TRẦN TRỌNG HIẾU
Sưu tầm: https://giacngo.vn/phatgiaonuocngoai/2019/08/06/7A6280/?fbclid=IwAR0C5IqRnb2bnLDFFQenTYKFVZVUqFjcM3tslv1LSgHMGAQqMy0nVJNEQHU
Theo Buddhist Door Denny Sanford là tỉ phú ngành ngân hàng và cũng là người hay tham gia vào công tác từ thiện xã hội. Năm 2017, ông có cuộc gặp riêng với Đức Dalai Lama khi ngài đến thăm UC San Diego và phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp của trường; hoạt động này nằm trong chuyến đi truyền thông điệp “Từ bi không biên giới” của ngài đến Hoa Kỳ.
“Tôi được truyền cảm hứng bởi việc làm và những lời dạy của Đức Dalai Lama, người có mối quan tâm sâu sắc và hiểu biết uyên bác về sự giao thoa giữa khoa học học và tinh thần, tâm linh” – chia sẻ của vị tỉ phú.
Tôi đã có cơ hội được nhìn thấy sự nhân hậu, nhân văn và tử tế đã làm thay đổi con người và thế giới như thế nào. Món quà này sẽ mở rộng hơn nữa cho tầm nhìn đó. Bác sĩ làm việc trong môi trường rất cần đến lòng từ bi nhưng lại dễ dàng đánh mất lòng từ bi của mình trong môi trường khắc nghiệt ấy.
Nếu chúng ta có thể giúp đỡ các nhân viên y tế bảo tồn và thúc đẩy lòng từ bi của mình dựa trên những phát hiện của khoa học, thế giới sẽ có thể trở nên hạnh phúc hơn, là một nơi khỏe mạnh hơn – ông nói thêm, theo Trung tâm Tin tức Đại học California San Diego.
Nhờ sự hỗ trợ tài chính này, các nhà nghiên cứu của viện vừa được thành lập mang tên Viện Đồng cảm và Từ bi T. Denny Sanford tại UC San Diego sẽ nghiên cứu các chức năng thần kinh học của lòng từ bi, tìm kiếm các bằng chứng minh xác để thiết lập chương trình học tập trung vào lòng từ bi trong đào tạo nhân viên y tế và phát triển các phương pháp bảo vệ trạng thái hạnh phúc của cả người chăm sóc y tế và sự khỏe mạnh của người bệnh.
Viện sẽ áp dụng các công nghệ và kỹ thuật hiện đại về thần kinh học để xác định và bản đồ hóa hoạt động của não bộ được tạo ra bởi hành vi từ bi, định lượng các yếu tố thúc đẩy hay làm cản trở hành vi từ bi và thiết kế các phương thức mới làm gia tăng các tín hiệu từ bi trong não bộ con người – đại diện viện này cho biết.
Đức Dalai Lama thường xuyên nói về lòng từ bi như một sự thực hành trong đời sống hằng ngày và xem đó là yếu tố nền tảng thiết yếu trong giáo dục, hướng đến hình thành những cá nhân có nhận thức đầy đủ hơn và một xã hội toàn cầu từ bi hơn.
Trần Trọng Hiếu