PHÉP LÀNH

JIDDU KRISHNAMURTI

Trích: Bút Hoa (Nguyên tác: The Krishnamurti's Notebook); Krishnamurti; Việt dịch: Ẩn Hạc (dịch theo bản Pháp ngữ: Carnets de Krishnamurti cuar Marie Bertrande Maroger); Nxb. Thiện Tri Thức.

Hôm qua, trong buổi đi dạo bằng xe dưới thung lũng hẹp, một dòng thác trên núi tung bắn thật ồn ào theo một con đường sủng nước, và phép lành ở đó. Phép lành thật mạnh mẽ, và mọi sự đều tắm mát trong đó. Tiếng thác đổ cũng nằm trong đó, kể cả nguồn thác cao phía thượng lưu. Phép lành bao phủ chúng ta như mưa rơi nhẹ nhàng, dễ làm chúng ta hoàn toàn chấn động; hình như cơ thể nhẹ tênh như phiến lá; phơi bày ra đó, run rẫy. Điều này kéo dài suốt buổi đi dạo dài trong không khí tươi mát; chuyện trò với ngôn ngữ độc vận; vẻ đẹp này thật không thể tưởng. Phép lành tồn tại hết buổi chiều và, tuy vẫn có sự vui vẻ chung quanh, tính trang nghiêm chắc thật còn đó, không thể hiểu nổi.

Phép lành bao phủ chúng ta như mưa rơi nhẹ nhàng, dễ làm chúng ta hoàn toàn chấn động

Sáng nay khi thức dậy, trước khi bình minh ló dạng nơi chân trời, tính trang nghiêm xuất thần đó vẫn còn, tràn đầy trong tâm và trí, và kèm theo là cảm nhận về sự bất biến.

Nhìn thật là quan trọng. Cái nhìn của chúng ta rơi trên những sự vật ở gần và trong trường hợp cần thiết ngay đó nó sẽ phóng chiếu vào một tương lai đã được quá khứ tô màu. Cái thấy của chúng ta bị giới hạn, và mắt của chúng ta đã quen thuộc với những sự vật ở gần. Cái nhìn cũng dính mắc vào không – thời gian như trí óc. Không bao giờ chúng ta nhìn hoặc thấy vượt khỏi giới hạn đó; chúng ta chẳng biết nhìn xuyên thủng qua, cũng chẳng thấy vượt qua khỏi những ranh giới chia chẻ manh mún đó. Nhưng mắt cần phải thấy xa hơn, hội nhập sâu và rộng, không phân biệt lựa chọn, không cần dừng trụ, mắt phải phiêu lưu, nhìn thấy bên kia lằn ranh do nhân tính tạo dựng từ ý tưởng và lượng giá, và phải cảm nhận bên kia tình yêu.

Lúc đó là phép lành mà không một thần thánh nào có thể ban bố được.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. THIỀN ĐỊNH VỀ CÁI THẤY
  2. CÁI THẤY CỦA DZOGCHEN
  3. CÁI THẤY PHÁP GIỚI

Bài viết khác của tác giả

  1. GIÁO DỤC ĐÚNG ĐẮN – KRISHNAMURTI BÀN VỀ GIÁO DỤC
  2. TÂM THỨC HOÀN TOÀN TỰ DO, KHÔNG PHÂN MẢNH LÀ MỘT TRẠNG THÁI CÓ TRẬT TỰ
  3. CỐNG HIẾN ĐỜI MÌNH CHO CÔNG CUỘC GIÁO DỤC CHÂN CHÍNH

Bài viết mới

  1. SỰ KHIÊM TỐN THUYẾT PHỤC
  2. TU TẬP THIỀN BẰNG CÁCH QUÁN TÂM TRONG TĨNH LẶNG
  3. TRAO MỘT LỜI KHEN