AN LẠC – TRẠNG THÁI CẦN CÓ ĐỂ ĐƯỢC HẠNH PHÚC

HT. THÍCH NHẤT HẠNH

Nguồn: https://phatgiao.org.vn

Chúng ta chẳng bao giờ an lạc nếu suy nghĩ phải trừng phạt người khác để thỏa lòng mình. Vì vậy, hãy ký một “hiệp ước” mình sẽ sống chung với an lạc.

“Hiệp ước” sống chung với an lạc

Khi có người nói điều gì đó khiến ta tổn thương, nếu trả lời ngay lập tức, thì tình trạng của ta có thể trở nên tệ hơn. Thay vào đó, ta nên theo dõi hơi thở, làm lắng dịu và an tịnh thân tâm. Khi thân tâm an tịnh, ta có thể nói: “Lời nói của anh khiến tôi tổn thương. Tôi muốn nhìn sâu và điều này, và anh cũng nên làm như thế”.

Sau đó, chúng ta nên hẹn người ấy vào một ngày khác trong tuần để cùng đối diện việc này. Một người biết nhìn vào gốc rễ của khổ đau đã là tốt. Nhưng sẽ tốt hơn nếu cả hai cùng làm điều ấy.

Có thể bên trong chúng ta đang có một trận chiến

Giờ đây, ta nên ký một hiệp ước với thân thể ta, cảm thọ ta, cảm xúc ta, rằng mình sẽ sống an lạc. Khi hiệp ước sống chung với an lạc được ký kết, chúng ta mới thực sự bắt đầu sống trong an lạc, có khả năng hòa giải bất hòa với những người xung quanh.

Tất cả chúng ta đều có những hạt giống của tuệ giác. Chúng ta nhận thức nếu trừng phạt thì mọi chuyện sẽ chẳng đi tới đâu, vậy mà chúng ta vẫn luôn cố trừng phạt nhau. Khi ai đó nói hoặc làm điều gì đó khiến ta đau lòng, ta luôn tìm mọi cách để trừng phạt họ. Vì ta tin rằng, trừng phạt là cách duy nhất để mình khuây khỏa, nhẹ nhàng.

Nếu tỉnh táo, ta sẽ nhận ra sự trừng phạt ấy thật khờ dại

Vì ta đã làm họ đau khổ, tới lượt người đó, họ cũng sẽ khiến ta khổ đau. Như vậy, trừng phạt chồng trừng phạt, khổ đau chồng khổ đau.

Vậy nên, để khổ đau không phải leo thang, để thân tâm mình được thanh thản, ta nên ký kết hiệp ước sống chung với an lạc.

Trong hiệp ước ấy, chúng ta nên chọn một ngày cố định trong tuần về giải quyết mọi bất hòa. Trước ngày giải quyết mâu thuẫn, cả hai nên thực tập nhìn sâu vào bản chất của khổ đau. Đến ngày hẹn, ta nên nói lời xin lỗi nếu nhận ra mình đã sai. Đừng quên nói lời ái ngữ để chữa lành vết thương của người đối diện.

Nếu chưa giải quyết được nỗi bất hòa trong ngày hôm đó, cả hai không nên tiếp tục tranh cãi, giải thích trong nóng giận. Thay vào đó, cả hai nên hẹn nhau vào ngày này tuần sau. Trong thời gian đó, cả hai nên quán chiếu sâu, tìm ra gốc rễ của vấn đề.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. LÒNG YÊU THƯƠNG LÀ NỀN TẢNG CỦA NHÂN LOẠI
  2. AN LẠC HẠNH
  3. TUỆ GIÁC QUANG MINH

Bài viết khác của tác giả

  1. QUÁN CHIẾU VỀ SỰ SI MÊ
  2. ÁP DỤNG GIÁO LÝ TƯƠNG TỨC TRONG CÔNG VIỆC KINH DOANH
  3. TRỊ LIỆU CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH

Bài viết mới

  1. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ
  2. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  3. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH