ĐẠI SƯ AJAHN CHAH
Tôi tu hành mà không biết nhiều về giáo lý. Tôi chỉ biết rằng con đường giải thoát bắt đầu với đức hạnh. Đức hạnh là khởi đầu lành trên con đường Đạo. Sự bình an sâu xa của thiền định là phần giữa lành. Trí huệ là kết thúc lành. Mặc dầu chúng có thể được phân chia thành ba khía cạnh riêng biệt trong quá trình tu tập, nhưng nếu chúng ta nhìn sâu thì sẽ thấy rằng 3 phẩm chất này hợp nhất. Muốn trưởng dưỡng đức hạnh, bạn phải khôn ngoan. Chúng tôi thường khuyên mọi người phát triển Đạo đức trước bằng cách nghiêm trì Ngũ Giới để đức hạnh của họ kiên cố. Tuy nhiên, đức hạnh hoàn mỹ đòi hỏi rất nhiều trí huệ. Chúng ta phải cân nhắc lời nói và hành động của mình và xem xét hậu quả của chúng. Tất cả những điều này đều là công việc của trí huệ. Chúng ta phải dựa vào trí huệ của mình để trau dồi đức hạnh.
Trên lý thuyết, đức hạnh đi trước, rồi đến thiền định, và rồi trí huệ, nhưng khi xem xét kỹ, tôi thấy rằng trí huệ mới thật là nền tảng vững chắc cho những khía cạnh khác sự tu hành. Để có thể nhận rõ hậu quả của những gì bạn nói hay làm – nhất là những hậu quả tai hại – bạn cần tận dụng trí huệ để hướng dẫn và giám sát, để xem xét kỹ lưỡng những diễn biến của nhân và quả. Điều này sẽ thành tịnh hóa hành động và lời nói của chúng ta. Một khi đã quen thuộc với những hành vi đạo đức và thiếu đạo đức, chúng ta thấy rõ nơi để tu tập. Rồi chúng ta từ bỏ điều ác và phát triển điều thiện. Chúng ta từ bỏ những điều sai và phát triển những điều đúng. Đây là đức hạnh. Khi chúng ta làm như thế, tâm trở nên vững vàng và ổn định dần. Một cái tâm ổn định và vững vàng sẽ không còn sợ hãi, ân hận, và hoang mang về hành động và lời nói của mình. Đây là định.
Sự hợp nhất ổn định này của tâm hình thành một nguồn năng lượng phụ trợ liệt trong sự tu hành của chúng ta, dẫn đến sự quán chiếu sâu xa hơn về những hình sắc, âm thanh, hương vị, v.v… Mà chúng ta kinh nghiệm. Một khi tâm đã an định và có trách nhiệm vững vàng, chúng ta có thể khởi sự nhìn vào thực tại của thân thể, cảm giác, tư tưởng, tâm thức, hình sắc, âm thanh, mùi vị, xúc chạm của thân thể và các đối tượng của tâm. Khi chúng liên tục phát sinh, chúng ta liên tục khảo sát chúng với một quyết tâm kiên định để không đánh mất sự chánh niệm của mình. Và rồi chúng ta sẽ biết những thứ này đích thật là gì. Chúng sinh khởi thuận theo bản chất tự nhiên của chúng. Khi sự hiểu biết của chúng ta tăng trưởng, trí huệ phát sinh. Một khi có sự hiểu biết rõ ràng và bản chất của sự việc, những quan niệm cũ của chúng ta bị nhổ tận gốc và kiến thức về giáo lý của chúng ta trở thành trí huệ. Đó là cách mà đức hạnh, thiền định và trí tuệ hợp nhất và hoạt động như một thể.
Khi trí huệ tăng trưởng, thiền định trở nên vững hơn. Thiền định càng vững vàng, đức hạnh càng trở nên hoàn thiện. Khi đức hạnh đã hoàn thiện, nó bồi dưỡng định lực, và định lực mạnh mẽ này dẫn tới sự chín muồi của trí huệ. Cả ba khía cạnh tu hành này quyện lẫn vào nhau. Hợp nhất, chúng hình thành Bát Chánh Đạo, con đường của Đức Phật. Một khi giới, định, huệ đi đến tột đỉnh. Đạo này có khả năng trừ diệt những thứ ô nhiễm sự thanh tịnh của tâm. Khi tham, sân, si lộ diện, Đạo là điều duy nhất có thể cắt bỏ chúng ngay tại chỗ.
Khuôn khổ tu hành là Tứ Diệu Đế: sự khổ, nguồn gốc của sự khổ, sự dứt khổ, con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Đạo bao gồm giới, định, huệ – khuôn khổ để huấn luyện tâm. Ý nghĩa thật của chúng không nằm trong những từ này mà nằm trong tâm của bạn. Đó là định nghĩa của giới, định, huệ. Chúng tiến hóa liên tục. Bát Chánh Đạo sẽ khống chế bất cứ trần cảnh nào phát sinh – sắc,thanh, hương, vị, xúc, và đối tượng của tâm. Tuy nhiên, nếu các yếu tố của Bát Chánh Đạo lỏng lẻo và yếu đuối, thuyền nào sẽ chiếm hữu tâm của bạn. Nếu Bát Chánh Đạo vững vàng và dõng mảnh, nó sẽ chế ngự và tiêu diệt mọi phiền não. Nếu các phiền não quá hùng hậu trong khi Đạo thì yếu đuối, phiền não sẽ chế ngự Đạo. Chúng chế ngự tâm của chúng ta. Nếu cái biết không đủ lanh lẹ và nhanh trí khi tâm kinh nghiệm lục trần, phiền não sẽ chiếm hữu và phá phách chúng ta. Đạo và phiền não đi đôi với nhau. Khi chúng ta tu hành, hai lực này đấu tranh với nhau liên tục. Nó giống như hai người đang tranh cãi nhau trong tâm, nhưng nó chỉ là Đạo và thùy não đang tranh chấp để dành chủ quyền của tâm. Đảo hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng quán chiếu của chúng ta. Chừng nào chúng ta có thể quán chiếu vững vàng, phiền não đang suy yếu. Nhưng nếu tâm còn dao động, mỗi khi phiền não tái thiết lập và lấy lại sức mạnh của chúng, Đạo sẽ bị đẩy lùi và phiền não thay thế vào đó. Cả hai phe sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi một phe chiến thắng, và toàn bộ sự việc xem như kết thúc.
Nếu chúng ta tập trung nỗ lực để tu hành, phiền não sẽ dần dần bị dứt trừ. Một khi được phát triển hoàn toàn, Tứ Diệu Đế (Bốn Chân Lý) an trú trong tâm chúng ta. Bất kỳ hình thức đau khổ nào phát sinh, nó luôn có một nguyên nhân. Đó là Chân Lý Thứ Hai. Và nguyên nhân là gì? Đức hạnh yếu kém. Thiền định yếu kém. Trí huệ yếu kém. Khi Đạo không bền vững, phiền não chiếm cứ tâm. Khi chúng chiếm cứ, Chân Lý Thứ Hai nhập cuộc, và gây ra đủ thứ đau khổ. Một khi chúng ta đau khổ, những phẩm chất có thể dập tắt đau khổ biến mất.
Những điều kiện làm phát sinh Đạo là giới, định, huệ. Khi chúng vững vàng, Đạo không thể bị ngăn trở nữa, mà sẽ phát triển mạnh mẽ để chuyển nhượng mọi ràng buộc đã từng khiến cho chúng ta vô cùng đau khổ. Khổ đau khổ không thể phát sinh bởi vì Đạo đang tiêu trừ các phiền não. Ở giai đoạn này, sự chấm dứt khổ đau xảy ra. Tại sao Đạo có thể mang đến sự chấm dứt khổ đau? Bởi vì giới, định, huệ, đang đạt đến tột đỉnh hoàn thiện, và không còn thứ gì có thể ngăn cản sự tiến triển không ngừng của Đạo. Đây là mục tiêu tối hậu. Nếu hành giả tu hành như thế này, những học thuyết về tâm sẽ không còn chỗ đứng. Khi tâm đã được giải thoát khỏi những thứ này, nó vô cùng vững chắc và đáng tin cậy. Và rồi bất kể con đường nào nó đi, chúng ta không phải thúc đẩy nó nhiều để buộc nó đi thẳng tới trước.
Hãy thử nhìn những chiếc lá của một cây xoài. Chúng như thế nào? Chỉ xem xét một chiếc lá thôi là chúng ta biết. Dầu có hàng ngàn chiếc lá, chúng ta cũng biết những chiếc lá đó là như thế nào. Chỉ cần xem xét một chiếc lá. Những chiếc lá khác cũng như vậy mà thôi. Thân cây cũng vậy. Chúng ta chỉ cần xem xét một cây xoài để biết tính chất của tất cả những thân cây xoài khác. Chỉ xem xét một cây thôi. Tất cả những cây xoài khác cũng sẽ như vậy. Dầu có hàng ngàn cây xoài, nếu tôi biết một cây, tôi biết tất cả, đây là lời dạy của Phật.
Giới, định, huệ hợp thành Đạo của Đức Phật. Nhưng Đạo không phải là cốt tủy của giáo pháp. Đạo tự nó không phải là cứu cánh, không phải là cứu cánh rốt cháu của đức như lai. Nhưng nó là con đường dẫn vào trong. Giống như cách mạng đi từ Bangkok đến tu viện Wat Pah Pong. Con đường không phải là mục tiêu của bạn. Điều bạn muốn là đến được tu viện, nhưng bạn cần con đường để đi. Con đường bạn đi không phải là tu viện. Nó chỉ là con đường để đến đây. Nhưng nếu bạn muốn đến được tu viện, bạn phải đi theo con đường đó. Giới, định, huệ cũng như thế. Chúng ta có thể nói rằng chúng không phải là cốt tủy của giáo pháp, nhưng chúng là phương tiện để đi đến đó. Khi giới, định, huệ đã thành thục, kết quả là một sự bình an nội tâm sâu xa. Đó mới là cứu cánh. Một khi chúng ta đạt đến sự bình an này, dầu chúng ta có nghe tiếng động, tâm vẫn thản nhiên, không dao động. Anh một khi chúng ta đạt đến sự bình an này, không còn gì để làm nữa. Đức Phật dạy chúng ta buông bỏ tất cả. Bất cứ đề gì xảy ra, không có gì để lo lắng cả. Rồi chúng ta sẽ thật sự nhận biết. Chúng ta không còn dễ dàng tin vào những gì người khác nói.
Nguyên lý cơ bản của Đạo Phật là sự rỗng không của mọi hiện tượng. Nó không phụ thuộc vào thần thông hay những năng lực phi thường hay huyền bí khác. Đức Phật không đặt nặng những thứ này. Tuy nhiên, những năng lực như thế tồn tại và có thể được phát triển, nhưng khía cạnh này của giáo pháp có tính chất lừa đảo, nên Đức Phật không khuyến khích hay quảng bá. Những người mà ngài khen ngợi là những người có thể giải thoát chính mình khỏi khổ đau. Công việc này đòi hỏi sự huấn luyện. Và những công cụ để thực hiện công việc là lòng bác ái, đức hạnh, thiền định và trí tuệ. Chúng ta phải tận dụng chúng và huấn luyện với chúng.tất cả những công cụ này hợp nhất để hình thành Đạo – con đường đi vào trong, và trí huệ là bước đầu tiên. Đạo này không thể thành thục nếu tâm chứa đầy phiền não, nhưng nếu chúng ta có Đạo tâm kiên cố, Đạo sẽ tiêu trừ những chướng ngại này. Tuy nhiên, nếu phiền não quá hùng hậu và kiên cố, chúng sẽ phá sạch Đạo. Tu hành chỉ là sự tranh chấp liên miên giữa hai năng lực này. Chúng chiến đấu không ngừng nghỉ cho đến phút cuối cùng.