THỰC HÀNH CHUYỂN HÓA Ý NGHĨ

CAROLE BERGER

Trích: HO’OPONOPONO Sống Như Người Hawaii: Chấp Nhận, Biết Ơn Và Tha Thứ; Hoàng Lan dịch; NXB Công Thương.

Nếu bạn nói: “Tôi chán lắm rồi”, thì năng lượng vũ trụ sẽ thu nhận mọi rung động cụ thể được liên kết với cảm xúc ảm đạm này. Kỳ thực, khi bạn nói như vậy tức là bạn đang thu hút một loạt các tình huống sẽ khiến bạn trải nghiệm tiếng vọng “được yêu cầu” này. (Theo các quy luật năng lượng, việc bạn nghĩ như vậy thì cũng giống như bạn đã yêu cầu để được như vậy.) Do đó, cuộc sống thường ngày của bạn sẽ nảy sinh thêm nhiều dịp để bạn nói câu “Tôi chán lắm rồi”. Vòng lặp tệ hại này sẽ chỉ ngừng lại khi bạn “đặt hàng” một thứ khác: nếu ý nghĩ của bạn được hướng tới một nơi khác, thì một kết quả khác sẽ xuất hiện liền sau đó. Thực tại của bạn sẽ thay đổi! Giống như muốn chiến thắng thì trước tiên cần phải nhập cuộc chơi. Để chứng kiến những thay đổi trong cuộc sống của mình thì trước tiên bạn phải suy nghĩ và sống “như thể” bạn đã có những điều mà bạn mong muốn cho cuộc đời mình rồi.

Luật hấp dẫn hiện thực hóa những ý nghĩ trong bạn, nó không quan tâm xem bạn vừa nói “Tôi muốn” hay “Tôi không muốn”. Ví dụ, nếu bạn nghĩ: “Tôi muốn thoát khỏi tình trạng khó khăn tài chính này”, tức là bạn đang nghĩ tới “tình trạng khó khăn”. Khi ấy, luật hấp dẫn sẽ hiện thực hóa “tình trạng khó khăn này và vòng lặp tệ hại ấy sẽ không được phá vỡ. Thay vì nghĩ tới “tình trạng khó khăn”, bạn hãy nghĩ về “sự thịnh vượng”. Mới đầu, bài rèn luyện tinh thần này sẽ không dễ dàng, bởi tâm trí sẽ không ngừng hướng ta trở lại với những điều tiêu cực, với bất cứ thứ gì đang phá hỏng cuộc sống của ta.

Ý tưởng chính ở đây là loại bỏ cái “không” ra khỏi suy nghĩ của bạn để chuyển hóa và biểu lộ cái “có”. Với mỗi một từ mang hơi hướng tiêu cực, bạn đều có thể đảo ngược chiều hướng và biến nó thành một từ tích cực tương ứng.

Cũng cần lưu ý rằng, ngoan cố “chống lại” một thứ gì đó thì chỉ hoài phí năng lượng. Thái độ này khiến chúng ta còn chú tâm nhiều hơn vào bất kể thứ gì mà chúng ta đang chống lại. Lúc đó, ý nghĩ của chúng ta góp phần “nuôi dưỡng” thứ mà chúng ta không muốn, thành thử lại phản tác dụng. Vì vậy, bạn đừng nên nghĩ hoặc tự nói với chính mình rằng, “Tôi chống lại chiến tranh”, mà thay vào đó hãy nghĩ, “Tôi mong cầu hòa bình”. Mấu chốt ở đây là hãy nghĩ tới những điều mà bạn mong muốn.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. QUÁN SÁT NỘI TÂM
  2. TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC

Bài viết khác của tác giả

  1. NĂNG LƯỢNG MẠNH MẼ CỦA LÒNG BIẾT ƠN
  2. ĐI THEO DẪN DẮT CỦA TRỰC GIÁC VÀ CẢM HỨNG
  3. GỠ BỎ NHỮNG “NÚT THẮT” CHÍNH

Bài viết mới

  1. CHINH PHỤC MỤC TIÊU
  2. CHÁNH NIỆM
  3. BỚT SỢ HÃI