R.K. PRUTHI
Trích: Nền Giáo Dục Cổ Đại; Thích Thuận Châu chuyển ngữ; Thư Viện Hoa Sen.
Đời sống giáo dục của chúng ta phải trọn vẹn bắt đầu từ cuộc sống thực tại của chính mình chứ không phải đời sống quá khứ hay đời sống tương lai. Điển hình là giáo viên phải phát huy khả năng tối đa của mình, trong khuôn khổ hạn chế của hệ thống. Điều tốt nhất người thầy có thể trao cho học trò là hình ảnh và phẩm chất của chính mình mà không phải từ ai khác, đó là những gì chính người thầy thể hiện chứ không phải người khác. Người giáo viên phải tích cực, dứt khoát, nhiệt thành, đầy lý tưởng, đầy nỗ lực để đưa học sinh đi vào thực tế. Đây là lý do tại sao thiên chức của người giáo viên là rất nặng nề cho nên họ cần được chia sẻ bởi các học trò của mình. Phải có trong người thầy sức mạnh truyền cảm hứng để các học sinh thành tựu tất cả những gì chúng mong muốn. Đối với một người thầy thì không có sự hẹp hòi, không có cái chết, không có sự phân biệt, không có tùy tiện hay máy móc, không điều gì vô vọng hay tuyệt vọng, tất cả mọi việc đều là niềm vui và sự đảm bảo. Người thầy phải là ngọn lửa để học trò của mình có thể được thắp sáng.
Đối tượng của Giáo dục
Các chương trình giảng dạy, phương pháp, kế hoạch hệ thống, các kỳ thi, các quy tắc, quy ước chính thống, các trang thiết bị tinh vi phức tạp, tất cả kỹ thuật… đều là phương tiện giáo dục mà rốt ráo là để một cá nhân có thể tỏa sáng ra rỡ hơn. Để đạt được mục tiêu cao quý đó, tôi sẽ mạo muội đòi hỏi người thầy phải cho ra nhiều hơn là nhận lại. Tôi đặt tiêu chí chân thật lên đầu tiên, yêu cầu người thầy phải sống đúng với lương tâm mới là điều cốt yếu. Người thầy phải khẳng định được bản lĩnh và nghị lực của chính mình, phải đứng thật sự trên đôi chân của mình một cách công minh và chính trực, không dựa vào người khác, bất kể đó là ai. Nếu người thầy làm được như vậy, thì những chuẩn mực tiếp theo sẽ chắc chắn được đáp ứng.
Tôi mong rằng, khi biết được chân lý của chính mình, người thầy sẽ mãnh liệt nhận ra sứ mạng tối cao của mình và sẽ cho ra để cho học trò của mình có được nền tảng kiến thức phong phú và có thể tự khám phá ra chân lý. Hạnh phúc và niềm vui của người thầy là sự trưởng thành và tỏa sáng của người học trò. Sự thật của người thầy không nhất thiết phải thích hợp với học trò mà là sự chân thật hướng đến cho người học trò, người thầy chân chính phải nhận thức rõ về sự thật này.
Tôi yêu cầu người thầy phải nhận thức đầy đủ rằng mọi chi tiết của tài liệu giáo dục đều là phương tiện dẫn đến chân lý, là sự dẫn dắt đến chân lý chứ không gì khác. Như chúng ta đã biết, lịch sử, địa lý, toán học, khoa học, văn học, triết học, và tất cả các khía cạnh khác của quá trình tiến hóa vĩ đại, rốt ráo cũng chỉ là bập bẹ một phần nhưng ít nhiều đều là không đúng sự thật, hoặc chỉ đúng ở một vài khía cạnh như bóng râm của sự thật. Chúng ta không được tuyên bố đó là chân lý tối thượng vì những giáo điều khoa học phải loại bỏ khỏi giáo dục vì cản trở chân lý.
Tự do từ Hệ thống
Tôi biết rõ từng bộ phận của hệ thống phải phát huy hết vai trò quan trọng trong đời sống giáo dục, như một điều tất yếu. Nhưng chúng ta hãy luôn cảnh giác không để lệ thuộc hoàn toàn vào hệ thống để áp dụng vào cuộc sống một cách hình thức, mà luôn luôn tôn trọng sự độc lập, sự trong sáng và khách quan trên tất cả các phương diện mà không tùy tiện. Tôi vô cùng thích người bướng bỉnh, miễn là họ có lập trường và kiên định, hơn là kẻ ngoan ngoãn mà yếu đuối. Chúng tôi có thể cam kết đào tạo theo số đông nhưng hãy trân khi một thứ gì đó tự tách ra khỏi khối đám đông để phát triển thành sự độc đáo, đây là hình thức mang tính cách mạng đột phá. Lại nữa. Chúng ta cũng nên cẩn thận với bất kỳ tài liệu nào có dấu hiệu rời khỏi đường mòn thất bại nhưng lại tách rời đi một hướng khác nhiều mạo hiểm hơn, hệ quả của hành động từ bỏ con đường chính thống lúc nào cũng khó cứu vãn trong thời gian dài.
Giáo dục không phải là tiêu chuẩn mà học sinh phải tuân theo mà phải thật sự là nguồn cảm hứng để có sự tương tác. Xin lưu ý từ “cảm hứng.” Tôi yêu cầu các học sinh sẽ có cảm hứng, và rốt ráo thì họ chắc chắn phải được truyền cảm hứng.
Chúng ta không bao giờ được đánh mất sự thật mà sự thật cao cả nhất chính là quá trình giáo dục phải giúp học sinh tìm ra chân lý của chính mình, cho dù các học sinh có thể có sự khác biệt nhau về tâm sinh lý thông thường nhưng với sự thật vốn thường hiện hữu trong thế giới của cả nam và nữ.
Đối với điều này, yêu cầu giáo viên phải kiên nhẫn vô hạn để truyền đạt mọi chủ đề giáo dục với chính học sinh; không có môn học nào dư thừa hay không đóng góp vào sự trình trưởng thành của cá nhân học sinh mà tất cả kiến thức đều sẽ hữu ích. Các môn học lịch sử, địa lý, khoa học, tôn giáo, triết học, toán học… tất cả đều có liên hệ mật thiết với việc giúp học sinh khám phá chính mình để mang lại giá trị huy hoàng và tuyệt vời của học sinh.
Không thất bại
Sẽ không có bất kỳ thất bại nào khi một học sinh vững bước tiến về phía trước để khẳng định chính bản thân, họ có thể bước qua những gì mà thế giới cho là thất bại, tiêu tán, thảm họa; tuy nhiên, nếu người ấy muốn khẳng định chính mình thì chắc chắn sẽ có động lực để tiến bước. Mục tiêu của giáo dục không phải để che chắn cho học sinh khỏi khó khăn và rắc rối, khỏi thất bại và tiêu tán, mà là nâng cao ý chí và nghị lực trong mọi hoàn cảnh để chúng có thể tiến về phía trước bằng mọi giá.
Cưỡng bách, trừng phạt và mệnh lệnh phải được phủ nhận tuyệt đối trong giáo dục. Quy tắc, có và tự giác phải được cân nhắc và suy xét, không quá khó để dung hòa mọi thứ mà không cần đến sự ép buộc hay bất kỳ sự cưỡng chế nào mà chỉ cần có những chuẩn mực nhất định. Nói cách khác, điều đáng quan tâm là phải thừa nhận sự thật rằng trật tự và tự do là hai phạm trù bổ sung và tương trợ cho nhau.
Coi trọng cả Thân và Tâm
Người thầy phải có sự nhìn nhận trọn vẹn và đầy đủ về học trò của mình, đó là một linh hồn bất tử, với một quá khứ trải dài đến hiện tại dẫn đến bản chất huy hoàng trong tương lai, khác hẳn với cái thấy mơ hồ của người khác.
Học sinh không phải là đứa trẻ cố định trong một cơ thể mà người thầy sẽ là người bạn tâm hồn để điều chỉnh một cơ thể hòa điệu với tâm hồn bằng trực giác của mình.
Bằng cách này hay cách khác, chúng ta đã quan tâm đến tuổi của thân, nhưng cũng nên quan tâm đến tuổi của tâm. Hãy nhận ra rằng cơ thể cũng chỉ là một phương tiện cho linh hồn thực hiện những mục đích lớn lao của nó. Người thầy, vì thế trở thành mối liên kết, một mắt xích quan trọng nhất giữa linh hồn trường cửu và phương tiện để đưa linh hồn một lần nữa vào thế giới bên ngoài. Người thầy chính là đại sứ của linh hồn, là người bạn, người đồng hành với linh hồn, vì vậy có thể đôi khi vì lợi ích của linh hồn người thầy phải làm phiền cơ thể. Bằng sự sáng suốt, tinh tế và tình thương vô tư không dính mắc của người thầy khiến người học trò tự thích ứng với những chuẩn mực và chấp hành tuyệt đối. Chúng ta nói về tự do trong giáo dục, tự do chỉ thực sự có mặt khi linh hồn có được tự do để đạt đến mục đích như một sự tiến hóa. Sự tự do của cơ thể là tất yếu nhưng đây là thứ tự do giả tạo và cũng có thể là sự giam cầm của linh hồn.
Người thầy phải không ngừng khuyến khích học sinh của mình bắt đầu một cuộc hành trình khám phá cả ý nghĩa của nguyên do (Whence) cũng như ý nghĩa hệ quả (Whither) bằng tất cả trí tưởng tượng, trực giác, lý trí. Nếu nền giáo dục thông qua phương tiện tài liệu của mình mà không thể khơi gợi được ý thích tìm tòi về bản chất của nguyên do (Whence) và hệ quả (Whither), để đưa con người về với thực tại (Now) thì sẽ rất đáng tiếc vì không hoàn thành được nhiệm vụ giáo dục.
Thi cử
Thi cử, ngành nghề, sự nghiệp cùng với những khó khăn, trở ngại, thất bại, thảm họa và những tác động hạn chế của việc lập kế hoạch là điều tất yếu của hệ thống giáo dục, để phù hợp với mô hình chung của học sinh thì phải có những lợi ích vượt trội hơn tất cả những điều chúng ta phải hi sinh, nếu không sẽ dẫn chúng ta đi xa dần mục đích mà kết quả là sự tinh ranh, tinh quái thay vì sự chân thật hữu ích.
Tâm thức và Xúc cảm
Nếu giáo dục là để tồn tại chứ không chỉ để mưu sinh, nếu giáo dục vì niềm vui và hạnh phúc chứ không chỉ để đạt được thành công nhất thời, nếu giáo dục là để thể hiện bản thân chứ không chỉ để bắt chước, nếu giáo dục là cầu nối thời gian trường cửu, nếu giáo dục dành nhiều cho phụng hiến cũng như để tìm ra chính mình, nếu giáo dục dành nhiều cho trí tuệ và chân lý như đối với cái gọi là sự thật, nếu giáo dục dành nhiều cho tâm hồn cũng như cho tri thức, thì thực sự thế hệ trẻ sẽ được trang bị đầy đủ cho cuộc sống. Bởi thực tế đây là thời đại của Tâm thức, giáo dục phải tập trung vào tâm thức mà thực tế đã bị bỏ quên, như giáo dục cũng đã từng biết đến cảm xúc nhưng bây giờ chỉ nhớ về cơ thể vật chất. Nền giáo dục đúng đắn về cảm xúc là con đường trực tiếp dẫn đến tình thân ái, tinh thần hiệp nhất, là chất liệu mở ra lòng khoan dung và từ bi, đưa đến hòa bình và hạnh phúc. Nếu không có sự hợp tác của cảm xúc, tâm thức sẽ trở nên khô cứng và hạn hẹp, cũng như nếu không có sự hợp tác của tâm thức, cảm xúc sẽ lạc lỏng mất phương hướng và không kiểm soát được.
Giáo dục ở Ấn Độ
Trên thế giới không có nền giáo dục nào có nền tảng tráng lệ hơn Ấn Độ, nơi đây là quê hương thực sự của giáo dục, nơi mà những nguyên tắc sâu sắc nhất của giáo dục được khắc ghi trong muôn đời cho những người tìm kiếm chân lý trong các tôn giáo vĩnh cửu hơn là trong các lĩnh vực hạn cuộc về thời gian. Tôi nhận thấy ở mọi vấn đề và mọi nơi, mọi kế hoạch và phương pháp, cũng như các đề án và dự án đều cho thấy giáo dục mở rộng ảnh hưởng đến con người từ trước khi sinh ra, đi sâu vào tâm sinh lý, thâm nhập đến tận cùng tâm thức, đã được mô tả trong các tác phẩm của ông Edmond Holmes. Chẳng lẽ đây chỉ toàn là sự mò mẫm? Phải chăng tất cả chỉ để coi học sinh như một đứa trẻ với sự trống rỗng như cái bình, để lấp đầy hơn là mong muốn nó trở thành một tia lửa được thổi thành ngọn lửa thực sự?, theo bà Montessori,
Vì sao chúng ta không nhận ra rằng giáo dục có ở khắp mọi nơi để làm tiến trình phổ biến của cuộc sống; giáo dục chính là biểu hiện của đời sống chứ không có sự cô lập; giáo dục tại một thời điểm ảnh hưởng đến giáo dục ở mọi thời điểm và giáo dục ở đây đang ảnh hưởng đến giáo dục ở khắp mọi nơi. Thật đáng giá để chúng ta chiêm nghiệm nên giáo dục Ấn Độ, để thấy rằng sự tồn tại của tinh thần khách quan trong giáo dục khiến chúng ta đáng tiếc khi bỏ lỡ. Trong thực tế, chỉ cần khi bạn ngước mắt lên nhìn những ngọn đồi, sẽ giúp bạn biết bản chất của nền giáo dục Ấn Độ như thế nào. Tôi không có lỗi gì khi nói rằng trên dãy Hi-mã-lạp sơn huy hoàng là gốc rễ muôn đời của Ấn Độ, là minh chứng về toàn bộ cuộc sống của người Ấn Độ. Do đó khi nói về linh hồn của Ấn Độ, niềm tin có sức thu hút không phải ở những cổ vật vĩ đại hùng hồn mà phần lớn là từ đời sống tinh thần của người dân.
Chúng ta phải thừa nhận rằng Ấn Độ đã rút ra những tri thức quý giá, những thành tựu về khoa học, những nét đẹp nghệ thuật và sự tự tôn của chính mình từ chính đời sống tinh thần của người dân.
Đúng vậy, trong chúng ta có những người anh em láng giềng Musalman, cuộc sống của họ mang đậm tính thức thời của người Ả Rập, nơi nhà tiên tri vĩ đại của họ nổi bật với vẻ huy hoàng độc nhất vô nhị.
Đúng vậy, chúng ta có những người anh em Ba-tư (Persia), những người có cuộc sống mang đậm bản sắc của người từ Ba-tư, và những người anh em Cơ đốc đến từ Palestine.
Chúng ta có những người anh em theo đạo Phật, là những người đồng đạo.
Chúng ta không cần thiết nhìn sang phương Tây để tìm sức mạnh cho nền giáo dục với những biện hộ như vì sự thống nhất trong giáo dục của mình, vì mục đích cao cả trong giáo dục của mình, vì sự thật trong nền giáo dục của chúng ta. Chúng ta đừng tin rằng nền giáo dục của phương Tây là lý tưởng cho phương Đông.
Từ trong sâu xa thì đối với một phần nào đó trong toàn thể nền giáo dục, chúng ta có thể tham khảo ở Phương Tây, tuy nhiên về tâm linh thì không bao giờ.
Lý tưởng Ấn Độ
Nhưng nếu những điều tuyệt vời được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục ở Ấn Độ được áp dụng vào một hệ thống giáo dục nước ngoài, thì không có một thanh niên của bất kỳ đất nước nào có thể thực sự trưởng thành.
Nền giáo dục Ấn Độ đầy lý tưởng, đầy tinh thần Ấn Độ, đầy sức mạnh Ấn Độ, đầy đủ tinh thần đoàn kết Ấn Độ, đầy tính giản dị của người Ấn Độ, đầy đủ mục đích của người Ấn Độ. Đầy đủ, nghĩa là cuộc sống Ấn Độ thì chỉ với thanh niên Ấn Độ mới có thể phát triển thành con người Ấn Độ, với tất cả bản sắc riêng của Ấn Độ.
Vậy thì, “Những lý tưởng Ấn Độ này ở đâu, tinh thần Ấn Độ này ở đâu, tính đoàn kết Ấn Độ này ở đâu, mục đích Ấn Độ này ở đâu, cuộc sống Ấn Độ này ở đâu?” Nó ở khắp mọi nơi cho dù bị che phủ bởi người nước ngoài, nhưng nó vốn ở đó. Bạn hãy nhìn lên dãy Hi-mã-lạp sơn như là người bảo hộ dân Ấn Độ, để biết rằng tất cả những điều này vẫn đang tồn tại, đang trong giấc ngủ tồi tệ nhất, để thức dậy một lần nữa và tỏa ánh huy hoàng trên mọi miền của Đất Mẹ, để góp phần cho hạnh phúc và hòa bình thế giới.
Hiện tại, chúng ta có thể chỉ khao khát, hy vọng và ước mơ đến một lúc nào đó những ý tưởng từ giấc mơ của chúng ta sẽ biến những điều hy vọng xa xôi thành hiện tại. (New India, 8 November 1928). By George S. Arundale
[1] Diễn văn của Tổng thống trong Hội nghị lần thứ tư của Liên đoàn Giáo viên toàn Ấn Độ.