CHƯỚNG NGẠI CỦA VIỆC PHÁN XÉT

JIGME RINPOCHE

Trích “Sống hài hòa với cảm xúc”
Tác giả: Jigme Rinpoche
Người dịch: Hoàng Lan
Hiệu đính: Thanh Phạm, Bình Hồ, Hồng Lê
NXB Thế Giới, 2019
Ảnh: nguồn internet

Jigme Ripoche sinh ra tại Tây Tạng, Jigme Rinpoche lớn lên và được giáo dục giữa rất nhiều các bậc trí giả. Ông là bậc trì giữ hai dòng truyền tâm linh, bao gồm dòng truyền Ripa và dòng Dungjud, đồng thời cũng là trường dòng truyền thừa Pema Lingpa của tu viện Gyeling Orgyan Mindrolling tại Pemako. Jigme Rinpoche nổi tiếng bởi khả năng thành thạo Anh ngữ và phong cách truyền tải giáo lý thực tế, sống động và hài hước. Ông hiện đang đứng đầu và chăm sóc các tu viện truyền thống Ripa ở cả Nepal và Ấn Độ.

Chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu thương. Chúng ta có thể cảm nhận được lòng từ bi. Nhưng tình yêu thương và lòng từ bi của chúng ta khác với Tâm Bồ Đề mà các vị Phật và Bồ Tát dành cho chúng ta. Điều khác biệt nằm ở việc sự phân biệt/ phán xét có hiện diện hay không. Sự phân biệt vắng bặt nơi các bậc giác ngộ trong khi phán xét thường chiếm lĩnh đầu óc chúng ta. Tình yêu thương và lòng từ bi của chúng ta khởi lên từ tâm phân biệt. Khi chúng ta yêu, đó là cảm xúc. Nó kết nối với tham ái, do đó, không hoàn toàn chân thành. Kiểu tình yêu này mang lại khổ đau. Chúng ta cảm thấy rằng mình có thể yêu nhưng thật ra đó chỉ là cái mặt nạ mà chúng ta đã đeo vào.
Do đó, chúng ta phải cố gắng để hiểu rõ ràng. Sau đó chúng ta sẽ nhận ra rằng mình đã tạo thêm những khổ đau cho chính mình theo cách nào. Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là Tâm Bồ Đề thực sự. Chúng ta yêu thương như thế nào, giúp đỡ ra sao, tùy thuộc vào những gì đang diễn ra trong chúng ta. Tâm Bồ Đề kết nối trực tiếp với quan điểm và thái độ của chúng ta. Do đó, chúng ta phải hiểu rất rõ về nó.
Nếu thấy khó nắm bắt ý nghĩa của Tâm Bồ Đề thì cũng là chuyện bình thường. Thói quen liên tục phán xét giới hạn cái thấy của chúng ta và thu hẹp nó xuống thành sự phân biệt. “Cái này là đúng”. Cái này thì tốt và tôi thích nó”. Khi đó, chúng ta bị bao bọc trong cách suy nghĩ phân biệt này, chúng ta không thể hiểu được tình yêu thương và lòng từ bi. Dù rằng khả năng phân biệt phản ánh một phần tính sáng của tâm, tuy nhiên, việc liên tục phán xét tạo nên nhiều ưu phiền hơn là sáng suốt. Thay vì chỉ nhìn thấy sự khác biệt, hãy xem tất cả chúng sinh bình đẳng một cách căn bản thấy: ai ai cũng chịu chi phối của cùng một hoàn cảnh. Khi đó, chúng ta trở nên cân bằng hơn và cái thấy trở nên sáng suốt hơn. Và rồi, chúng ta có thể biết cái gì là cần thiết, cái gì là quan trọng và nên làm gì.
Kết quả của việc hiểu biết rõ ràng hơn là có nhiều tự do hơn: tự do thoát khỏi những khổ đau, tự do thoát khỏi những gì không sáng suốt. Hành động phán xét ngăn không cho chúng ta nhìn nhận rõ ràng. Do đó chúng ta không nhìn thấy được thực tại. Vì xa lạ với thực tại nên chúng ta chối bỏ nó. Điều này có nghĩa một lần nữa, chúng ta lại sập bẫy của chính mình. Đây là một chu trình liên tục. Chúng ta lại tiếp tục bất hạnh và khổ đau vì những mơ hồ và rối rắm. Đó là lý do tại sao việc nhìn nhận rõ ràng là vô cùng quan trọng. Chúng ta phải kiềm chế khuynh hướng nhảy tới những kết luận hoặc lại bị những thói quen cũ lôi kéo. Thay vào đó, hãy hỏi và thăm dò sâu hơn để nắm được vấn đề. Chúng ta phải nỗ lực liên tục để hiểu được ý nghĩa thực thụ.
Thiếu những hiểu biết đúng đắn, mọi tiến bộ sẽ bị chặn ngang. Đây chính là lý do tại sao chúng ta cứ luôn vướng lại. Bởi vì chúng ta chưa nắm rõ được ý nghĩa thực sự. Ví dụ như, Đức Phật giảng về Tứ Diệu Đế. Khi nghe điều này lần đầu, chúng ta có thể không nghĩ rằng cuộc đời lại nhiều khổ đau đến thế. Chúng ta có thể cảm thấy có một số khổ đau. Từ đó, chúng ta bắt đầu nhìn nhận cẩn thận hơn, chú tâm hơn vào những trải nghiệm của chính mình cũng như của người khác. Từ đó, chúng ta sẽ dần nhận ra những gì Đức Phật đã nói là rất thật. Chúng ta thật sự trải nghiệm và nhận biết được các điều kiện của khổ đau. Chúng ta hoàn toàn bị thuyết phục và sẽ đi tìm những giải pháp và lối thoát. Đây có nghĩa là chính chúng ta tự khám phá ý nghĩa thực thụ, từng bước một.
???

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. RẮC RỐI CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỘNG LỰC CỦA CHÚNG TA
  2. CỐ GẮNG KHÔNG BÓP MÉO
  3. NHU CẦU HAY THAM MUỐN

Bài viết mới

  1. ÁP DỤNG QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU
  2. ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU HƠN CHỈ VỚI NỖ LỰC TỐI THIỂU
  3. THỰC HÀNH BỒ ĐỀ TÂM