NHỮNG PHẨM TÍNH CẦN CHO GIẢI THOÁT

KHENCHEN THRANGU RINPOCHE

Trích: Hiện Quán Trang Nghiêm Luận; NXB Thiện Tri Thức.

Phẩm tính thứ nhất là có đức tin nơi Tam Bảo; tin Phật bởi vì chúng ta cảm thấy trạng thái Phật quả là tuyệt hảo và hiếm hoi. Chúng ta hiểu sự tốt đẹp không cùng của trạng thái ấy và mong mọi thành tựu nó và chúng ta huớng tất cả đời mình đến sự giải thoát cho chính mình. Cũng như vậy, chúng ta hướng đến pháp, là tất cả những lời dạy của Phật, và đến tăng, những người bạn trên đường đi. Nếu không tin vào Phật quả, chúng ta sẽ không cảm nhận nhiều đối với pháp mà Phật ban cho. Cũng thế, nếu không tin rất nhiều vào pháp, chúng ta sẽ không tin cậy nhiều vào các vị thầy giữ gìn những lời dạy ấy hay những người bạn chỉ cho chúng ta con đường.

Tuy nhiên, nếu chúng ta có đức tin mạnh mẽ vào Phật, bấy giờ chúng ta sẽ nhận ra giá trị lớn lao của pháp và hấp thụ chúng. Rồi chúng ta sẽ hướng đến những người bạn rất hiếm hoi có thể khiến cho chúng ta hiểu giáo pháp và họ mở ra ý nghĩa của chúng. Đức tin này không phải tin suông mà đặt nền trên hiểu và đánh giá. Thế nên tin vào Tam Bảo là hạt giống từ đó nảy sinh mọi phẩm tính khác.

Phẩm tính thứ hai là chuyên cần, tinh tấn. Luận nói chúng ta cần tinh tấn với đối tượng, nghĩa là chúng ta cần chuyên tâm liên tục thực hành pháp. Dĩ nhiên nếu có người làm một ít thực hành chỗ này chỗ nọ, sẽ có một số kết quả từ đó, và thậm chí một số kết quả vững chắc có thể thấy trong đời này.

Nhưng thực tế chúng ta đã bị mắc kẹt bởi khối nghiệp và bị quy định trong tâm thức mà chúng ta đã tạo ra từ rất nhiều đời. Có một lô công việc để làm, một lô chướng ngại phải loại bỏ cho nên chúng ta cần toàn tâm vào con đường tuyệt hảo của pháp.

Thứ ba, chúng ta cần thái độ tốt nhất, nghĩa là động cơ phải có phẩm tính cao cấp nhất, cao cả nhất. Nghĩa là động cơ của sự làm việc của chúng ta cần rất cao rộng. Đó cũng phải là một cái nhìn thấy rất rộng trên một cấp độ rất bao la và lớn lao. Dĩ nhiên chúng ta không thể nhanh chóng thay đổi sự bị điều kiện hóa của chúng ta bằng động cơ của chúng ta. Nhưng hết sức, chúng ta có thể mang trong tâm một thái độ và động cơ cao cả, và qua chánh niệm, cố gắng hòa nhập nó trở thành một phần của chúng ta.

Phẩm tính thứ tư là Samadhi không khái niệm. Chúng ta đều có cảm giác rằng đã kiểm soát tâm mình, nhưng thực ra khi nhìn vào hoàn cảnh, chúng ta chưa thực sự điều phục được tâm mình. Nếu chúng ta đã làm được, thì khi muốn thực hành cái tốt và những phẩm tính, bấy giờ chúng ta chỉ đơn giản làm điều đó. Nếu chúng ta muốn thoát khỏi những điều xấu và những chướng ngại, nếu đã điều phục được tâm, bấy giờ chúng ta đơn giản chỉ làm thế. Dĩ nhiên, hoàn cảnh thật thì không giống như vậy bởi vì chúng ta chưa kiểm soát tâm được. Nếu chúng ta muốn ở bên trong thiền định, chúng ta chưa đủ sức kiểm soát tâm để đơn giản làm điều đó. Thế nên chúng ta thực sự cần nắm được trái tim của vấn đề, là kiểm soát được tâm chúng ta. Cách làm điều này là an nghỉ trong thiền định hay Samadhi không có khái niệm.

Phẩm tính thứ năm chúng ta cần là toàn giác. Trên con đường tu tập này chúng ta bắt đầu có được trí huệ, trí huệ của nghe, của tư duy, và của thiền định. Trước hết chúng ta nghe (hay đọc) những giáo lý của kinh và luận và chúng ta trở nên quen với những ý niệm của pháp. Giai đoạn thứ nhất này được gọi là giai đoạn nghe (văn). Giai đoạn tiếp theo chúng ta suy nghĩ rất sâu về nghĩa của cái đã nghe để đến một cái hiểu sâu hơn. Điều này gọi là trí huệ của giai đoạn tư duy (tư). Khỉ đã quen với nghĩa chân thật, và nhất là qua thiền định, chúng ta đến giai đoạn thiền định của trí huệ (tu). Ba bước nghe, tư duy và thiền định làm khởi sanh trí huệ về thật tánh của những hiện tượng.

Năm cái này nâng đỡ cho tiến bộ của Bồ tát qua giai đoạn tích tập, tin cậy vào Tam Bảo, chuyên cần, chánh niệm hay thái độ tốt nhất, Samadhi, và trí huệ. Với người có năm phẩm tính này thì tương đối dễ có được chứng ngộ pháp của Phật. Với người những phẩm tính ấy chưa biểu lộ sẽ cần làm việc nhiều hơn để tiến bộ và đạt được chứng ngộ.

Thế nên người với những khả năng bén nhạy sẽ tương đối dễ dàng hoàn thành chứng ngộ, và người khả năng chậm lụt sẽ thấy khó hơn. Nhưng bén nhạy hay chậm lụt, chớ nên xem quá tuyệt đối. Chúng ta tự khảo sát mình một cách chặt chẽ và thấy rằng chúng ta có một đức tin rất tốt vàn giáo pháp của Phật, chúng ta rất chuyên cần, chúng ta rất chánh niệm với một thái độ cao cả, chúng ta đang là một vị thầy trong phạm vi rộng của tâm chúng ta, và có thể vào thiền định và trau dồi trí huệ. Đây là một người được diễn tả là có những khả năng bén nhạy. Ngược lại, là tâm chúng ta ít tin vào Tam Bảo, với chỉ một chuyên cần hời hợt, với không nhiều sự cao cả của tâm, không nhiều năng lực thiền định, và không nhiều trí huệ. Nhưng đó không phải là một hoàn cảnh cứng chắc bởi vì chúng ta có thể tự chuyển hóa từ một người cùn lụt thành một người bén nhạy. Chúng ta có thể trở thành một người rất bén nhạy và có khả năng để làm việc.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. PHẨM TÍNH RÕ BIẾT CỦA TÂM
  2. BỐN CÁCH THỨC GIẢI THOÁT

Bài viết khác của tác giả

  1. HỒI HƯỚNG ĐỂ TRAU DỒI THÁI ĐỘ VỊ THA
  2. TƯ TƯỞNG ĐỒNG KHỞI
  3. KHUYẾT ĐIỂM TRONG THAM THIỀN KHÔNG ĐÚNG

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP