Vì Sao Ta Cảm Thấy An Tâm Khi Ở Gần Nhà Lãnh Đạo Thực Thụ

SIMON SINEK

Trích bài nói chuyện trên Ted của Simon Sinek

Có một Đại úy tên là William Swenson, vừa được trao tặng Huân chương Danh Dự của Quốc Hội Hoa Kỳ cho hành động của mình vào ngày 08/09/2009.

Vào ngày đó, một nhóm lính Mỹ và Afghanistan đang hành quân qua một tỉnh của Afghanistan để bảo vệ một nhóm quan chức chính phủ Hoa Kỳ, một nhóm quan chức chính phủ Afghanistan sắp sửa gặp gỡ các già làng địa phương. Nhóm lính bị phục kích và bị bao vây từ ba phía và giữa nhiều thứ khác, Đại úy Swenson được ca ngợi vì đã băng qua làn đạn để cứu những người bị thương và đưa thi thể những người đã hi sinh về. Một trong số những người được anh cứu là một trung sĩ, anh ấy cùng một người đồng đội đang cố chạy đến chiếc trực thăng cứu thương.

Điều đặc biệt xảy ra hôm đó là thật trùng hợp một trong những người lính cứu thương có một chiếc camera hành trình gắn trên mũ và nó đã ghi lại toàn bộ sự việc. Video ghi lại cảnh Đại úy Swenson và đồng đội đang đưa một người lính bị thương ở cổ đến trực thăng. Sau khi đặt người lính lên chiếc trực thăng, Đại úy Swenson cúi xuống hôn anh ta trước khi quay lại cứu những người khác.

Tất cả họ đều trả lời giống nhau: “Vì những người khác cũng sẽ làm vậy vì tôi”

Sau khi được xem cảnh tượng đó, tôi nghĩ: Những con người như thế ở đâu ra vậy? Đó là gì? Phải là cảm xúc cực kì mãnh liệt mới có thể khiến bạn làm điều đó. Đó là tình yêu và tôi muốn biết tại sao những người làm việc cùng tôi lại không như vậy. Trong quân đội, người ta trao huân chương cho những người sẵn sàng hi sinh vì người khác. Trong kinh doanh, chúng ta thưởng cho những người sẵn sàng hi sinh những người khác để chúng ta có thể phát triển. Thật ngược đời, phải không? Vì vậy, tôi tự hỏi, những người như thế đến từ đâu? Điều đầu tiên, tôi rút ra đơn giản họ là những người tốt. Đó là lý do họ gia nhập quân đội. Những người tốt như họ bị lôi cuốn bởi tư tưởng hi sinh vì người khác. Nhưng điều đó hoàn toàn sai. Điều tôi tìm ra là đó chính là nhờ môi trường, nếu có môi trường tốt bất kì ai trong chúng ta cũng có thể làm nên điều kì diệu, quan trọng hơn, những người khác cũng có khả năng đó. Tôi đã rất vinh dự khi gặp một vài trong số họ, những người mà chúng ta gọi là anh hùng, những người liều mình để cứu nguy cho những người khác. Tôi hỏi họ: “Tại sao anh sẵn sàng làm như vậy?” “Tại sao anh lại làm điều đó?” Tất cả họ đều trả lời giống nhau: “Vì những người khác cũng sẽ làm vậy vì tôi” Đó là sự tin tưởng và hợp tác sâu sắc. Vì vậy, tin tưởng và hợp tác rất quan trọng. Vấn đề là tin tưởng và hợp tác, là những cảm xúc, không phải mệnh lệnh. Không thể chỉ nói là: “Hãy tin tôi” là bạn tự nhiên tin tôi được. Không thể chỉ bảo hai người hợp tác với nhau là họ hợp tác với nhau được. Không phải vậy, mà là cảm xúc.

Vậy cảm xúc đó đến từ đâu? Nếu quay trở lại 50.000 năm trước thời kì đồ đá cũ, thời kì đầu của người Homo Sapien, thứ chúng ta thấy là một thế giới đầy rẫy những hiểm nguy luôn đe dọa tính mạng chúng ta. Đây không phải chuyện cá nhân. Dù cho đó là thời tiết, thiếu thốn tài nguyên hay một con hổ nanh kiếm, tất cả những thứ đó làm giảm tuổi thọ của con người. Và vì thế, ta tiến hóa thành động vật có tổ chức xã hội, sinh sống và làm việc cùng nhau trong cái mà tôi gọi là vòng an toàn, trong bộ lạc nơi chúng ta thuộc về. Và khi tự thấy an toàn khi ở cùng đồng loại, phản ứng tự nhiên là sự tin tưởng và hợp tác. Điều này có những lợi ích cố hữu. Tôi có thể ngủ ngon khi đêm xuống và tin rằng sẽ có ai đó trong bộ tộc canh chừng nguy hiểm cho tôi. Nếu chúng ta không tin nhau, nếu tôi không tin bạn, nghĩa là bạn sẽ không canh chừng nguy hiểm cho tôi. Điều đó không giúp ta sinh tồn.

Thế giới hiện đại cũng hệt như vậy. Thế giới đầy rẫy hiểm nguy những thứ khiến ta thất vọng với cuộc sống hoặc làm giảm cơ hội thành công của chúng ta. Đó có thể là những biến động kinh tế, sự thay đổi của thị trường chứng khoán. Có thể là một công nghệ mới xuất hiện và làm cho mô hình kinh doanh của bạn lỗi thời chỉ sau 1 đêm. Hay những đối thủ cạnh tranh đôi khi cố gắng giết chết bạn, cố gắng khiến bạn phá sản hay ít nhất là làm cho việc kinh doanh của bạn gặp khó khăn và cướp đi lợi nhuận. Chúng ta không thể kiểm soát được chúng. Chúng như những hằng số và không bao giờ mất đi.

Những biến số duy nhất là các điều kiện bên trong tổ chức và đó là nơi mà khả năng lãnh đạo đóng vai trò quan trọng, người lãnh đạo sẽ làm gương cho những người khác Khi người lãnh đạo quyết định đặt sinh mạng và an toàn của những thành viên tổ chức lên trên hết, cho dù phải hi sinh tiện ích hay những kết quả cụ thể, để cho những người khác ở lại, cảm thấy an toàn, cảm thấy thực sự thuộc về tổ chức, khi đó, điều phi thường xuất hiện.

Một lần khi đi máy bay, tôi chứng kiến một sự việc, một hành khách cố lên máy bay trước khi được gọi tên, người gác cổng đối xử với anh ta như thể anh ta là kẻ phạm pháp một tên tội phạm. Anh ta bị quát mắng vì cố lên máy bay quá sớm. Thế nên, tôi lên tiếng: “Tại sao lại đối xử với chúng tôi như súc vật vậy?” “Tại sao không thể đối xử với chúng tôi như con người?” Cô ấy trả lời chính xác như thế này: “Thưa ông, nếu tôi không làm theo quy định, tôi sẽ gặp rắc rối hoặc bị mất việc.” Tất cả những gì cô ấy nói với tôi là cô ấy không cảm thấy an toàn. Cô ấy không tin tưởng người lãnh đạo của mình. Lý do chúng tôi thích đi máy bay của Southwest Airlaines không phải vì họ thuê được những người tốt hơn mà vì họ không sợ người lãnh đạo của mình.

Bạn thấy đấy, nếu điều kiện không đúng chúng ta bị buộc phải dành thời gian và sức lực để bảo vệ bản thân khỏi những người khác, và điều này làm tổ chức suy yếu. Khi cảm thấy an toàn trong tổ chức của mình, chúng ta tự nhiên sẽ kết hợp tài năng và thế mạnh, làm việc không mệt mỏi để đối mặt với những hiểm nguy bên ngoài và chớp lấy cơ hội của mình.

Mô tả gần nhất mà tôi có thể đưa ra cho một lãnh đạo tốt là việc làm bố mẹ. Để làm một bố (mẹ) tốt, bạn muốn gì? Điều gì làm nên một phụ huynh tốt? Chúng ta muốn cho con cái mình cơ hội, giáo dục, dạy dỗ chúng khi cần thiết, Tất cả để chúng có thể trưởng thành và đạt được nhiều thành tựu hơn cả chúng ta. Những người lãnh đạo tốt cũng vậy. Họ muốn tạo cơ hội cho người của mình, cho họ giáo dục cũng như kỉ luật khi cần thiết, giúp họ tự tin, cho họ cơ hội để thử và thất bại, tất cả để họ có thể đạt được những điều lớn lao hơn những gì ta có thể tưởng tượng.

Charlie Kim là CEO của một công ty tên Next Jump ở New York, một công ty công nghệ, ông ấy cho rằng, nếu gia đình bạn gặp khó khăn, liệu bạn có ý định từ bỏ một trong những đứa con của mình? Không bao giờ. Vậy tại sao lại sa thải nhân viên trong công ty mình? Charlie thi hành chính sách thuê nhân viên trọn đời. Nếu được tuyển dụng vào Next Jump, bạn sẽ không bị đuổi việc vì năng suất làm việc thấp. Trên thực tế, nếu bạn có vấn đề, họ sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bạn, giống như cách chúng ta làm với con cái mình nếu chúng bị điểm C ở trường. Đa số các công ty khác thì ngược lại.

Đây là lý do tại sao rất nhiều người oán ghét và căm giận các CEO ngân hàng vì cấu trúc lương và thưởng không cân xứng. Vấn đề không phải là các con số. Mà là họ đã làm trái định nghĩa về lãnh đạo. Họ đã làm trái bản giao kèo xã hội cố hữu này. Họ sẵn sàng hi sinh người của mình để bảo vệ lợi ích bản thân, hay tệ hơn, luôn hi sinh người của mình để bảo vệ lợi ích bản thân. Đây là điều làm ta giận dữ, không phải những con số. Liệu có ai tức giận nếu Gandhi nhận được khoản thưởng 150 triệu đôla? Hoặc khoản thưởng 250 triệu đô cho Mẹ Teresa? Có ai có vấn đề gì với nó không? Chắc chắn là không. Hoàn toàn không Những lãnh đạo tốt sẽ không bao giờ hi sinh con người để cứu các con số. Họ sẽ hi sinh các con số để cứu con người.

Bob Chapman, người điều hành công ty ở Midwest tên là Barry-Wehmiller, năm 2008, công ty bị ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế và họ đã mất 30% đơn đặt hàng trong vòng một đêm. Với một công ty lớn, đó là vấn đề nghiêm trọng và họ có thể không đủ tiền trả lương cho nhân viên. Họ cần giữ lại 10 triệu đô la. Giống như nhiều công ty khác, Ban giám đốc họp và thảo luận về việc cắt giảm nhân viên. Và Bob đã từ chối. Bob không tin vào số lượng khối óc. Bob tin vào số lượng con tim và mọi việc sẽ khó khăn hơn nếu giảm đi số lượng con tim. Và thế là họ đưa ra chương trình cho nghỉ phép. Tất cả nhân viên, từ thư ký đến CEO được yêu cầu nghỉ phép không lương trong bốn tuần. Nghỉ phép bất cứ khi nào họ muốn, không bắt buộc phải nghỉ liên tiếp. Cách mà Bob đề xướng chương trình này có ý nghĩa rất lớn. Ông nói: “Tất cả chịu đựng một ít sẽ tốt hơn là để bất kỳ ai trong chúng ta chịu đựng nhiều.” Và tinh thần nhân viên trong công ty đi lên. Họ tiết kiệm được 20 triệu đô la, và quan trọng hơn cả, như đã nói lúc nãy, khi người ta cảm thấy an toàn và được bảo vệ bởi người lãnh đạo, phản ứng tự nhiên là tin tưởng và hợp tác. Không ai ngờ tới rằng mọi người bắt đầu trao đổi với nhau. Những người có năng suất làm việc cao trao đổi với người có năng suất làm việc thấp.

Người ta sẵn sàng nhận 5 tuần phép để người khác còn lại 3 tuần. Lãnh đạo là một sự lựa chọn Không phải bảng xếp hạng Tôi biết nhiều người ở vị trí cao nhất của tổ chức không phải là lãnh đạo thực thụ. Họ là những người cầm quyền và ta phải làm theo lời họ vì họ có toàn quyền quyết định nhưng ta sẽ không tự nguyện đi theo. Tôi biết nhiều người ở vị trí thấp nhất, không có quyền lực trong tay lại là những lãnh đạo thực sự, bởi vì họ chọn chăm sóc người ở bên trái và bên phải mình. Đó mới đúng là một người lãnh đạo.

“Tại sao lại làm vậy? Tại sao lại đem máu, mồ hôi, nước mắt để giúp đỡ người đó?”, họ đều trả lời giống nhau: “Vì những người khác cũng sẽ làm vậy vì tôi.”

Tôi có nghe một câu chuyện từ vài người Lính Thủy Đánh Bộ những người đã từng ra chiến trường và theo luật của Lính Thủy Đánh Bộ người chỉ huy ăn sau cùng anh để cho lính mình ăn đầu tiên và khi họ ăn xong không còn thức ăn nào cho anh. Khi họ trở ra chiến trường, lính của anh đem phần thức ăn của mình cho anh ấy. Ta gọi họ là lãnh đạo vì họ luôn đi đầu. Ta gọi họ là lãnh đạo vì họ dám nhận rủi ro trước bất kỳ ai. Chúng ta gọi họ là lãnh đạo vì họ sẽ chọn hy sinh bản thân để người của mình được an toàn cũng như vì lợi ích cho người mình. Và khi làm thế, tự nhiên người của chúng ta sẽ hy sinh vì chúng ta. Họ sẽ trao cho chúng ta máu, mồ hôi và nước mắt để thực hiện mong muốn của người lãnh đạo và khi chúng ta hỏi họ: “Tại sao lại làm vậy? Tại sao lại đem máu, mồ hôi, nước mắt để giúp đỡ người đó?”, họ đều trả lời giống nhau: “Vì những người khác cũng sẽ làm vậy vì tôi.” Và đó chẳng phải là tổ chức mà tất cả chúng ta đều muốn làm việc cùng ư?

Xin cám ơn rất nhiều

Cám ơn

Nguồn: https://www.ted.com/talks/simon_sinek_why_good_leaders_make_you_feel_safe/
Dịch: Xuan Nguyen, Kiểm tra bởi: An V. Phan

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO VĨ ĐẠI GIÀU ĐAM MÊ
  2. TỪ MỤC ĐỒNG TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO
  3. VƯƠN ĐẾN CƠ HỘI TRỞ THÀNH MỘT LÃNH ĐẠO TỐT

Bài viết khác của tác giả

  1. VÒNG TRÒN VÀNG – BẮT ĐẦU BẰNG CÂU HỎI TẠI SAO

Bài viết mới

  1. VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH
  2. THỰC HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT
  3. CHINH PHỤC MỤC TIÊU