Kyocera.’”

Suy nghĩ hồi lâu, Sakamoto vẫn không hiểu tai sao lại như vậy và không thể đặt cuốn sách xuống được. Sự tò mò và cảm giác kỳ lạ đã thôi thúc Sakamoto đến lớp học Morikazu.

Thế giới này có rất nhiều lớp học “Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền.” Sakamoto đã nghĩ hẳn lớp Morikazu cũng sẽ như vậy nhưng ông đã nhầm hoàn toàn. Lớp học hoàn toàn không đề cập đến những điều liên quan đến việc làm thế nào để kiếm được nhiều tiền mà lại đưa ra những câu hỏi triết học như “Tại sao con người được sinh ra trên thế giới?” và giảng giải về những điều đó. Sakamoto đã cực kì ngạc nhiên. Hơn nữa, Inamori còn nói: “Con người được sinh ra là để mài giũa tâm hồn. Vậy nên thế gian có nhiều hạnh phúc, rồi khổ đau và cả khổ cực. Mỗi người lại có một cách sống khác nhau. Có người sống vì hạnh phúc của gia đình nhưng cũng có người vì danh tiếng của bản thân. Dù thế nào đi nữa, việc mài giũa tâm hồn là nguồn gốc chung mà loài người ai cũng có, là cách sống để mang đến bình đẳng cho mọi người. Đặc biệt, nửa sau của cuộc đời mỗi con người chính là kết quả của việc mài giũa đó.”

Những lời của Inamori thấm nhuần vào từng tế bào trên cơ thể Sakamoto. Từ đó, Sakamoto thường xuyên đến lớp Morikazu nghe giảng và rút ra được câu trả lời chắc chắn cho bản thân. Trước đó, ông chỉ luôn nghĩ cho bản thân mình: Mình sẽ kiếm được tiền, mình sẽ có một cuộc sống sung sướng, mình có thể nâng cao danh tiếng của bản thân. Thế nhưng, một doanh nhân chỉ nghĩ cho bản thân thôi sẽ không có ai chấp nhận đi theo và cống hiến cho họ cả. Để có thể thay đổi suy nghĩ của chủ các cửa hàng thành viên, trước tiên, Sakamoto phải thay đổi bản thân. Nếu không thể thật lòng suy nghĩ liệu mình có thể mang tới bao nhiêu phần hạnh phúc cho người khác, nói cách khác là mang tấm lòng từ bi, thì công ty sẽ không thể có những bước phát triển thuận lợi và tốt đẹp. Ban đầu, Sakamoto chỉ mang trong mình tham vọng đưa sự nghiệp kinh doanh của mình phát triển. Nhưng lúc này, Sakamoto đã chuyển tham vọng đó từ bản thân sang người khác, nhờ vậy đã thúc đẩy sự phát triển của Book Off. Thành công của Book Off đồng hành cùng với quan niệm triết học Inamori.

Tuy nhiên, ngay cả trong mơ, Sakamoto cũng không nghĩ rằng mình phải bỏ lại Book Off. Ngay sau khi từ chức, ông nghĩ sẽ chấm dứt cuộc đời của một doanh nhân tại đây: “Tôi đã nghĩ đến Hawaii, mua một khu đất và một căn biệt thự, trở thành ông chủ của một sân gôn, trải qua cuộc sống hàng ngày với rượu và hoa hồng. Dù gì thì tôi cũng đã gần 70 tuổi rồi mà! Thế nhưng tôi đã thay đổi suy nghĩ sau khi bị anh Inamori mắng. Ban đầu anh đã mắng tôi rất nghiêm khắc, nhưng khi trở về, anh nói với tôi: ‘Nếu có khó khăn hay vướng mắc, dù là bất cứ điều gì, hãy đến nói chuyện với tôi. Dù là bất cứ khi nào, tôi cũng sẽ dõi theo cậu.’” Tôi vẫn luôn ghi nhớ lời khích lệ này. Anh Inamori thường nói với tôi: ‘Đừng chỉ mang hạnh phúc tới cho riêng mình, hãy mang hạnh phúc tới cho những người xung quanh anh nữa’. Bản thân tôi đã phải bỏ dỡ đứa con Book Off. Tôi băn khoăn liệu mình có nên làm lại hay không. Không lâu sau đó, anh Inamori đã dâng hiến cả sức mạnh về thể xác và tinh thần để làm sống lại JAL. Nhìn thấy dáng vẻ ấy, tôi đã nghĩ thật may là mình đã không đến Hawaii. Nếu đi như vậy, tôi sẽ mất đi cơ hội được gặp mặt người mà tôi xem như bức tượng đài tôn kính.”

Inamori Kazuo - người sáng lập công ty Kyocera

“Đừng chỉ mang hạnh phúc tới cho riêng mình, hãy mang hạnh phúc tới cho những người xung quanh anh nữa”

Điều mà Sakamoto còn đang làm dang dở tại Book Off là xây dựng một tập thể nhân viên hành động độc lập, chỉ bằng sức mạnh của một cá nhân cũng có thể vươn tới bầu trời cao xanh. Một phong cách kinh doanh mới, nhân viên không chỉ làm việc khi có chỉ thị từ người khác mà có ý chí của một doanh nhân, càng nhiều càng tốt, tự mình làm tốt phần công việc của mình.

“Tôi nghĩ năng lực tiềm tàng của con người rất kỳ diệu. Tôi muốn mang tới một nơi có phương pháp kinh doanh đặc biệt để mọi người có thể cùng nhau phát huy hết toàn bộ sức lực.” Sau thời kỳ tối tăm của cuộc đời, cuối cùng, năm 2009, Sakamoto đã thành lập công ty trong lĩnh vực ẩm thực từ khi quan sát những người đầu bếp. Dù có học tập, rèn luyện nhiều đến đâu đi nữa, nếu không thể trở thành đầu bếp trưởng, họ sẽ không thể tự do làm những món ăn mà mình muốn. Vì mức lương nhận được thấp, họ khó có thể tự tích lũy vốn để mở nhà hàng riêng, có nhiều người rời bỏ ngành ăn uống mà vẫn chưa thực hiện được mong muốn của mình. Bởi vậy, Sakamoto đã nghĩ đến việc thành lập những cửa hàng nhỏ nhưng mang tới khách hàng những món ăn hấp dẫn có thể sẽ cạnh tranh ngang ngửa với những chuỗi cửa hàng có nguồn vốn khổng lồ. Hơn nữa, ông cho rằng cạnh tranh bằng năng lực cá nhân có thể dễ dàng phân thắng bại hơn.

Thế rồi, ông bắt đầu bằng cách mở cửa hàng gà quay. Để thu hút khách hàng, ông cũng thực hiện phương pháp giống như các quán rượu thông thường như bán bia tươi với giá 99 yên. Nhưng thứ ông thu được chỉ toàn là thất bại. Vậy là ông đã tiến hành điều tra nguyên nhân một số nhà hàng vẫn làm ăn thuận lợi trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Sau khi so sánh 100 cửa hàng phát triển thịnh vượng, ông thấy những cửa hàng được chú ý dựa theo cuốn sách giới thiệu Michelin, phần lớn đều là nơi khách hàng vừa đứng, vừa dùng đồ uống với giá hợp lý. Chính từ đây, Sakamoto đã nảy ra ý tưởng sử dụng ghế xoay, mọi người sẽ đứng và dùng đồ uống, “nhậu đứng với bếp trưởng Michelin đứng bếp,” cửa hàng của ông có thể cung cấp những món ăn cao cấp chỉ với giá khoảng 1.000 yên, trong khi ở các cửa hàng khác có thể lên tới vài nghìn yên. Cách làm này đã làm nên sự đột phá lớn. Chỉ trong vòng vài tháng, cửa hàng của ông đã chật kín lịch đặt trước.

Với tư cách là một người tự khởi nghiệp kinh doanh, ông lại một lần nữa thu về chiến thắng cho mình, tính đến thời điểm đó là “thắng 3 bại 10”, Sakamoto quả là một người có tài kinh doanh. Nhưng khi được nhận xét như vậy, Sakmoto đã một mực phủ nhận: Nếu nghiêm túc thực hiện 12 nguyên tắc kinh doanh, ai cũng có thể dễ dàng xây dựng nên một công ty giống như Kyocera. Tóm lại, ‘kinh doanh không phải là năng lực trời phú.’ Khi nghe vậy, tôi lại sôi sục dũng khí, muốn làm lại một lần nữa.”

“12 nguyên tắc kinh doanh” hay “Bản chất của kinh doanh” do Inamori đưa ra khi thành lập công ty Kyocera là:

  1. Làm rõ mục đích, ý thức dành cho công việc

  2. Lập mục tiêu cụ thể

  3. Nuôi dưỡng ước mơ mãnh liệt trong tâm hồn

  4. Nỗ lực không thua bất cứ ai

  5. Giữ doanh thu ở mức cao nhất, kinh phí ở mức thấp nhất

  6. Quyết định giá cả chính là kinh doanh

  7. Kinh doanh là quyết định mọi việc bằng ý chí mạnh mẽ

  8. Luôn nung nấu tinh thần đấu tranh

  9. Luôn mang tinh thần dũng cảm

  10. Luôn thực hiện công việc có tính sáng tạo

  11. Thành thật bằng trái tim mang lòng từ bi

  12. Kinh doanh bằng cái nhìn tươi sáng hướng về phía trước, bằng tấm lòng thuần hậu ấp ủ ước mơ và khát vọng

Dù là Book Off hay thành công trong kinh doanh ẩm thực, Sakamoto vẫn luôn ghi nhớ “12 nguyên tắc kinh doanh” này. Sakamoto bộc bạch: “Dù là bản thân tôi không có tài năng gì cao siêu, nhưng có lẽ tôi mang trong mình ‘lòng tin’ với lời dạy của anh Inamori mạnh mẽ hơn bất cứ ai.”

Ở tuổi 72, Sakamoto một lần nữa được giới truyền thông tung hô và chú ý, nhưng mối quan hệ thầy trò của Inamori và ông sẽ không bao giờ thay đổi. Ông nói: “Tôi nghĩ mình chỉ học được một phần lời dạy của anh Inamori. Trong buổi trao đổi học thuật ở lớp Morikazu, học viên có một khoảng thời gian có thể đặt câu hỏi trực tiếp với thầy Inamori. ‘Hiện nay em đang tiếp quản công việc kinh doanh của cha. Tuy nhiên, em đang gặp rắc rối vì xảy ra xung đột với em trai. Em nên làm như thế nào?’ Có rất nhiều câu hỏi về rắc rối của mọi người như vậy. Khi đó, tôi luôn thử tự tưởng tượng câu trả lời của thầy Inamori trong đầu nhưng hầu hết đều không chính xác, mười câu chỉ có một câu đúng. Bởi vậy, mỗi lần tôi đều tự nhủ: ‘Thì ra phải có cách nghĩ như thế!’ Không phải tôi khiêm tốn mà tôi phải thú nhận rằng mình chỉ học được một trong mười phần quan niệm triết học của Inamori. Thầy Inamori đã làm được điều tuyệt vời là hồi sinh JAL, thầy sẽ còn có thể tiến xa hơn nữa, thành công hơn nữa. Bản thân tôi vẫn luôn nhận thức được rằng mình chưa có nhiều kinh nghiệm, mình chỉ đơn giản là một doanh nhân sẽ tiếp tục nỗ lực, luôn luôn nỗ lực cho tới lúc chết. Với tôi, tới từng này tuổi mà vẫn có một  người thầy chỉ dẫn là một điều hạnh phúc.”

NHỮNG CỘT MỐC TRONG CUỘC ĐỜI CỦA INAMORI KAZUO

Năm 1932 – 0 tuổi

Chào đời tại con phố Yakuchi, thành phố Kagoshima

Năm 1944 – 12 tuổi

Tốt nghiệp trường tiểu học Nishida, thành phố Kagoshima. Tham dự kỳ thi tuyển của trường trung học Kagoshima Daiichi nhưng không đỗ. Vào học tại một trường trung học bình thường.

Năm 1945 – 13 tuổi

Đọc cuốn Chân tướng của sinh mệnh khi nằm trên giường bệnh chống lại bệnh viêm phổi.

Căn nhà bị thiêu rụi vì trận không kích.

Năm 1948 – 16 tuổi

Học trường trung học phổ thông thành phố Kagoshima.

Năm 1951 – 19 tuổi

Tham dự kỳ thi tuyển sinh của đại học Osaka nhưng không đỗ, nhập học khoa Hóa học ứng dụng, ngành Công nghệ, đại học Kagoshima.

Năm 1955 – 23 tuổi

Gia nhập công ty Shofu, công ty sản xuất vật chất cách điện tại Kyoto do giảng viên tại trường đại học giới thiệu.

Tham gia vào việc nghiên cứu vật liệu sứ cao cấp.

Năm 1958 – 26 tuổi

Xung đột với cấp trên, nghỉ việc tại công ty Shofu.

Năm 1959 – 27 tuổi

Thành lập công ty cổ phần Ceramic Kyoto (Chức vụ: Giám đốc Kỹ thuật).

Năm 1961 – 29 tuổi

Nhân dịp trao đổi với tập thể nhân viên trình độ tốt nghiệp cấp ba, xây dựng phương châm kinh doanh.

Năm 1966 – 34 tuổi

Nhậm chức giám đốc

Năm 1971 – 39 tuổi

Đưa công ty lên vị trí thứ hai sàn giao dịch chứng khoán Osaka, lên sàn giao dịch chứng khoán Kyoto.

Năm 1976 – 44 tuổi

Đưa công ty lên sàn chứng khoán Mỹ.

Năm 1982 – 50 tuổi

Đổi tên công ty thành “Công ty cổ phần Kyocera”.

Năm 1983 – 51 tuổi

Thành lập lớp học Moriyu (nay là lớp học Morikazu) về kinh doanh dành cho những doanh nhân trẻ.

Năm 1984 – 52 tuổi

Dùng tài sản riêng lâp Quỹ Inamori, nhậm chức tổng giám đốc.

Thành lập công ty cổ phần DDI, nhậm chức chủ tịch hội đồng quản trị.

Năm 1986 – 54 tuổi

Trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của Kyocera

Năm 1997 – 65 tuổi

Rời khỏi vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của Kyocera và công ty cổ phần Kế hoạch DDI, nhậm chức chủ tịch danh dự.

Trở thành tăng ni Phật tử chùa Enpuku, phái Rinzai.

Năm 2000 – 68 tuổi

Hợp nhất DDI, KDD, IDO thành KDDI. Nhậm chức chủ tịch danh dự.

Năm 2001 – 69 tuổi

Nhậm chức cố vấn cao cấp nhất của KDDI.

Năm 2005 – 73 tuổi

Thành lập “Học viện kỹ thuật kinh doanh Inamori” (nay là Học viện Inamori) tại trường đại học Kagoshima.

Năm 2010 – 78 tuổi

Nhậm chức chủ tịch hội đồng quản trị hãng Hàng không quốc gia Nhật Bản JAL.

Năm 2012 – 80 tuổi

Nhậm chức chủ tịch danh dự hãng Hàng không quốc gia Nhật Bản JAL.

Năm 2013 – 81 tuổi

Từ chức vị trí chủ tịch hội đồng quản trị hãng Hàng không quốc gia Nhật Bản JAL

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. ĐỂ TẠO RA MỘT CUỘC ĐỜI TUYỆT VỜI
  2. SỐNG VỚI LÒNG VỊ THA
  3. ĐỂ TÌM THẤY NIỀM VUI TRONG CÔNG VIỆC

Bài viết khác của tác giả

  1. THÔNG ĐIỆP THẦY GỬI GẮM: “NẾU KHÔNG GỬI GẮM CẢ LINH HỒN THÌ ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ KINH DOANH”

Bài viết mới

  1. CHÚNG TA TRỞ NÊN NHƯ THẾ NÀO TÙY THUỘC VÀO SUY NGHĨ CỦA CHÍNH MÌNH
  2. HÃY RŨ BỎ QUÁ KHỨ CHÚ TÂM VÀO HIỆN TẠI
  3. TÂM BÌNH AN TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN KHÔNG THỂ TRÁNH