ĐỨC PHẬT NGHĨ GÌ VỀ XU HƯỚNG KINH DOANH “MÔI TRƯỜNG XANH” VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

BJ GALLAGHER

Franz Metcalf

Trích: Đưa Đức Phật Vào Nơi Làm Việc; Tác giả: Franz Metcalf & BJ Gallagher; NXB Hồng Đức

FRANZ METCALF
Nền tảng và những thành tựu của Franz Metcalf là sự kết hợp giữa tâm linh và khoa học, cảm xúc tôn giáo và tư duy phản biện. Ông bắt đầu nghiên cứu tôn giáo cách đây hơn 25 năm, nhận bằng thạc sĩ, sau đó là bằng tiến sĩ của Đại học Chicago. Ông hiện là chủ tịch của Viện Tôn giáo Hoa Kỳ, khu vực miền Tây. Ông đã xuất bản nhiều bài báo và sách về Phật giáo đương đại, tham gia biên tập Journal of Global Buddhism, dạy về tôn giáo tại Đại học California.

BJ GALLAGHER
BJ Gallagher xem công việc của mình là tiếng gọi từ tâm linh. Bà giảng về thực hành lòng nhân ái và sự khôn ngoan, giúp mọi người tạo không gian làm việc tốt đẹp. Khách hàng của bà là các công ty, hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức chính phủ,… Một trong những cuốn sách bán chạy nhất của bà là A Peacock in Land of Penguins (được dịch sang 23 thứ tiếng). Bà và các cuốn sách của bà thường xuyên xuất hiện trên CBS Evening News, The Today Show, Fox News, Redbook, CNN, New York Times, Wall Street Journal, Financial Times,…

Lãnh đạo toàn tâm làm gì để đẩy mạnh trách nhiệm doanh nghiệp?

Bồ tát không mang đồ ăn, thức uống cho những kẻ tham lam, nghiện ngập, và ngài cũng sẽ không cho đi, nếu điều đó gây tổn hại cho những ai mà ngài có trách nhiệm.
Long Thụ – Bảo hành vương chính luận, Phẩm 12

LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP NÊN làm từ thiện như thế nào? Một con số chiếu lệ hoặc tượng trưng? Giáo huấn của Đức Phật nhắc nhở chúng ta rằng đóng góp tốt nhất của lãnh đạo doanh nghiệp có thể tích góp lại cho doanh nghiệp. Sau cùng, đức bác ái bắt đầu từ gia đình. Khi Bill Gate và Ted Turner trao tặng hàng tỉ USD, nhiều người phê bình họ đã xao lãng nghĩa vụ cơ bản đối với doanh nghiệp của họ và đối với tài sản mà doanh nghiệp tạo ra cho các cổ đông. Vậy họ có làm trái với điều Đức Phật dạy không? Đức Phật nói hai điều khôn ngoan về việc ban tặng. Trước hết, ta không nên cho tiền hoặc tặng vật cho những ai dùng sai mục đích của chúng. Chúng ta đã biết điều này, nhưng đôi khi không thể không làm vì cảm giác tội lỗi nếu từ chối. Nhưng chúng ta phải kiên định lập trường. Tặng vật phải đến được những ai dùng tặng vật đúng mục đích. Có rất nhiều người nhận xứng đáng mà chúng ta biết chắc không phí phạm lòng độ lượng khi trao tặng.

Điều khôn ngoan nữa mà đoạn văn trên nêu ra, đó là: Ta phải cẩn thận đừng gây hại cho tổ chức của ta do việc từ thiện. Nói cho cùng, chính người lao động trong tổ chức tạo ra của cải bằng sức lao động cực nhọc của họ, và các cổ đông đầu tư tiền bạc vào tương lai doanh nghiệp. Quả thực không thích hợp nếu tỏ ra rộng lượng với người ngoài mà không rộng rãi với người nhà (tức là người lao động trong tổ chức). Chắc chắn rằng, nếu làm hại tổ chức (dù gián tiếp hay trực tiếp) thì ta không nên làm, dù người nhận xứng đáng.

Trao tặng là một thiện nghiệp cơ bản nhưng ta phải nghĩ đến bức tranh lớn hơn khi làm điều đó. Người nhận có thật sự được lợi lạc hay không? Trong việc này, người khác có tình cờ bị thiệt thòi không? Câu trả lời không hẳn luôn luôn dễ dàng; đó chính là lý do tại sao chúng ta phải đưa ra câu hỏi.

Đức Phật nghĩ gì về xu hướng kinh doanh “môi trường xanh”?

Khi khạc nhổ hay làm vệ sinh,
Ta phải thận trọng và kín đáo.
Xả rác ở nơi công cộng
Và hệ thống sông ngòi, sẽ gây bệnh
Tịch Thiên – Nhập bồ đề hành luận, 5,91

THEO ĐỨC PHẬT, chúng ta phải tôn trọng nơi sinh sống ở nhà cũng như nơi làm việc, đó là một chân lý và với muôn loài trên hành tinh này, thì mọi nơi đều là nơi sinh sống chung.

Hãy lấy một ví dụ cụ thể, chính sách tái chế rác thải có thể vượt quá giới hạn của việc kinh doanh bởi vì nó mang lại sự nhận thức về môi trường. Điều này đặc biệt đúng nếu xét đến việc tái chế giấy. Khi một số ít các công ty lớn trao đổi, buôn bán giấy tái chế thì nhiều công ty khác sẽ tham gia. Khi nhiều công ty đưa ra thay đổi thì họ sẽ tạo ra thị trường làm thay đổi việc sản xuất giấy theo tỷ lệ giấy tái chế dẫn đến giảm giá. Cuối cùng, chúng ta thoải mái dùng giấy tái chế và sẽ tự hỏi tại sao người ta lại có thể phá rừng nhiều đến thế. Rồi thì, sau đó chúng ta sẽ theo lời đại sư Tịch Thiên và thôi xả rác vào dòng nước.

Tái chế và dùng giấy tái chế tương đối đơn giản còn các vấn đề tái chế khác với tất cả sự phức tạp của hành động tạo ra khí thải và hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu trái đất. Sự thay đổi có thể bắt đầu từ một người nào đó có đủ can đảm, và kiên trì để tạo ra tiếng nói liêm chính và tiếp tục cho đến khi tất cả đồng tình và ủng hộ.

 

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG LÀ CÔNG VIỆC BỒ TÁT
  2. ĐƯA ĐỨC PHẬT VÀO NƠI LÀM VIỆC
  3. TOÀN TÂM GIÚP CHÚNG TA HÒA THUẬN VỚI NGƯỜI KHÁC

Bài viết mới

  1. THẦY VÀ ĐỆ TỬ
  2. QUAN SÁT TÂM, ĐIỀU PHỤC TÂM
  3. ÁP DỤNG QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU