NANCY K. NAPIER
Trích: Những Khoảnh Khắc Xuất Thần; Phương Oanh - Minh Hiếu dịch; Nhà Xuất Bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Tôi đang ngồi trong văn phòng đăng ký sáng chế ở Bern thì bỗng nhiên một suy nghĩ lóe lên: “Nếu một người rơi tự do thì anh ta sẽ không cảm thấy trọng lượng cơ thể mình”. Tôi sửng sốt. Suy nghĩ đơn giản này để lại trong tôi một ấn tượng rất sâu đậm. Nó đã đưa tôi đến lý thuyết về trọng lực.
– Albert Einstein, 1922
Albert Einstein giành được Giải Nobel nhưng lại bỏ lỡ mất lễ trao giải. Ông biết rằng một ngày nào đó mình sẽ giành được giải thưởng và thậm chí còn hứa cho bà vợ 32.000 đô-la tiền giải thưởng nữa. Nhưng khi vinh quang đến với mình thì ông lại đi thăm Nhật Bản rồi. Vì thế, vào tháng 12/1922 ông có mặt ở Tokyo chứ không phải ở Stockholm. Nhưng bài phát biểu của ông ở Nhật Bản lại có giá trị hơn nhiều đối với hầu hết chúng ta bởi vì nó nói đến những kinh nghiệm về giây phút xuất thần, hay như người Đức gọi là “Aha Erlebnis”, những kinh nghiệm làm thay đổi vĩnh viễn quan điểm của các nhà khoa học về vũ trụ.
Người làm nên sự thay đổi đó, thậm chí còn được so sánh với một ngôi sao nhạc rock, lại không hề có trong danh sách Top 40 hay bất cứ danh sách nào khác vào mùa xuân năm 1905. Theo tiểu sử gia Walter Issacson, Einstein làm các giáo sư đại học khó chịu đến nỗi ông không được nhận bằng tiến sĩ, không kiếm được một chỗ làm tại trường đại học và cuối cùng đành phải làm một “nhân viên thẩm tra quèn trong một văn phòng cấp bằng sáng chế của Thụy Sỹ ở Bern”. Vì thế, ai mà nghĩ rằng phát hiện của ông lại có thể đi vào lịch sử ngành vật lý học như vậy chứ?
Từ giữa những năm 1890, Einstein đã bắt đầu nghiên cứu về những điều khơi gợi trí tò mò của ông về “sự bất biến” (tính tương đối) của vận tốc ánh sáng và năng lượng. Nghiên cứu của ông đã chạm đến bước ngoặt vào năm 1904 khi ông không thể nào dung hòa được hai giả thuyết về “sự bất biến của vận tốc ánh sáng” và “quy luật về vận tốc trong các loại máy móc”. Ông đã dành cả một năm đề cố gắng giải quyết song đề này.
Một người bạn thân và là đồng nghiệp của Einstein ở Bern, Michele Besso, thường đi cùng ông đến chỗ làm mỗi buổi sáng. Besso có mái tóc đen loăn xoăn gợn sóng và bộ râu rậm. Bộ râu đó dần dần bạc đi theo năm tháng và làm ông trông hao hao giống Abraham Lincoln, chòm râu phủ dài xuống quai hàm. Tôi có thể hình dung ra cảnh hai người đàn ông châu Âu tản bộ cùng nhau, tay chắp sau lưng, mắt chăm chăm trên con đường rải sỏi trước mặt, đung đưa từ trước ra sau, từ sau ra trước như những chú vịt đang bước đi Hành trình đến những giây phút xuất thán lạch bạch. Trong buổi thuyết trình tại Tokyo, Einstein đã nhớ lại cái ngày mà ông nói với Besso về khúc mắc trong việc dung hòa hai giả thuyết của mình.
Đó là một ngày đẹp trời, tôi đến thăm ông ấy và đem theo cả nỗi băn khoăn của mình. Tôi nói với Besso: “Hôm nay tôi đến đây vì muốn cùng anh chiến đấu với thách thức đó”. Chúng tôi đã thảo luận mọi khía cạnh của vấn đề. Rồi bỗng nhiên, tôi hiểu ra chìa khóa cho vấn đề đó nằm ở đâu. Ngày hôm sau, tôi lại đến và nói ngay với ông ấy, mà thậm chí còn chưa kịp chào ông ấy, rằng: “Cảm ơn anh. Tôi đã hoàn toàn giải quyết được vấn đề đó rồi.
Einstein nói với Besso rằng giải pháp nằm ngay bên trong việc phân tích “thời gian” và mối quan hệ của nó với vận tốc. Ông tự tin tuyên bố rằng, “Với quan điểm mới này, lần đầu tiên tôi đã có thể giải quyết hoàn toàn mọi khó khăn”. Ông đã bắt đầu viết ra và hoàn thành thuyết tương đối hẹp trong vòng năm tuần sau đó. Ông đã xuất bản thuyết này cùng với ba thuyết nữa trong “Năm thần kỳ” của mình, năm 1905 trong Annalender Physik (Biên niên sử vật lý học).
Tuy vậy, khoảnh khắc xuất thần sáng tạo tiếp theo đó của Einstein lại mất nhiều thời gian hơn. Vào năm 1907, ông trở nên thất vọng về lý thuyết hẹp của mình và bắt đầu nghĩ đến một lý thuyết chung có thể bao hàm cả gia tốc và trọng lực. Suy nghĩ này đã đưa ông đến những ý tưởng về không gian cong. Một lần nữa, theo như bài phát biểu của ông ở Tokyo vào năm 1922, chìa khóa của vấn đề lại đến với ông khi ông đang “ngồi trên một chiếc ghế tại phòng đăng ký sáng chế ở Bern”. Ánh chớp bừng ngộ đó mặc dù mang dến cho ông những ý tưởng tuyệt vời nhưng nó đòi hỏi phải phát triển thêm. Einstein cho biết lúc đó ông chưa thể giải quyết “hoàn toàn” vấn đề mà phải đến một năm sau đó mới tìm ra được “giải pháp trọn vẹn”, giải pháp sau này đã trở thành thuyết tương đối tổng quát.
Theo sau việc phát triển lý thuyết chung, Einstein một lần nữa lại gặp phải một vấn đề khác, một vấn đề choán hết tâm trí của ông trong suốt 30 năm tiếp theo: phát triển một “lý thuyết thống nhất” có thể tích hợp cả thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Thật không may, giây phút xuất thần VĨ ĐẠI đó đã không bao giờ đến và kể từ đó đến nay, các nhà vật lý học vẫn đang theo đuổi vấn đề mà Einstein đã bỏ dở.