LÒNG BI TRONG HÀNH ĐỘNG

VENERABLE THUBTEN CHODRON

Trích “Lòng Rộng Mở Tâm Trong Sáng”, Nxb: Thiện Tri Thức

Chúng ta vừa trình bày những tiếp cận mới cho cuộc đời chúng ta và cho những mối tương quan của chúng ta vớỉ người khác. Nhưng để cho những tiếp cận này có một ý nghĩa, chúng phải được áp dụng trong cuộc đời thường nhật. Cuốn sách này không nhắm làm thỏa mãn hiểu biết trí thức của các bạn, mà để cho các bạn những ý tưởng để cải thiện đời sông các bạn.

Như ngài Dalai Lama không ngừng lập đi lập lại, yếu tố then chốt của một cuộc đời hạnh phúc và một xã hội hòa điệu là lòng bi. Lòng bi, tinh túy của những lời dạy của đức Phật, được đề cao trong mọi tôn giáo của thế giới.

Lòng bi là một tương thông chân thật và trực tiếp với những đồng loại. Đó là khả năng thấu hiểu những người khác và giúp đỡ họ một cách tự nhiên như tự giúp đỡ mình. Có sự khiêm tốn trong lòng bi, và càng lúc càng ít sự phân cách giữa “ta” và những người khác. Lòng bi cũng là một hình thức can đảm bởi ý chí giải thoát những chúng sanh khỏi điều kiện bất toại nguyện của chúng ta.

Ngài Dalai Lama là một thí dụ cho những phẩm tính này. Trong một cuộc hội thảo với các nhà tâm lý học năm 1989, sự khiêm tốn của ngài đã làm mọi người ngạc nhiên về Ngài khi trả lời một câu hỏi khó bằng: “Tôi không biết. Các bạn nghĩ sao?” Trong một thế giới nơi mà những người nổi danh muốn là những người thẩm quyền, thái độ của ngài, in đậm sự tôn trọng và khoan dung, mong muôn học hỏi từ những người khác, chỉ ra một hướng đi khác. Còn nhiều điều nữa khiến chúng ta thấy cuộc đời ngài là một sự trộn lẫn hài hòa của lòng bi, khiêm tốn và can đảm.

Chúng ta có thể áp dụng những điều đó vào cuộc đời chúng ta. Mỗi hoàn cảnh, tình huống cho chúng ta cơ hội để thực hành lòng bỉ trong hành động. Người ta khởi từ những người quanh ta – gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bạn học, những người gặp trong tiệm bánh hay khi đi du lịch – để trải rộng lòng bi cho tất cả chúng sanh.

Chúng ta có thể học áp dụng cho những người khác sự thương mến mà chúng ta biểu lộ với gia đình, bạn bè của chúng ta. Chúng ta muôn con cái và cha mẹ chúng ta hạnh phúc. Những người khác không là thành phần trong gia đình chứng ta, nhưng họ là những cha mẹ và con cái của những ai đó. Họ cũng là những cha mẹ và con cái, điều độc nhất phân biệt họ là đại danh từ danh xưng: “họ” thay vì “chúng ta”. Từ lúc chúng ta ý thức phương diện danh xưng của những nhãn hiệu này (“tôi” và “những người khác”), tình thương và lòng bi của chúng ta có thể trải rộng cho tất cả với sự bình đẳng. Chính như vậy mà những tình cảm hỗn loạn thoái hóa và hàng rào giữa những con người có thể biến mất.

Làm sao người ta có thể thương yêu những cá nhân mà xã hội xem là “xấu”? Không có ai hoàn toàn hiện thân cho cái xấu một cách bẩm sinh. Mọi chúng sanh đều có tiềm năng thành Phật, chỉ những màn của mê lầm, tức giận và tham muốn che đậy tánh tốt nền tảng của họ.

Thương yêu một người tội phạm không có nghĩa là để cho người ấy tiếp tục làm hại những người khác. Lòng bi là cần thiết cho những nạn nhân cũng như cho những người phạm một hành động xấu. Để cho những người này không tạo ra nữa những hành động tai hại có thể gây ra sự khổ đau của họ trong tương lai, chúng ta phải ngăn cản họ. Chính là không hận thù, không trả thù mới có thể với lòng bi đem lại sự giúp đỡ cho mọi thành phần đang xung đột.

Có một lòng bi bình đẳng cho tất cả chúng sanh không có nghĩa là lơ là với gia đình và bạn bè. Một số người đôi khi quá dấn thân vào cuộc tranh đấu để cải thiện xã hội đến độ con cái của họ phải khổ đau vì sự vắng mặt của họ. Nếu chúng ta có khuynh hướng xem tương quan với những người thân cận và bạn bè như là mặc nhiên, phải chớ quên rằng họ cũng là người mà chúng ta có thể giúp đỡ.

Làm lớn thêm lòng bi của chúng ta mỗi ngày

Muốn nhẫn nhục và bi mẫn thì chưa đủ để những thái độ này xuất hiện trong tâm thức. Phải trau dồi chúng một cách khoa học. Thế nên quan trọng là dự kiến một khoảng thời gian tĩnh lặng mỗi ngày để làm việc cho sự an vui riêng của mình.

Vào phút yên lặng buổi sáng cho phép chúng ta xác lập động cơ không làm hại những người khác và giúp họ hết lòng trong suốt ngày. Một khoảng bình an buổi chiều cho phép chúng ta xem lại và thu hóa những sự kiện trong ngày. Quan sát những phản ứng của chúng ta đối với những cái đã xảy ra, chúng ta học tự biết mình. Chẳng hạn chúng ta có thể nhận thấy chúng ta rất dễ nhạy cảm với những lời phê bình hay chúng ta cảm thấy miễn cưỡng, bị bắt buộc phải giúp đỡ những người khác khi họ kêu gọi chúng ta. Chúng ta hãy xem chúng ta có muốn tiếp tục có những thái độ và những xúc cảm ấy không. Trường hợp chúng ta muốn thay đổi, chúng ta có thể áp dụng những kỹ thuật đã được đề xuất trong sách này.

Không nên thấy thời gian chúng ta trau dồi tâm thức mình và thời gian chúng ta ở với người khác là hai. Khi chúng ta ở một mình, chúng ta có thể tư duy về cuộc sống và những thái độ của chúng ta và quyết định cách cư xử với người khác, gồm cả công việc. Tiếp theo chúng ta tư duy về cái đã xảy ra, rút những bài học từ những kinh nghiệm và có những quyết định mới cho tương lai. Theo như vậy thời gian yên tĩnh để thực hành pháp và những hoạt động hàng ngày sẽ bổ túc và làm lợi lạc lẫn nhau.

Sự đều đặn thường xuyên là rất quan trọng cho việc thực hành. Thiền định mười phút mỗi ngày thì hơn năm giờ mỗi tháng. Và nếu mỗi năm người ta cũng có thể làm một cuộc ẩn cư nhập thất vài ngày hay vài tuần, điều đó rất tốt. Việc ấy sẽ giúp bạn đi xa hơn trong tiến trình phát triển tâm linh này.

Những người sống trong xã hội hiện đại đầy công việc đến độ họ có khuynh hướng tản mác, nhưng khi người ta xác định rõ những ưu tiên, họ trở nên dễ tìm ra thời gian cho sự chiêm nghiệm bên trong. Chẳng hạn chúng ta có thể lập một danh sách mọi hoạt động của chúng ta và xếp chúng theo thứ tự quan trọng. Điều này sẽ cho chúng ta sự sáng tỏ và sức mạnh cần thiết để quản lý chương trình mỗi ngày của chúng ta.

Quan trọng là xác định những mục tiêu cụ thể trong thực hành tâm linh và không chờ đợi một biến đổi tức thời. Những điều kiện bên ngoài trong xã hội hiện đại có thể biến đổi rất nhanh, nhưng trạng thái tâm thức và những thói quen của chúng ta thì không như vậy. Chúng ta phải thể hiện kiên nhẫn với chính mình và với những ngựời khác. Nếu chứng ta có khuynh hướng tự phán xét một cách khắc nghiệt, chắc chắn chúng ta cũng làm thế với rihững người khác. Nhưng một thái độ như vậy không giúp chúng ta thay đổi, cũng như không giúp người khác thay đổi. Với tình thương và nhẫn nhục với chính mình, chúng ta tự cải thiện một cách có tiến bộ. Cũng thế, nếu chúng ta có thái độ này với những người khác chúng ta sẽ không đòi hỏi hay thiếu kiên nhẫn.

Quân bình là thiết yếu. Nếu đôi khi cần phải đẩy tới hết mức những giới hạn của mình, cũng cần biết bình an để hấp thụ điều dã học. Thật ra, thách đố thường trực là tìm ra một chỗ giữa một bên là muốn làm hơn cả điều lý trí đòi hỏi và một bên là để cho rơi vào lười biếng.

Bằng cách học quân bình những hoạt động của chứng ta, chứng ta có thể tránh được sự kiệt quệ. Những người làm những nghề nghiệp giúp đỡ và chăm sóc nếu cho đi chính mình quá nhiều thường có nguy cơ vượt khỏi những giới hạn của mình. Thường là khó mà nói: “Không, tôi đã rã rời. Chương trình này rất thú vị nhưng tôi không thể giúp anh trong lúc này.” Điều đó có thể cho chúng ta một mặc cảm phạm tội hay cảm tưởng rằng chứng ta biếng lười, như thể chúng ta để cho những người khác rơi rụng.

Phải biết rằng chấp nhận làm hơn khả năng thật sự của mình, điều đó không giúp cho những người khác lẫn cho chính mình. Rất quan trọng khi có thể đánh giá những khả năng của mình với sự chính xác. Chúng ta đôi khi đầu tư mình vào nhiều dự án trong khi ở những thời khắc khác chúng ta cần nhiều an bình, học hỏi và tư duy hơn. Thuận theo thời gian này, chúng ta sẽ có nhiều thời gian có phẩm chất hơn để sống với những người khác. Đây là điều Lama Yéshé, một trong những vị thầy của tôi đã khuyên:

Quan trọng là hiểu rằng sự thực hành đích thực, đó là thực hành từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, ngày này qua ngày khác. Chúng ta làm cái gì chúng ta có thể, dù cho đó là trí tuệ của chúng ta, bằng cách hồi hướng sự thực hành của chúng ta cho lợi lạc của tất cả. Chúng ta sống cuộc đời mình một cách giản dị, theo những khả năng tốt nhất của chúng ta. Chính điều đó đã là, tự thân nó, cực kỳ lợi lạc cho những người khác, chúng ta không cần chờ trở thành một vị Phật để có thể bắt đầu hành động.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. MỞ RỘNG TÂM VỚI LÒNG BI
  2. CÙNG VUN VÉN CHO TÌNH YÊU VỚI CON CÁI

Bài viết khác của tác giả

  1. CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT VÀ SỰ LAN TỎA CỦA PHẬT GIÁO
  2. LÒNG RỘNG MỞ TÂM TRONG SÁNG
  3. LÀM GƯƠNG CHO CON

Bài viết mới

  1. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT KHỞI LÒNG SÙNG MỘ
  2. QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THAY VÌ THỜI GIAN CỦA BẠN
  3. KIÊN TRÌ ĐẾN LÚC THÀNH CÔNG