INAMORI KAZUO
Trích: Con Đường Đi Đến Thành Công Bằng Sự Tử Tế; Nguyễn Đỗ An Nhiên dịch; NXB Trẻ 2017
Tôi được lão sư Nishikata chỉ dẫn từ thời trẻ. Có lần tôi được nghe kể chuyện này.
Một nhà sư trẻ tuổi hỏi vị sư già về địa ngục và cực Nhà sư trẻ hỏi “từ nhỏ con đã được nghe địa ngục là nơi đáng sợ có Diêm vương, quỷ sa tăng, là nơi để con người trả ác nghiệp tạo ra ở kiếp này. Còn cực lạc là nơi bồng lai tiên cảnh. Vậy hai nơi đó có thật không?” Vị sư già trả lời không do dự:
– Đúng là có thật.
Sự trẻ hỏi tiếp:
– Vậy địa ngục và cực lạc là những nơi như thế nào?
Vị sư già thâm trầm bắt đầu câu chuyện. Thật ra địa ngục và cực lạc chẳng khác gì nhau. Nếu chỉ nhìn sơ qua thì giống nhau cả. Nhưng, trái tim những người sống ở đó hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, địa ngục và cực lạc đều có nồi nước sôi sùng sục, đang luộc mì udon trông rất ngon lành. Xung quanh nồi là mười, hai mươi người đang đói bụng vây quanh. Trên tay ai cũng đang cầm sẵn bát nước chấm và đội đũa dài một mét. Và địa ngục hay cực lạc khác nhau từ đây. Ở dia ngục, mọi người thọc đũa vào tranh phần trước. Họ gặp được mì nhưng vì đôi đũa quá dài nên không cách gì cho vào bát nước chấm cầm trên tay nến đương nhiên chẳng ăn được gì. Thế rồi đũa người này vướng đũa người kia, họ bắt đầu nổi giận: “Đó là phần của tôi, không được ăn” rồi dùng đũa đánh, đâm đối phương. Thế là người kia cũng đâm trả cho mày biết”. Họ quay ra đánh nhau, chẳng ai ăn được sợi mì nào. Quang cảnh trở nên hỗn loạn, chỉ có tranh giành, gào thét. Đó là địa ngục.
Còn ở cực lạc thì sao? Những người ở cực lạc đều Có trái tim cao đẹp, biết nghĩ đến người khác, Bằng đôi đũa dài một mét, họ gặp mà trong hổi và mời người ngồi bên kia nổi mời anh dùng trước. Sau đó, người ngồi bên kia nối lại gặp mời ngược lại. Không một cộng mì nào bị phí phạm, mọi người lại no nê. Nghĩa là, đúng là có địa ngục và cực lạc nhưng đó là do trái tim con người tạo ra.
Vị sư già đã kể câu chuyện như vậy cho nhà sự trẻ nghe.
Trên thực tế, cho dù giàu có, phát triển đến đâu mà lòng tham không đáy cứ muốn có nhiều tiền hơn sẽ khiến trái tim luôn cảm thấy thiếu thốn, người đó không thể nào hạnh phúc. Ngược lại, tuy không giàu có nhưng trái tim nhân hậu, có ước mơ hoài bão thì luôn cảm nhận được hạnh phúc. Rõ ràng cuộc đời con người ta sẽ trở thành địa ngục hay cực lạc là do trái tim người đó quyết định.
Điều đó cũng thể hiện rõ ràng trong xã hội ngày nay.
Gia đình, sở làm, công ty, xã hội, quốc gia – tùy vào trái tim của những người cấu tạo nên mà những tập thể này khác nhau. Nếu người sống ở đó chỉ biết nghĩ đến mình thì tình hình nhiễu nhương, nếu họ có trái tim biết nghĩ đến người khác thì sẽ có một xã hội thịnh vượng.
Từ đó, vấn đề được đặt ra là trái tim, tâm hồn của từng người cấu tạo nên tập thể phải như thế nào.
Nhà triết học người Anh tôi đã giới thiệu ở phần trước James Allen đã lấy ví dụ khu vườn cho hình thái tâm hồn của con người. “Nếu bạn không gieo những hạt giống hoa đẹp cho khu vườn của mình thì chắc chắn cỏ dại sẽ mọc lên vô số, và chỉ có cỏ dại mà thôi… Nếu chúng ta muốn sống cuộc đời tốt đẹp thì phải đào xới khu vườn trái tim mình, dọn sạch những suy nghĩ sai lầm, xấu xa, sau đó gieo trồng những suy nghĩ đúng đắn, tốt đẹp và luôn chăm sóc chúng không ngừng”
Chúng ta thường bỏ bê khu vườn trái tim mình và để cỏ dại mọc đầy. Cỏ dại ở đây là gì?
Đó là bản năng con người được ban cho. Căn nguyên của bản năng là “tam độc”: Lòng tham đòi hỏi vạn vật: sự tức giận vì có ai đó trái ngược với mình; phàn nàn về những bất mãn bất bình, không cần biết đến đạo lý.
Nếu không làm gì, bản năng con người sẽ trỗi dậy. Nhưng nếu đè nén, kềm chế bản năng đó thì tâm hồn cao đẹp, biết nghĩ đến tha nhân mà con người vốn có lại hiện ra, từ đó có thể tạo nên một thế giới tốt đẹp không chỉ cho bản thân mà cho cả người chung quanh. Những điều răn dạy của Saigo Takamori là lời răn tâm hồn