PHIM TÀI LIỆU KHOA HỌC BBC VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA

Năm trăm năm trước khi Chúa Giesu ra đời, một Hoàng tử trẻ đã mở ra một con đường. Ngài đã trải qua Đau đớn và Khổ ải để đạt tới Niết Bàn – niềm hạnh phúc vĩnh hằng mà tất cả chúng ta ước vọng.

“Biểu tượng của An lạc. Biểu tượng của Từ bi, của Phi bạo lực.” – Dalai Lama

Đó chính là Đức Phật.

Ngài trưởng thành trong một cung điện xa hoa. Khi còn thơ ấu , đặc quyền đã cho phép Ngài hưởng thụ mọi sự nuông chiều. Nhưng Người đã từ bỏ tất cả, để có được Trí Tuệ tận cùng. Người đã du hành đến những ngóc ngách sâu thẳm nhất của tâm trí để trực diện đối mặt, với Ma tâm bên trong. Đức Phật đã thành lập nên Tôn giáo đầu tiên trên Thế giới. Mà hiện nay có hơn 400 triệu tín đồ, một Tôn giáo sử dụng Thiền định để đạt tới trạng thái An lạc và Hạnh phúc tuyệt đối.

“Sử dụng Tiềm Năng và Nỗ Lực của chính bản thân chúng ta để biết về thực tại tối thượng.” – Dalai Lama

Và các sự kiện trong cuộc đời Ngài đã là một câu chuyện vĩ đại, và Đức Phật là một biểu tượng tồn tại vĩnh cửu.

2500 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp của Người vẫn còn tồn tại. Đạt Lai Lạt Ma – lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng – tiếp tục truyền đạt các giáo huấn của Đức Phật, tiếp nối một truyền thống mà đã xuất hiện ngay sau khi Phật nhập Niết Bàn. Đạo Phật được nhiều nền văn hóa tiếp nhận và diễn giải theo những cách khác nhau. Những lời dạy của Đức Phật về một trạng thái tinh thần tĩnh tại và sáng suốt được nhiều người cho đó là Tôn Giáo, người khác lại cho đó là Triết học hay Tâm lý trị liệu.

“Một vài người cho rằng Đạo Phật không phải là Tôn Giáo mà là khoa học của Tâm trí.” – Dalai Lama

Ngày nay, giáo huấn của Đức Phật vẫn còn nguyên giá trị mặc dù đã trải qua 2500 năm.

“Nguyên nhân khiến Đạo Phật phổ biến tới vậy là do sự sâu sắc của nó và rõ ràng là Đức Phật đã khám phá ra nhiều điều cực kì quan trọng.”

Khác các tôn giáo khác, Phật giáo tập trung vào Tâm trí và không có một Đấng quyền năng tuyệt đối. Mà thay vào đó là một Bậc Thầy vĩ đại – Đức Phật hay Đấng Giác Ngộ. Điều đó hết sức tự nhiên trong một thời kì mà nhiều người cho rằng Tâm lý học là một sự lựa chọn thay cho Tôn Giáo nghĩa là một phương thức trị liệu để đối phó với những vấn đề trong cuộc sống và điều này rất dễ được nhiều người tiếp nhận.

Có rất nhiều cách thể hiện Đức Phật và trong tâm thức của mỗi Phật tử cũng đều có riêng một hình ảnh của Ngài.

“Một sự giao hòa giữa An Lạc tuyệt đối và phi bạo lực. Tôi nghĩ hẳn phải là như vậy.” – Dalai Lama

Chỉ rất gần đây – một trăm năm trước. phương Tây hoàn toàn không biết gì về cuộc đời của Đức Phật. Cho đến khi người Anh chiếm Ấn Độ làm thuộc địa – đất nước nơi Đức Phật đản sanh, Đạo Phật đã từng huy hoàng rồi tàn lụi do bởi các vị vua Hindu cũng như người Hồi giáo xâm lược và tàn phá. Khởi nguyên và các địa điểm gắn với cuộc đời Đức Phật đã bị thất tung. Cho tới tận khi một nhà khảo cổ người Anh bắt đầu thám hiểm vùng Bắc Ấn, và những khám phá của họ bắt đầu gắn cuộc đời của Đức Phật với các sự kiện lịch sử.

Vào những năm 1860, nhiều nhà khảo cổ đã từng cố gắng xác định các địa điểm gắn bó với cuộc đời Đức Phật. Cho đến những năm 1890, rất nhiều địa điểm đã được xác định thành công trong khu vực Ganges. Nhưng khi đó, hai địa điểm quan trọng nhất với Phật giáo vẫn còn chưa được khám phá, Lâm-tì-ni (Lumbini), nơi Đức Phật đản sanh, và thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu) – nơi Đức Phật sinh sống vào thời niên thiếu. Những địa điểm này nằm ở phía bắc của Ganges và ít nổi tiếng một phần bởi vì có khu vực rừng rậm, có nhiều hổ cũng như căn bệnh sốt rét.

Cần một phát hiện mang tính đột phá để hé mở câu chuyện về nguồn gốc của Đức Phật. Ở một ngôi làng xa xôi, qua cả biên giới Nepal, người ta đã phát hiện được một cột đá. Một nhóm người Anh đã được cử đến để giải mã các chữ khắc trên cột, đó là cổ ngữ Brami – ngôn ngữ của người bản xứ ở Bắc Ấn – và những dòng chữ ghi trên đó nói rằng “Đây là nơi Đức Phật hay Đấng Giác Ngộ đản sinh”

Đây là bằng chứng đầu tiên để chứng tỏ rằng – Đức Phật, không chỉ là một hình tượng truyền thuyết – Ngài thực sự đã tồn tại. Những văn bản cổ xưa của Phật Giáo đã gọi nơi Đức Phật đản sanh là Lâm-tì-ni (Lumbini). Và bây giờ các nhà khảo cổ đã định vị được nó trên bản đồ. Và họ chỉ cần tìm được địa điểm Đức Phật đã trưởng thành, một thành phố cổ đại mà trong văn bản cổ xưa gọi là Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu).

“Rõ ràng rằng – địa điểm này nằm ở phía tây cách Lâm-tì-ni chừng 10 đến 15 km về hướng Tây, và đó là khu vực được tập trung tìm kiếm.”

Các cuộc tìm kiếm phát hiện ra hai địa điểm khả dĩ của thành Ca-tỳ-la-vệ, một ở Ấn Độ và một ở Nepal. Trong hơn một trăm năm, các nhà khảo cổ vẫn tranh cãi đâu mới là địa điểm thực sự. Nghiên cứu mới của tiến sĩ Coningham và các đồng sự, cho rằng địa điểm cổ xưa này nằm ở vị trị nay là Tilaurakot, ở Nepal. Đó là một địa điểm cực kì tuyệt vời vì còn được bảo tồn khá tốt. Chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc điều tra về vật lý – địa lý và chúng tôi khám phá ra rất nhiều con đường và rõ ràng rằng toàn bộ thành phố được tổ chức theo hình lưới với cung điện nằm ở trung tâm.

Đó chính là nơi bắt đầu câu chuyện về Đức Phật.

……

Trong trạng thái hợp nhất cao độ này, Đức Phật đã nhìn thấu con đường giải thoát khỏi vòng luân hồi của Sanh – Lão – Bệnh – Tử. Ngài nhận ra rằng nếu con người từ bỏ được những dục vọng xấu thì có thể trừ bỏ được bất mãn và đau khổ ra khỏi cuộc sống. Nguyên nhân chính của khổ đau và những thất vọng trong cuộc đời chính là những ham muốn thèm khát.

“Luôn có sự bất cân xứng giữa những điều bạn mong muốn và thực tế.”

Sự minh triết mà Đức Phật tìm ra dưới gốc cây bồ đề đã khai sinh nên Đạo Phật – một tôn giáo mà ngày nay có đến hơn 400 triệu người theo. Đức Phật đã tổng hợp những hiểu biết của Ngài trong giáo lý Tứ Diệu Đế – đó là nền tảng cho toàn bộ đức tin của Đạo Phật.

  • Diệu đế đầu tiên là nhận thức được cuộc đời là bể khổ.
  • Cái thứ hai là xác định nguyên nhân của sự đau khổ – đó chính là ham muốn.
  • Trong diệu đế thứ ba, tựa như một thầy thuốc, Đức Phật chỉ ra rằng có một cách trừ bỏ được sự ham muốn.
  • Và trong diệu đế cuối cùng, Ngài đưa ra cách thức trừ bỏ căn bệnh này và đạt tới sự Giác Ngộ hay Niết Bàn.

Mục đích cuối cùng là đạt tới trạng thái tâm thức hoàn toàn dứt bỏ sự thèm khát, sự ngu dốt, lòng tham, sự thù hận và ảo tưởng. Do đó giải thoát khỏi tất cả những nghiệp chướng luân hồi.

Sau đó Đức Phật giảng về Giới – Định – Tuệ, là những nấc thang quan trọng trên con đướng tiến đến giác ngộ. Ngài sử dụng phần đời còn lại để giúp những người khác theo con đường ấy – tới sự giải thoát khỏi khổ đau.

……

“Đức Phật đã đạt tới Giác Ngộ trong một khoảnh khắc như cái chớp mắt, cái khoảnh khắc ấy, cái khoảnh khắc thoáng qua ấy là thời điểm để ngộ ra và không thể giải thích được.”

Đó là khoảnh khắc đặc biệt đã cho ra đời tôn giáo đầu tiên của thế giới. Một tôn giáo không có Chúa, nơi mà đường tới Niết Bàn nằm ngay trong tâm trí của mỗi chúng ta.

???

Mời các bạn xem bộ phim tài liệu khoa học Cuộc đời Đức Phật (The Life of the Buddha) dài 50 phút do hãng thông tấn BBC thực hiện năm 2007. Bộ phim được thực hiện công phu với sự tham gia đóng góp của các vị cao tăng và nhiều nhà khoa học nổi tiếng về lĩnh vực khoa học và tôn giáo. Bộ phim đã cho thấy một góc nhìn khách quan và những nhận định của giới khoa học, trí thức trên thế giới về cuộc đời vĩ đại của Đức Phật và những cống hiến của Ngài để lại cho nhân loại.

Bình luận

[…] PHIM TÀI LIỆU KHOA HỌC BBC VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA […]


Bài viết liên quan

  1. SỰ KIỆN NHẬP THAI VÀ ĐẢN SANH CỦA ĐỨC PHẬT
  2. THÔNG ĐIỆP VESAK 2019 CỦA TỔNG THƯ KÝ LIÊN HỢP QUỐC 

Bài viết mới

  1. HÒA HỢP TỪ NHỮNG ĐỐI KHÁNG
  2. LỢI ÍCH CỦA TINH THẦN TU TẬP
  3. BẠN