NHẤT TÂM

ẤN QUANG ĐẠI SƯ

Trích “Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao”
Chuyển ngữ: NHƯ HÒA
Giảo chính: MINH TIẾN - HUỆ TRANG
Nhà xuất bản: PHƯƠNG ĐÔNG 2008

Nhất niệm tâm tánh của hết thảy chúng sanh thật sự không hai không khác với tam thế chư Phật, nhưng do chưa ngộ nên chẳng thể thọ dụng. Vì thế, phẩm Như Lai xuất hiện, trong kinh Hoa Nghiêm có câu: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ của Như Lai, nhưng do vọng tưởng, chấp trước, nên chẳng thể chứng đắc. Nếu lìa vọng tưởng thì Nhất Thiết Trí, Tự Nhiên Trí, Vô Ngại Trí sẽ được hiện tiền”.

Nên biết: trí huệ và vọng tưởng chấp trước vốn chẳng phải là hai vật! Mê thì toàn thể trí huệ biến thành vọng tưởng chấp trước. Ngộ thì toàn thể vọng tưởng, chấp trước biến thành trí huệ. Ví như nắm bàn tay lại, hay xòe bàn tay ra, vốn chỉ là một bàn tay. Kết thành băng hay tan thành nước, vốn chỉ là một thứ nước. Ấy là do tâm thể bất biến, dụng thường tùy duyên, nhưng thể thường bất biến. Tại phàm chẳng giảm, nơi Thánh không tăng, ở trong trần không nhiễm, lìa cấu chẳng tịnh, ở trong sinh tử chẳng bị luân hồi, chứng Niết- bàn nhưng chẳng thuộc tịch diệt. Không có hình tướng nhưng làm chủ của muôn hình tướng, không có pháp nào nhưng là tông của muôn pháp.

?????
Trích “Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao”
Như Hòa dịch

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. BÀI KÝ TỰ TRÁCH LỖI TRONG VIỆC CHÉP KINH HOA NGHIÊM (Viết thay sư Khoan Huệ)
  2. KHUYÊN NÊN GIỮ LÒNG THÀNH KÍNH
  3. NHÂN DUYÊN QUÁ KHỨ CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG

Bài viết mới

  1. HÌNH ẢNH CỦA CHÍNH MÌNH – ĐỜI THAY ĐỔI KHI TA THAY ĐỔI
  2. TÂM TA TẠO NÊN TOÀN BỘ THẾ GIỚI
  3. DANH NGÔN VỀ SỰ THÔNG MINH