HÃY ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI KHÁC NHƯ BẠN MUỐN HỌ ĐỐI XỬ VỚI MÌNH

LAMA SURYA DAS

Trích: Đánh Thức Phật Tâm-Đưa Yêu Thương, Ý Nghĩa Và Sự Gắn Kết Vào Mọi Khía Cạnh Cuộc Sống/ Lama Surya Das; Thái An dịch; NXB.Hồng Đức; 2014

 

Giáo sư John Makransky luôn có những câu chuyện tuyệt vời để chia sẻ về kinh nghiệm nuôi dạy hai con trai nhỏ của anh. Một tối, John đang ở tầng dưới làm việc thì bé năm tuổi Jonathan đến chúc ngủ ngon.

 

“Con đã đánh răng chưa?” John hỏi con trai.

“Dạ rồi”, Jonathan đáp.

“Rất tốt”, John nói. “Vậy con đã đánh chân chưa?”

“Chưa ba ạ. Con chưa đánh chân”. Jonathan có vẻ bối rối.

“Vậy”, John nói, “con nên lên trên lầu và nói với mẹ rằng con đã đánh răng, nhưng chưa đánh chân”.

Thế là Jonathan, khi ấy đang đi chân trần, bắt đầu chậm rãi lên cầu thang, vừa đi vừa suy nghĩ.

Khi Jonathan lên hết bậc cầu thang, cậu dừng lại. Thay vì đi vào phòng có mẹ đang ở đó, cậu quay ra, nhìn lại cha mình. “Ba”, cậu nói, “ba nói ‘đánh chân’ nghĩa là gì? Ba đang trêu con có phải không?”

“Ừ, Jonathan”, John đáp, “ba đang trêu con”.

Jonathan lắc đầu không đồng tình. “Ba đừng làm vậy nữa”, cậu nói. “Nếu ba là con thì sao. Ba sẽ cảm thấy thế nào?”

 

Lời nói của trẻ con chứa đầy trí tuệ. Bài học ở đây trong suốt như pha lê: Bất kể chúng ta làm gì, bất kể chúng ta nói gì, tất cả những gì ta cần nghĩ là mình muốn được đối xử như thế nào. Cách nghĩ ấy sẽ mang lại một cảm giác tự nhiên về giá trị đạo đức cũng như lối ứng xử quan tâm, vị tha, hợp luân lý. Chúa Jesus nói: “Hãy đối xử với người khác như con muốn họ đối xử với mình”.

 

Còn Đức Phật nói:

“Thấy được bản thân nơi người khác

Vậy ngươi có thể làm hại ai?

Ngươi có thể gây hại gì?

 

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. BIẾT ƠN VÀ LÒNG TRẮC ẨN: ĐỘNG LỰC ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC
  2. KHI TÔN VINH NGƯỜI KHÁC, TA SẼ THẤY HẠNH PHÚC
  3. HÃY CHẤP NHẬN NGƯỜI KHÁC NHƯ CHÍNH HỌ LÀ

Bài viết khác của tác giả

  1. NỮ THẦN TARA
  2. GIÁO PHÁP TUYỆT VỚI CỦA TỊCH THIÊN
  3. LỜI KHUYÊN CỦA GAMPOPA CHO THƯƠNG NHÂN

Bài viết mới

  1. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ
  2. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  3. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH