NHỮNG TÍNH TOÁN TRONG ĐỜI SỐNG

ĐẠO NGUYÊN

  • Trích: Bạn Nấu Ăn Cuộc Đời Bạn Như Thế Nào? Từ Thiền Nấu Bếp Đến Giác Ngộ; Bình giảng: Kosho Uchiyama Roshi; NXB Thiện Tri Thức.

Tôi đã bàn luận những lời dạy của Đạo Nguyên Hy Huyền nhờ đó trong thế giới này của vô thường và nhân quả chúng ta chuẩn bị gạo cho ngày mai như là công việc của chiều tối nay. Dù chúng ta không phóng chiếu hạnh phúc hay mục đích tương lai, chúng ta sống đời mình với chiều hướng hiện tại được định nghĩa rõ ràng. Đây là một thái độ sống cốt yếu thực sự.

Trong khi chúng ta thường tiêu hầu hết thời gian để chạy theo việc kiếm tiền, một danh tiếng tốt, hay hạnh phúc. Đặt ý nghĩa đời sống trong sự theo đuổi những thứ ấy, buồn cười thay, chính trong sự theo đuổi này mà chúng ta khổ đau. Điều chúng ta thực sự đang làm là dựng lên và so sánh đời sống hiện tại của chúng ta với những mục đích như tiền bạc, danh tiếng, và hạnh phúc. Muốn tiền bạc do giả định rằng chúng ta nghĩ mình đang nghèo. Muốn nổi tiếng vì cảm thấy mình sinh ra ở một địa vị thấp. Và tìm kiếm hạnh phúc bởi vì chúng ta cố chấp vào ý nghĩ bây giờ chúng ta không hạnh phúc. Khi theo đuổi những mục đích này chúng ta đặt đời sống hiện tại của mình đối nghịch với chúng. Thật vậy, đời sống chúng ta trở nên phụ thuộc vào những mục đích ấy, đến độ không có cách nào cho chúng ta thực sự biểu hiện đời sống chúng ta.

Trong ngữ cảnh này, biểu hiện đời sống nghĩa là một hoa tím nở là một hoa tím và một hoa hồng là một hoa hồng. Tuy nhiên chúng ta có khả năng bắt đầu suy nghĩ rằng mặc dù sự kiện là gặp hoa tím chúng ta lại muốn nở như hoa hồng bởi vì chúng ta nghĩ hoa hồng đẹp hơn. Theo đuổi loại ngu ngốc này, chúng ta đi đến bất hạnh. Đàn ông dựng lên một bề ngoài bằng cách tự cho là cái gì nhưng không phải là họ, trong khi đàn bà để nhiều giờ trang điểm khi cố găng xem giống như hoa hồng trong khi họ là hoa tím, và ngược lại. Bởi vì chúng ta chỉ là người mà chúng ta là, chúng ta trở nên cô đơn khi cố gắng làm cho mình thành cái gì không phải là chúng ta. Một số người thấy qua sự kiêu căng của họ đã phát triển một mặc cảm tự ti hay loạn thần kinh và cuối cùng vào viện tâm thần mà chưa bao giờ khai mở đóa hoa của bản tánh của họ.

Tại sao trước Thế chiến thứ II những viện điều đường cho những bệnh nhân ho lao chật người, trong khi ngày nay những viện tâm thần đang phát triển? Tôi nghĩ có một lý do cho điều này, ít nhất ở Nhật bản, là bởi vì rất nhiều người đã quen với một đời sống thôn dã đổ xô vào những thành phố nơi lối sống rất nhộn nhịp và lộng lẫy. Nhiều người bị mê hoặc bởi ánh đèn neon và bối rối bởi hoạt động ở đó và lãng phí đời mình vào sự theo đuổi những ảo tưởng lạ lùng để thỏa mãn sự khoe khoang của họ. Tôi không thể ngăn cản mình đang cảm thấy rằng giáo lý Phật giáo như là một thái độ, một tư cách sống đời sống của Tự Ngã mà không cần cố gắng lấy, bỏ cuộc đời hiện tại để chạy theo mục đích nào đó, thì đặc biệt có ý nghĩa với thế hệ ngày nay. Trong “Thời đại của những đám đông” hiện nay, nếu chúng ta lơ đãng dù một chút, chúng ta sẽ bị tan tác bởi sự khó khăn khi có những chọn lựa.

Khi nghe rằng chỉ là tự nhiên khi một hoa tím nở hoa tím và một hoa hồng là hoa hồng, một số người bắt đầu tự hỏi họ là hoa tím hay hoa hồng. Bởi vì đời sống luôn luôn là tiềm năng, dù bạn là hoa tím hay hoa hồng thì không phải là cái gì cố định, cũng không cần thiết phải cố gắng hình dung. Cái cốt yếu ở đây là bạn biểu hiện đóa hoa Tự Ngã của bạn, đóa hoa của tại đây và bây giờ, và cho phép nó nở trọn vẹn và tự nhiên trong mỗi khoảnh khắc của đời bạn. Đóa hoa ấy của Tự Ngã bạn, đóa hoa của tại đây và bây giờ, chính là đời sống bạn!

Lại nữa, bạn cần thận trọng không làm Tự Ngã với một loại quy về bản ngã hay cá nhân chủ nghĩa sai lầm. Như tôi đã nói, trong Phật giáo, Chân Ngã của bạn bao trùm thế giới bạn đang sống. Cũng như sống trong hiện tại không có nghĩa là sống không phương hướng để cho phút giây này. Trong Phật giáo, hiện tại bao trùm cả quá khứ và tương lai.

Để diễn tả cách đơn giản, một hiện tại chứa đựng chiều hướng là bạn chuẩn bị gạo ngày mai từ tối hôm nay. Nó không phải là một hiện tại dựa vào hạnh phúc ngày mai. Đúng ra, giống như một bài thơ cổ Nhật bản:

Tôi không biết mùa thu sẽ mưa hay bão,

nhưng tôi sẽ nhổ cỏ trong ruộng lúa.

Để diễn tả điều này, đôi khi tôi dùng thành ngữ “chính ngay tại đây”, theo nghĩa “có một cái thấy toàn thể”. Chính ở đây là ý nghĩa của các đoạn: “Chớ lơ đãng trong những hoạt động của ông, cũng chớ chìm đắm vào một phương diện của sự việc đến nỗi không thấy những phương diện khác của nó”, và “Những hành giả tương lai phải có thể thấy mặt kia từ mặt này cũng như mặt này từ mặt kia”.

Sống đời sống của Tự Ngã, luôn luôn ở hiện tại và luôn luôn ở nơi bạn đang ở, thì không phải đóng mình trong một vỏ sò ích kỷ nhỏ nhoi để trốn tránh thế giới, cũng không say sưa một thế giới cứng nhắc nào đó của Thiền.

Chúng ta nên hết sức để biểu hiện và hiện thực hóa vĩnh cửu ở điểm này, nơi Tự Ngã của chúng ta gặp gỡ mọi sự tại đây và bây giờ, và tận tâm chuyển động trong chiều hướng này, nhờ đó toàn thể thế giới được an trụ trong chính nó. Như trong Chánh Pháp Nhãn Tạng (Chỉ Phật nhận biết Phật) nói: “Tất cả chư Phật của mọi thời đã hoàn thành sự thực hành và chứng Đạo, đã đạt Giác ngộ vô thượng. Bấy giờ, chúng ta phải hiểu tính nhất thể của chúng ta và chư Phật như thế nào? Trước hết, chúng ta phải hiểu sự thực hành của chư Phật. Sự thực hành của chư Phật tiến hành cùng với toàn thể thế giới và với tất cả chúng sanh. Nếu không phải là một thực hành cùng với tất cả mọi sự, thì đó không phải là sự thực hành của chư Phật. Thế nên, từ lúc ban đầu chúng ta cầu đạo cho đến khi chứng Giác ngộ, cả hai thực hành (tu) và chúng phải được tiến hành với toàn thể thế giới và tất cả chúng sanh”.

“Toàn thể thế giới và tất cả chúng sanh” không ám chỉ sự lớn của không gian hay con số. Cũng thế, thái độ của điển tọa đối với công việc của ông là trong đó ông cố gắng xây dựng những ngôi chùa vĩ đại từ rau cỏ bình thường, hiển bày Phật pháp qua hoạt động tâm thường nhất. Hãy xử lý thậm chí một cọng rau theo một cách như nó biểu hiện thân của Phật. Điều này đến lượt nó lại cho phép Phật trở nên biểu hiện qua lá rau”..

Đối với tôi, đây là tinh thần nền tảng của thực hành Thiền đã được truyền xuống qua bao đời. Khi chuẩn bị thậm chí một lá cải hay đốt một khúc củi, chúng ta phải làm hiển lộ đời sống chứa trong đó.

Tự Ngã, như là Phật pháp, nghĩa là mọi sự chúng ta gặp là một phần của thân thể đang sống của chúng ta; không phải lá cải hay khúc củi hiện hữu tách lìa với chúng ta. Do đó, thực sự đem sự sống hay làm hiển lộ tốt nhất mọi phương diện của thân đang sống của chúng ta là làm biểu hiện đời sống của Tự Ngã.

Giáo Huấn Điển Tọa tiếp tục đề cập trong chi tiết làm thế nào chúng ta đem đến đời sống mọi người và mọi vật chúng ta gặp trong đời chúng ta: “Hãy nấu cơm, cháo và bất cứ món nào cùng một lúc”.

Một dòng này có lẽ không ý nghĩa gì lắm đối với những tri thức và viên chức cổ trắng hay với những gia trưởng kiểu cổ một thời ở Nhật, họ có ít hoặc không có kinh nghiệm lao động thân thể. Nhưng người thường làm việc và tận tâm với công việc đang làm sẽ cảm nhận ý nghĩa sâu xa trong những lời ấy.

Đời sống không phải là cái gì cất giữ gọn vào băng máy tính hay lý luận và lý tính; cũng không phải là một vật đáp ứng lại bằng cách chạm vào một cái nút hay gõ nhẹ.

Khi bạn tính toán, điều tự nhiên là có những điều chưa nhất quán, chưa trật tự, chẳng có cái gì là đã được làm sẵn. Những lần nấu ăn không bao giờ hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, một điển tọa cố gắng làm hiển lộ sự trọn vẹn trong đời sống phải nghĩ cẩn thận về điều anh làm, để phối hợp đồng bộ những vật liệu và cả thời gian lúc nào làm gì. Trong lĩnh vực này, điển tọa phải dùng sự sáng suốt và sáng tạo, mọi sự thực hành làm cho những tính toán sống động của đời sống phải được hiện thực.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. ĐỜI SỐNG LÀ NGHỆ THUẬT
  2. ĐỜI SỐNG CHÂN THẬT

Bài viết khác của tác giả

  1. CÓ MỘT ĐAM MÊ ĐỜI SỐNG
  2. TÁM TỈNH GIÁC CỦA BẬC ĐẠI NHÂN
  3. NÉM ĐỜI SỐNG BẠN VÀO CHỖ Ở CỦA PHẬT

Bài viết mới

  1. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ
  2. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  3. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH