MỞ RỘNG TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ LÒNG BI MẪN

HE. GARCHEN RINPOCHE VIII

Trích: Ngọn Đèn Trí Huệ Tỏa Khắp

H.E Garchen Rinpoche VIII – Ảnh từ internet

Từ Phật quả hay giác ngộ trong tiếng Tây Tạng là Sang-gye. Sang có nghĩa là tịnh hóa. Chúng ta cần được tịnh hóa khỏi sự chấp ngã. Gye có nghĩa là bao la, rộng lớn. Cái bao la, rộng lớn chính là tình yêu thương. Khi trưởng dưỡng tình yêu thương và lòng bi mẫn, và đạt được giải thoát khỏi chấp ngã, thì khi ấy chúng ta đạt được giác ngộ. Điều này cần là tâm nguyện của chúng ta khi thọ giới quy y. Nếu chúng ta không quy y Tam bảo thì sẽ không có được phương pháp để trưởng dưỡng những phẩm hạnh này hay để đạt được giác ngộ.

Lợi ích của việc đạt được giác ngộ là gì? Đó là hành giả sẽ đạt được ngôi vua Pháp thân cho chính mình, và sẽ hóa hiện các Sắc thân  để mang lại lợi lạc cho chúng sinh hữu tình. Đây chính là ý nghĩa của dòng “Nguyện cho con đạt được giác ngộ vì lợi lạc của mọi chúng sinh”. Đây chính là cách chúng ta cần phát khởi tâm nguyện khi thọ giới quy y nơi Tam bảo. Khi bạn quy y Tam bảo thì từ ngày thọ quy y trở đi bạn sẽ đạt được hanh phúc tạm thời của việc  tái sinh trong ba cõi cao và đạt được hạnh phúc tối hậu là giác ngộ. Trong các lời nguyện mở đầu các thời khóa tu tập, chúng ta đọc tụng “Nguyện cho con đạt được giác ngộ vì lợi lạc của mọi chúng sinh” – dòng này thật sự rất ý nghĩa. Chúng ta phát khởi tâm nguyện làm lợi lạc cho mọi chúng sinh, phục vụ mọi chúng sinh, và quan tâm đến sự an lành của họ. Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến các chúng sinh khác thì điều này sẽ giúp chúng ta loại bỏ được chấp ngã như thế nào? Bởi vì nếu chúng ta cầu mong cho bản thân mình đạt được hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau thì đây là mong nguyện mang tính chấp ngã. Chừng nào mong nguyện chấp ngã chưa bị phá tan thì chúng ta chẳng thể nào được giải thoát khỏi khổ đau. Nói một cách khác, nếu chúng ta quan tâm đến sự an lành của người khác thì vào khoảnh khắc nghĩ về người khác, sẽ không có cái tôi. Để thoát khỏi sự chấp ngã, chúng ta khẩn nguyện “Nguyện cho con làm lợi lạc cho chúng sinh cho đến tận khi đạt được giác ngộ.”

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. BỒ ĐỀ TÂM – NỀN TẢNG GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT
  2. YÊU THƯƠNG TỪ BI

Bài viết khác của tác giả

  1. SÂN GIẬN
  2. NHỮNG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA TÌNH YÊU
  3. NỀN TẢNG (PHẬT TÁNH – BẢN TÁNH CỦA TÂM) KHÔNG DO NHÂN DUYÊN

Bài viết mới

  1. KHÔNG LÀM HẠI
  2. HÒA HỢP TỪ NHỮNG ĐỐI KHÁNG
  3. LỢI ÍCH CỦA TINH THẦN TU TẬP