KHANGSER RINPOCHE
Trích: Sống An Vui; Dịch giả: Trần Gia Phong; NXB Hồng Đức
Cần có động lực Sống
DÙ LÀM GÌ TRONG CUỘC SỐNG, BẠN CŨNG CẦN CÓ ĐỘNG LỰC, HAY ĐỘNG CƠ
Trước hết, dù làm gì trong cuộc sống, bạn cũng cần có động lực, hay động cơ. Từ động cơ này có thể được diễn giải theo nhiều nghĩa. Tôi nghĩ tất cả mọi người đều có thể làm việc tốt hơn những gì họ đang làm hiện nay. Bạn có tin như vậy không? Hầu hết con người biết rằng họ có thể cải thiện đời sống của mình, và họ biết phải làm gì để cải thiện cuộc sống. Bạn có tin vào điều này không? Nếu mọi người biết rằng họ có thể làm tốt hơn những gì họ đang làm, tại sao họ không làm tốt như thế? Họ biết những phương pháp để cải thiện bản thân, nhưng tại sao họ không tiến hành? Bởi vì họ thiếu động lực với điều đó.
Khi chúng tôi mới vào tu viện lúc còn nhỏ, thầy tôi dạy rằng chúng tôi phải có động cơ tu thành Phật quả. Tôi đã hỏi một vị tháy lớn “Mất bao lâu để có thể thành Phật” và vị ấy nói rằng phải mất hàng triệu năm. Lúc đó, tôi nghĩ như vậy lâu quá và tôi không thể thực hiện được. Nhưng bây giờ tôi lại nghĩ mình có thể làm được. Bạn có thể nghĩ tôi bị điện, nhưng tôi vẫn vui
Tôi rất thích một câu chuyện kể về một cậu bé . thích đá bóng. Khi cậu bé đi đá bóng, cha cậu thường đi theo và ngồi cạnh sân bóng. Khi đội bóng của cậu chuẩn bị tham gia một giải đấu lớn, cậu bé lại không xuất hiện. Huấn luyện viên ngóng chờ cậu trong suốt nhiều tuần nhưng cậu bé vẫn biệt tăm. Huấn luyện viên không thể chờ lâu hơn nữa và ông đưa đội bóng đến giải đấu. Một hôm, cậu bé đột nhiên xuất hiện và xin huấn luyện viên cho cậu vào thi đấu. Huấn luyện viên nói, “Cậu không tập luyện gần một tháng qua thì làm sao có thể thi đấu được?” Cậu bé nói, “Con không tập luyện trong một tháng nhưng con tin là mình vẫn thi đấu được, và con còn có thể đá tốt hơn trước” Huấn luyện viên nói, “Trận đấu này rất quan trọng, con không được để đội nhà thua!” và ông cho phép cậu vào sân. Cậu bé đã chơi bóng rất khác thường. Bất cứ đường bóng nào nhận từ đồng đội, cậu bé đều ghi bàn. Sau trận đấu, huấn luyện viên rất kinh ngạc và hỏi, “Thấy chưa từng thấy con chơi hay như thế. Chuyện gì đã xảy ra vậy?” Cậu bé đáp, “Hôm nay rất khác. Hôm nay cha Con xem con thi đấu nên con chơi hay hơn” Huấn luyện viên ngạc nhiên, “Nhưng trước đây lúc nào ông ấy cũng đến sân xem con luyện tập mà!” Cậu bé nói, “Có một bí mật nhỏ. Thật ra thì cha con bị mù và ông ấy không nhìn thấy gì. Cha con mới nhất thiên đường” Đó là động lực chơi bóng của cậu bé: cậu tin rằng bốn ngày trước và hôm nay ông ấy đang xem con chơi bóng từ cha cậu đang theo dõi cậu đá bóng.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta thiếu động lực sống vì vậy ta không thể tiến lên phía trước. Dù chúng ta đang cố gắng làm việc gì, ta nên phát khởi một động cơ rõ ràng là làm việc vì lợi ích của người khác. Thuật ngữ triết học Phật giáo gọi động cơ này là bồ đề tâm. Thuật ngữ bồ đề tâm Có gốc từ tiếng Phạn, có thể được diễn giải là tâm luôn nghĩ đến việc làm lợi ích cho người khác. Có hai lối sống: sống cho bản thân và sống vì tha nhân. Bộ để tâm nghĩa là sống vì mọi người. Đôi lúc chúng ta chỉ sống vì bản thân mình.
Thấu hiểu quy luật tự nhiên
Để có thể sống đúng đắn và hạnh phúc, chúng ta phải thấu hiểu quy luật của tự nhiên. Ở đây, quy luật của tự nhiên chính là luật nhân quả. Luật nhân quả là một quy luật rất đơn giản: mọi sự việc đều có nguyên nhân của chúng. Nếu bạn thấy một hiện tượng thì bạn biết chắc rằng hiện tượng đó có nguyên nhân. Luật nhân quả cũng giống một định luật vật lý: lực nào cũng có phản lực của nó. Bạn phải gieo trước khi bạn gặt. Nếu bạn gieo hạt táo thì sẽ được quả táo, nếu gieo hạt cà thì được quả cà. Trong tâm ta, nếu bạn gieo hạt giống của những tư tưởng thiện lành thì tư tưởng thiện lành sẽ sinh sôi. Nếu bạn gieo hạt giống của từ tưởng tiêu cực thì tư tưởng tiêu cực sẽ xâm chiếm tìm bạn.
QUY LUẬT CỦA TỰ NHIÊN CHÍNH LÀ LUẬT NHÂN QUẢ. LUẬT NHÂN QUẢ LÀ MỘT QUY LUẬT RẤT ĐƠN GIẢN: MỌI SỰ VIỆC ĐỀU CÓ NGUYÊN NHÂN CỦA CHÚNG.
Tâm con người giống một mảnh vườn. Nếu bạn không gieo bất cứ hạt giống nào trong vườn thì điều gì sẽ xảy ra? Rêu phong và cỏ dại sẽ sinh sôi. Nếu bạn gieo vào tâm hạt giống của thiên niệm thì thiện niệm sẽ sinh sôi. Nếu bạn gieo hạt giống ác niệm thì ác niệm sẽ phát sinh. Bạn hãy thử nhìn lại bản thân, khi có thời gian rỗi thì những dạng tư tưởng nào phát sinh trong tấm bạn? Tích cực hay tiêu cực, thiện niệm hay ác niệm? Tôi nghĩ đến hơn 70% là tư tưởng tiêu cực sẽ nảy sinh trong tâm con người. Tôi nói đúng không?
Khi có thể làm phát sinh nhiều suy nghĩ tích cực hơn trong tâm thì chúng ta sẽ hạnh phúc hơn. Hạnh phúc và đau khổ là những cảm xúc rất lạ. Tôi luôn đưa ra một ví dụ. Mỗi khi bạn đạt được một điều gì đó mà bạn rất muốn có, tôi chắc rằng bạn sẽ thấy hạnh phúc. Sau mười ngày, nếu đánh mất điều đó thì bạn sẽ thấy buồn bã hoặc đau khổ. Đây là những điều thường thấy ở con người. Câu hỏi được đặt ra là, niềm vui khi đạt được điều bạn mong muốn, và nỗi khổ vì mất chúng, cảm xúc nào hiện diện lâu hơn? Nỗi đau tồn tại lâu hơn. Vì sao? Có điều gì đó sai trái ở tâm con người. Nếu bạn muốn có câu trả lời theo quan điểm tâm lý học hoặc khoa học, tôi không nghĩ bạn sẽ tìm được lời giải thỏa đáng. Đây không phải là bản tính của tâm con người, vì đối với một số người, niềm vui hiện diện lâu hơn nỗi buồn. Tuy nhiên, tôi chắc rằng với hầu hết mọi người, dù không phải tất cả, nỗi buồn sẽ kéo dài lâu bị so với niềm vui. Tại sao nó lại diễn ra như vậy?
Giữ kỷ luật cá nhân
Trong đạo Phật có một thuật ngữ là giới luật” Nói một cách thông thường thì tôi gọi đó là chuẩn mực đạo đức. Thuật ngữ tiếng Phạn là sila. Tôi không rõ bạn dịch từ này ra tiếng Việt có chính xác hay không. Tôi không thấy có cách dịch chính xác từ này trong tiếng Anh. Từ này cũng tương tự với kỷ luật hay chuẩn mực đạo đức. Tính kỷ luật là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống.
Khi tôi tuân thủ 253 điều luật, có những lúc tôi quên luật Bạn có biết món lẩu không? Một lần nọ tôi có dự một buổi cầu nguyện. Sau buổi cầu nguyện ban tổ chức phục vụ món lẩu. Lúc đó tôi đói bụng và tôi đã lấy rau sống cho vào nồi lẩu. Thật ra, theo giới luật, tu sĩ không được nấu hay luộc rau sống. Sau khi luộc rau và đã ăn rồi thì tôi mới nhớ mình vừa phạm luật.
GIỚI LUẬT LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU GIÚP TA LÀM CHỦ BẢN THÂN. GIỚI LUẬT CHÍNH LÀ MỘT HƯỚNG ĐI.
Giới luật trong đạo Phật có ý nghĩa thật sự là gì? Có phải giới luật là thứ lấy mất tự do của chúng ta hay không? Hay giới luật là thứ có thể sửa chữa những việc làm sai trái của ta? Không giới luật không mang ý nghĩa như vậy. Có những người hiểu lầm về giới luật và họ cảm thấy giới luật đang lấy mất tự do của họ. Thật sự thì không phải như vậy. Khi một đoàn tàu bị chệch khỏi đường ray thì nó sẽ có tự do, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Chỉ có thể là tai nạn. Thật ra, giới luật là một trong những điểm chính yếu giúp ta làm chủ bản thân. Giới luật chính là một hướng đi. Tôi nghĩ bạn đã từng nghe nói rằng hướng đi quan trọng hơn tốc độ. Vậy, giới luật là một hướng đi. Khi bước lên máy bay, bạn mong chờ điều gì một người phi công có tính kỷ luật cao hay một viên phi công chỉ thích làm theo ý riêng của ông ấy? Chắc chắn bạn muốn người phi công có tinh thần kỷ luật cao độ. Điều này rất quan trọng.
Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi có cơ hội tuân thủ giới luật. Tuy nhiên, khi tội du hành đó đây, người dân địa phương hay cảm thấy buồn cười khi nhìn thấy tôi mặc y phục tu sĩ này. Đôi lúc khá khó xử khi mọi người đổ dồn nhìn bạn trong bộ y phục này. Về phần mình, tôi luôn nghĩ trong tâm nguyện cho những ai thấy tôi mặc y phục này sẽ đều nhận được gia trì từ chư Phật. Tôi luôn nguyện cầu như thế. Đó là cách tối suy nghĩ.