BỒ ĐỀ TÂM

DANH NGÔN

? Nếu bạn nhận quán đảnh, đó là về Bồ đề tâm. Nếu bạn nhận những giáo lý, đó là về Bồ đề tâm. Nếu bạn thực hành những giáo lý, đó là về Bồ đề tâm. Mọi sự đến từ Bồ đề tâm. Tinh túy của thực hành là về Bồ đề tâm. Khi bạn ngồi xuống để thực hành, cái bạn thực hành là Bồ đề tâm.
— Garchen Rinpoche

? Lòng bi thật sự không chỉ là một phản ứng tình cảm mà là một cam kết vững chắc đặt nền trên lý trí.
— Dalai Lama

? Bồ đề tâm là phương thuốc làm sống lại và ban đời sống cho mỗi chúng sanh dù chỉ nghe đến nó. Khi bạn dấn thân để đáp ứng những nhu cầu của những người khác, những nhu cầu của riêng bạn cũng được đáp ứng như một sản phẩm phụ.
— Dalai Lama

? Hãy bắt đầu với Bồ đề tâm, làm thực hành chính mà không có những khái niệm. Kết thúc bằng hồi hướng công đức. Đó là ba điểm trọng yếu để tiến bộ trên con đường giải thoát.
— Longchenpa

? Khi cả tôi và những người khác
Đều giống nhau ở chỗ chúng ta không muốn khổ đau,
Thì tôi đâu có đặc biệt gì?
Tại sao tôi bảo vệ cho mình mà không cho những người khác?
— Acharya Shantideva

? Chúng ta cần nhớ rằng trở ngại chính ngăn chặn chúng ta phát sanh Bồ đề tâm trước đây là sự phân biệt giữa bạn và thù do chúng ta tạo ra.
— Dilgo Khyentse Rinpoche

? Đối với người muốn đạt đến giác ngộ, không phải do nghiên cứu nhiều giáo lý, mà chuyên nghiệp trong thực hành Bồ đề tâm bi mẫn. Người nào có đại bi là đã sở hữu công đức của tất cả chư Phật.
— Gyang Khang Tulku Rinpoche

? Để vượt khỏi sanh tử và niết bàn, chúng ta sẽ cần hai cánh tánh Không và lòng bi. Từ nay trở đi, chúng ta hãy dùng đôi cánh ấy để bay không sợ hãi vào bầu trời của đời sống.
— Dilgo Khyentse

? Đại bi đi sâu vào tủy xương
Nó là sự nâng đỡ cho tất cả chúng sanh
Như tình thương của một người cha cho đứa con độc nhất
Sự dịu dàng của bậc Bi mẫn thì thấm khắp.
— Acharya Nagarjuna

? Hãy thấu biết tánh Không,
Hãy bi mẫn.
— Milarepa

? Atisha cho một diễn tả súc tích về Bồ đề tâm:
Sunyata – karuna – garbha: tạng tánh Không – đại bi.
Sunyata: tánh Không
Karuna: đại bi
Garbha: tinh túy, hạt giống, tạng

Bình luận

[…] đề tâm không phải là một pháp hành thích hợp ở đây hay ở kia. Bồ đề tâm là tất cả. Bồ đề tâm là pháp sơ khởi, Bồ đề tâm cũng là pháp hành chính […]


Bài viết khác của tác giả

  1. KỲ DIỆU
  2. TỰ LỪA DỐI
  3. THẤU CẢM (Empathy)

Bài viết mới

  1. TÂM BÌNH THƯỜNG, TÂM PHẬT
  2. ĐỜI SỐNG XÃ HỘI: CƠ HỘI TẠO DỰNG HẠNH PHÚC
  3. MẠN ĐÀ LA – NỐI KẾT XƯA VÀ NAY