TÁI LẬP TRÌNH NÃO BỘ ĐỂ TẬN HƯỞNG CÁC THÓI QUEN KHÓ

JAMES CLEAR

Trích: Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon Hiệu Quả Bất Ngờ; dịch giả: Vũ Phi Yên- Trần Quỳnh Như dịch; NXB Thế Giới, Cty sách Phương Nam

Bạn có thể làm cho các thói quen khó trở nên hấp dẫn nếu bạn học được cách gắn chúng với trải nghiệm tích cực.

Đôi khi cái bạn cần chỉ là một chuyển biến nhẹ trong cách nghĩ. Ví dụ như ta thường hay nói về những việc mình phải hoàn thành trong một ngày. Bạn phải thức dậy sớm đi làm, bạn phải gọi mấy cú điện thoại bán hàng cho công ty, bạn phải nấu cơm tối cho cả nhà.

Bây giờ, bạn hãy đổi một chữ thôi: Bạn không cần “phải”, bạn “sẽ”.

Bạn sẽ thức dậy sớm đi làm. Bạn sẽ gọi mấy cú điện thoại bán hàng cho công ty. Bạn sẽ nấu cơm tối cho cả nhà. Chí bằng cách đổi đi một chữ, bạn đã thay đổi cách bạn nhìn nhận các sự kiện. Bạn chuyển góc nhìn các hành vi này như gánh nặng thành các cơ hội.

Mấu chốt nằm ở chỗ cả hai phiên bản hiện thực này đều đúng. Bạn phải làm những việc này, nghĩa là bạn cũng sẽ làm những việc này. Ta hoàn toàn có thể tìm ra bằng cớ cho bất kỳ lối tư duy nào mà ta chọn.

Tôi từng nghe chuyện về một người đàn ông ngồi xe lăn. Khi được hỏi bị giam cầm vào chiếc xe như vậy thì có khó chịu không, ông trả lời, “Tôi không thấy bị giam cầm bởi xe lăn của mình – ngược lại nhờ nó mà tôi cảm thấy mình được giải phóng. Nếu không có nó, tôi đã bị dính cứng trên giường và không thể đi ra khỏi nhà rồi.” Sự chuyển dịch trong góc nhìn này hoàn toàn thay đổi cách ông sống mỗi ngày. Tái định khung thói quen để tô đậm lợi ích của chúng thay vì các hạn chế chúng mang lại là cách nhanh chóng mà gọn nhẹ, giúp bạn tái lập trình não mình và làm một thói quen trở nên hấp dẫn hơn.

Tập thể dục. Nhiều người liên tưởng việc tập thể dục với một nhiệm vụ khó khăn khiến họ mất sức và mệt mỏi. Bạn chỉ cần đơn giản nhìn nó như một cách để phát triển kỹ năng và bồi đắp bản thân. Thay vì suốt ngày nói với bản thân “Mình cần phải chạy bộ mỗi sáng”, hãy tự nhủ “Đến giờ rèn sức bền và tốc độ rồi”.

Tài chính. Tiết kiệm lúc nào cũng bị gắn với hy sinh. Tuy nhiên, bạn có thể liên hệ nó với tự do hơn là giới hạn nếu bạn nhận ra sự thật đơn giản này: Sống dưới mức sống mình có khả năng trong hiện tại làm tăng mức sống trong tương lai. Số tiền bạn tiết kiệm được tháng này sẽ nâng cao sức mua cho tháng sau.

Thiền tập. Bất cứ ai từng thử thiền hơn ba giây đều biết đến cảm giác khó chịu khi không thể tránh khỏi những điều sao những cứ liên tiếp xuất hiện trong đầu. Bạn có thể chuyển hóa cơn bực bội này thành niềm vui sướng khi nhìn nhận mỗi cơn phân tâm này chính là một cơ hội cho bạn thực hành quay trở lại hơi thở của mình. Sao nhãng là điều tốt bởi vì bạn cần có sao nhãng để thực hành thiền định.

Bồn chồn trước cuộc chơi. Rất nhiều người cảm thấy lo âu trước một buổi thuyết trình hay một trận thi đấu quan trọng. Họ thở dồn dập, tim đập nhanh, cảm giác kích thích tăng cao. Nếu ta diễn dịch các cảm giác này theo lối tiêu cực, bạn sẽ cảm thấy bị đe dọa và căng cứng cơ thể. Nếu có thể diễn giải theo hướng tích cực, ta có thể phản ứng lại bằng sự linh hoạt uyển chuyển. Bạn có thể tái định khung “Mình lo quá” thành “Minh đang hào hứng và sẽ có một liều adrenaline đủ mạnh để tập trung” (Adrenaline: Chất dẫn truyền thần kinh tiết ra đồng thời khi bạn gặp sợ hãi, tức giận hoặc hứng thú. (ND))

Thay đổi nhỏ này trong cách nghĩ không phải là phép màu, nhưng chúng có thể giúp thay đổi cảm giác bạn từng có với một thói quen hay tình huống cụ thể nào đó. Nếu muốn tiến một bước sâu hơn, bạn có thể tạo ra một nghi thức tạo động lực. Chỉ cần thực hành liên kết thói quen của mình với điều gì đó bạn hứng thú, thì bạn có thể dùng tín hiệu đó bất kỳ lúc nào cần thêm chút động lực. Chẳng hạn như bạn luôn luôn bật một bài hát cố định nào đó trước khi làm việc, thì bạn sẽ bắt đầu liên kết đoạn nhạc đó với hoạt động này. Thế là bất cứ khi nào muốn có hứng, bạn chỉ cần nhấn nút bật nhạc thôi.

Ed Latimore, vận động viên đấm bốc và cũng là một tác giả từ Pittsburgh, cũng đã tận dụng được lợi thế từ chiến lược tương tự mà không biết. “Tôi nhận ra một chuyện kỳ lạ, anh viết. “Chỉ cần đeo tai nghe vào trong lúc viết là sức tập trung và chú ý của tôi tăng vọt lên. Tôi thậm chí còn chưa bật nhạc” Anh ấy đang điều kiện hóa bản thân mà không nhận ra. Ban đầu, anh chỉ đeo tai nghe lên, bật vài bản nhạc mình ưa thích, và tập trung làm việc. Sau khi làm được năm, mười, hai mươi lần như vậy thì hành động đeo tai nghe trở thành một tín hiệu mà anh đã tự động gắn với sức tập trung cao. Cơn thèm muốn tự nhiên kéo đến.

Vận động viên cũng áp dụng chiến lược tương tự để đưa bản thân vào phương thức tư duy thích hợp cho thi đấu. Trong sự nghiệp bóng chày của mình, tôi xây dựng một nghi thức khởi động cơ bắp và ném bóng đặc hiệu trước mỗi trận đấu. Toàn bộ lộ trình tốn khoảng mười phút, và mỗi một lần tôi đều thực hiện nó theo cùng một kiểu. Trong lúc nó làm nóng cơ thể tôi cho trận bóng, điều quan trọng hơn chính là nó đưa tôi vào một trạng thái tinh thần phù hợp. Tôi bắt đầu gắn các nghi thức trước trận đấu với cảm giác tập trung và tinh thần cạnh tranh. Cả khi trước đó tôi chưa được tạo động lực thì chỉ cần hoàn thành xong nghi thức của mình, tôi đã bước vào “chế độ thi đấu”.

Bạn có thể dùng chiến lược này cho gần như bất cứ mục đích nào. Ví dụ như bạn muốn hạnh phúc hơn đi! Hãy tìm một thứ khiến bạn thực sự cảm thấy hạnh phúc – như vuốt ve cún cưng hay ngâm mình trong bồn tắm – rồi sau đó bạn tạo ra một nghi thức ngắn xảy ra trước mỗi một lần bạn làm việc mình thích. Hít ba hơi thở sâu và mỉm cười chẳng hạn.

Ba hơi thở sâu. Mim cười. Vuốt ve cún cưng. Lặp lại. Cuối cùng bạn sẽ bắt đầu kết nối lề thói hít-thở-và-mim-cười này với trạng thái có tâm tình tốt đẹp. Nó trở thành tín hiệu mang ý nghĩa cảm thấy hạnh phúc. Khi đã hình thành, bạn có thể truy cập vào nó bất cứ khi nào muốn thay đổi tình trạng cảm xúc hiện tại. Căng thẳng ở chỗ làm? Hít ba hơi thở sâu và mỉm cười. Buồn vì cuộc đời? Ba hơi thở sâu và mỉm cười. Khi thói quen đã bám rễ, tín hiệu có thể gợi lên cơn thèm muốn, ngay cả khi nó không có mấy liên hệ với tình huống ban đầu.

Chìa khóa để tìm ra và điều chỉnh căn nguyên của thói quen xấu là tái định khung mối liên kết bạn có với các thói trình các dự đoán của mình thì bạn có thể chuyển hóa một quen này. Điều này không dễ, nhưng nếu bạn có thể tái lập thói quen khó trở thành một thói quen hấp dẫn.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. NẾU MỘT THẤT BẠI KHÔNG MANG TỚI CẢM GIÁC ĐAU ĐỚN, KHÓ CHỊU GÌ, NÓ SẼ BỊ LỜ ĐI
  2. ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU HƠN CHỈ VỚI NỖ LỰC TỐI THIỂU
  3. CẦN BAO LÂU ĐỂ HÌNH THÀNH MỘT THÓI QUEN MỚI ?

Bài viết mới

  1. ĐẢN SANH VÀ NHẬP SƠ THIỀN TẠI LỄ HẠ ĐIỀN
  2. 5 CÁCH NUÔI DƯỠNG TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN Ở CON TRẺ
  3. NHỮNG VÍ DỤ VỀ BUÔNG BỎ