NGHIỆP VÀ LUẬT NHÂN QUẢ

KARMAPA THỨ 9 WANGCHUG DORJE

Trích:  Đại Ấn - Thiền Xóa Tan Bóng Tối Vô Minh; Việt dịch: Đương Đạo - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001 TTT-19-2545/09-01

Tiếp theo cần phải không lầm lẫn cái gì nên nhận lấy và cái gì nên từ bỏ thuận theo nghiệp và luật nhân quả. Những kết quả của bất kỳ hành động nào (thân, ngữ, tâm) được làm bởi bất kỳ chúng sanh nào đều chín tới trong chính cá nhân chúng sanh đó. Hơn nữa, nếu con phạm vào mười hành động không đức hạnh con sẽ tái sanh vào một trong những cảnh giới bất hạnh. Do mắc vào những hành động bị sai sử bởi ba độc, mức độ lập đi lập lại, đối tượng của hành động đó là ai, và bản thân hành động đó trầm trọng ra sao, con sẽ tái sanh vào địa ngụcngạ quỷsúc sanh. Khi đã sanh vào đó, con phải trải nghiệm khổ đau không cùng. Do mắc vào hành động đức hạnh lớn, trung bình, hay nhỏ, con sẽ tái sanh hoặc vào cõi Vô Sắc, cõi Sắc hay như một vị trời trong cõi Dục. Bởi thế trong mọi thời hãy xem xét ba cửa thân, ngữ, tâm của con.

Những sự kiện căn bản của luật nhân quả là hạnh phúc sinh thành từ những hành động đức hạnh hay nghiệp “trắng” và khổ đau từ những hành động không đức hạnh hay nghiệp “đen”. Hơn nữa, bất cứ cái gì bạn làm đều chín thành trên chính bạn ; nếu bạn giết người, hậu quả sẽ không chín thành nơi cha mẹ hay con cái bạn, mà chỉ ở nơi bạn. Bởi thế bạn phải từ bỏ những hành động ác độc và nhận lấy những hành động tốt nếu bạn muốn làm lợi lạc cho chính bạn và những người khác.

Mười hành động không đức hạnh được phân thành ba cái của thân (giết, trộm cướp, tà dâm), bốn của ngữ (nói dối, nói chia rẽ, nói xúc phạmgay gắt, và nói tầm phào), ba của tâm (tư tưởng tham muốn vật sở hữu của người khác, chứa chấp ác ý, và chấp vào những tà kiến như không tin nhân quả).

Mười hành động đức hạnh chỉ là không làm mười điều không đức hạnh ở trên. Tuy nhiên mười hành động đức hạnh đặc biệt là cứu mạng chúng sanhthực hành bố thí, giữ chặt chẽ giới luật và khuyến khích những người khác làm như vậy, nói sự thật không gây ra lầm lẫngiảng hòa những tranh cãi và hòa giải những người thù ghét nhau, nói lời ngọt ngào êm dịu, nói lời ý nghĩa như chỉ dạy hay cầu nguyện, ít tham muốn và biết đủ, có thiện ý đối với những người khác và có chánh kiến với niềm tin thuần thành vào những giáo pháp.

Nếu bạn cứu mạng chúng sanh và không giết hại, cuộc đời của riêng bạn sẽ thọ, còn nếu giết hại cuộc đời bạn sẽ ngắn và đầy bệnh tật. Nếu bạn rộng lượng và không trộm cướp, bạn sẽ giàu có. Nhưng nếu bạn trộm cướp bạn sẽ nghèo và luôn luôn bị ăn trộm. Do giữ giới và từ bỏ tà dâm bạn sẽ có một hình tướng ưa nhìn và những tương quan vợ chồng và bạn bè tốt đẹp. Nhưng nếu bạn gây tai hại bởi sự tà dâm, bạn sẽ xấu xí, có những cuộc hôn nhân nghèo nàn và vợ chồng không chung thủy. Nói sự thật, không dối trá, những người khác sẽ tin lời bạn nói. Nhưng không ai chú ý hay tin lời bạn nếu bạn luôn luôn dối trá. Nếu bạn không nói lời chia rẽ và cố gắng đoàn kết người ta, những tương quan với những bạn bè sẽ luôn luôn bền chặtTuy nhiên, nếu bạn gây ra chia rẽ, bạn sẽ có thêm những kẻ thù, là mục tiêu cho sự ghen ghét và có ít quan hệ với những người khác. Nói dễ chịu và không thô bạo, những người khác sẽ nói hòa nhã với bạn. Nhưng bạn sẽ chỉ nhận sự xúc phạm và nghe những lời khó chịu nếu bạn cứ xúc phạm những người khác. Nếu bạn nói có ý nghĩa, không tầm phào, bạn sẽ nghe những điều có ý nghĩa ; trong khi nếu tiếp tục nói tầm phào, bạn sẽ chỉ nghe những lời vô nghĩa.

Nếu bạn bằng lòng và không tham lam, bạn sẽ không khao khát điều gì. Nhưng nếu bạn luôn luôn thèm khát những sở hữu của người khác, bạn sẽ thành một người ăn xin luôn luôn muốn có. Có thiện ý và không ma mãnh với người khác, người ta sẽ đối xử tử tế và quan tâm đến bạn, trong khi ác ý chỉ đem đến cho bạn sự nghi ngờ và làm hại từ người khác. Cuối cùng, nếu bạn có quan điểm đúng đắn, không méo mó, trí thông minh và trí huệ của bạn sẽ tăng trưởng và tâm thức bạn bao giờ cũng sắc bén. Tuy nhiên, bám chấp vào những tà kiến cong vạy bạn sẽ ngu si, hạn hẹp và đầy nghi ngờ.

Hậu quả của nghiệp có thể phân theo nhiều cách, như trong bản văn. Cách khác là theo những vọng tưởng điều động những hành động của bạn. Nếu bạn hành động dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của kiêu mạn, bạn sẽ tái sanh làm một chúng sanh cõi trời ; từ ghen ghét làm một a tu la ; từ tham muốn làm một con người ; từ ngu si làm một súc sanh ; từ keo kiệt làm một ngạ quỷ ; từ sân hận làm chúng sanh địa ngục. Bởi thế hãy cố gắng loại trừ những vọng tưởng và thực hành những hành động đức hạnh để giải thoát khỏi sáu cõi sanh tử và cuối cùng đạt Giác Ngộ.

Bất cứ hành động đức hạnh nào con làm, hãy cố gắng tăng trưởng và mở rộng nó. Bất cứ hành động không đức hạnh nào con phạm, hãy cố gắng đoạn trừ nó. Nói cách khác, không lầm lẫn cái gì cần từ bỏ cái gì cần nhận lấy, đi vào và xa lìa cái gì, hãy cắt đứt dòng tương tục những hành động xấu nơi ba cửa thân ngữ tâm. Đây là ý nghĩa những giáo lý của Phật và mục tiêu của những thực hành, và con cần hành động tùy theo Pháp. Bởi thế, khi con đã học một cách chi tiết về cái nên làm và cái nên bỏ theo nghiệp và luật nhân quả, con hãy tự tu theo đó. Đây là thực hành sơ bộ thứ sáu : những giáo lý nghiệp và luật nhân quả.

NHỮNG TAI HẠI CỦA SANH TỬ

Sau đó, nếu con không thiền định về những tai hại của sanh tử luân hồi, con sẽ không xoay chuyển khỏi sự ám ảnh hấp dẫn của nó, cũng không khai triển được những tư tưởng buông bỏ. Do như vậy, những kinh nghiệm và những huệ quán sẽ không hiện lên trong dòng tâm thức của con. Để có những cái đó, con phải thiền định về sự đau khổ của sanh tử để từ bỏ nó.

Nếu chúng sanh sanh ra trong địa ngục, họ sẽ có những khổ đau như tám địa ngục nóng, tám địa ngục lạnh, những địa ngục lân cận và những địa ngục thỉnh thoảngNgạ quỷ thì đói và khát. Súc sanh thì bị giết. Người thì có sanh, già, bệnh, chết. Trời thì bị rớt khỏi trạng thái của họ và thức chuyển đổiA tu la thì có xung đột và chiến tranh. Đó là những khổ đau của sáu trạng thái tái sanh.

Hơn nữa, khổ đau rõ ràng mà con kinh nghiệm là khổ của cảnh khổ. Cái xuất hiện như lạc thú là khổ của biến dịch. Cái xuất hiện như trung tính là khổ thấm khắp. Bất kể con ở trong trạng thái nào của sanh tử, con không bao giờ thoát khỏi cái khổ thấm khắp này làm hại. Dù con có là Chuyển Luân Thánh VươngPhạm Thiên hay Đế Thích… con cũng không vượt khỏi khổ. Bởi thế, với xác tín rằng sanh tử là một ngục tù, một hố sâu hay khối lửa lớn, con cần từ bây giờ một cách liên tục, hết cả sức mình, tìm một phương pháp giải thoát khỏi nó.

Sanh tử nghĩa là “đi lòng vòng”, liên tục tiến qua sanh, già, bệnh, chết, rồi lại sanh già bệnh chết… Nó được thúc đẩy và nối dài bởi vô minh và cơ chế của nó được diễn tả bằng mười hai vòng móc duyên sanh. Có bốn cách sanh, sanh từ thai, từ trứng, từ hơi nóng và từ ẩm ướt, và còn có cách sanh bằng chuyển hóa (hóa sanh). Những cách sanh này đưa bạn vào một trong sáu trạng thái tái sanhchúng sanh địa ngụcngạ quỷsúc sanh, người, a tu la và trời. Năm loại đầu ở trong cõi Dục và các vị trời ở trong cả ba cõi Dục, Sắc và Vô Sắc. Nhưng bất kể chỗ nào bạn tái sanh, ở đó chỉ có khổ.

Mỗi trạng thái tái sanh đều có những tai hại như bản văn diễn tả. Có ba cái khổ : khổ khổhành khổ và hoại khổ. Cái đầu là khổ rõ ràng như đau đớn của bệnh, già… Hành khổ đến từ những sự vật có vẻ thích thú và có thể chuyển thành khổ. Hoại khổ, cái khổ thấm khắp có vẻ trung tính hay không rõ ràng với người thường, như cảm giác một sợi lông trên lòng tay bạn, nhưng là khó chịu gay gắt như khi nằm trong con mắt của những bậc Thánh với tri giác trần trụi về tánh Không. Đó là cái khổ nội tại bị sanh ra với năm nhiễm ô mà bản chất của chúng như nam châm hút bệnh, già và cái chết.

Thiền định về những tai hại này của sanh tử, bạn cần khai triển sự từ bỏ hay lòng mong muốn giải thoát khỏi mọi loại khổ. Đây là động lực của Tiểu thừa và với động lực đó, một sự thấu hiểu tánh Không đưa bạn đến Giải Thoát. Nhưng để chiến thắng không chỉ những chướng ngại ngăn chặn sự Giải Thoát, bạn phải khai triển một động lực Giác Ngộ của Bồ đề tâm. Thấy rằng tất cả chúng sanh kinh nghiệm những khổ đau của sanh tử và mong muốn như mình thoát khỏi ách nạn của nó và đạt được hạnh phúc tối hậu, bạn cần nỗ lực đạt được Phật quả để tự giải thoát mình và những người khác. Động lực này cho sự chứng ngộ tánh Không sức mạnh hỗ trợ đưa bạn đến Giác Ngộ.

Dù con có đạt được Giải Thoát của một hành giả Tiểu thừa, đó là sự giải thoát khỏi sanh tử, thì con vẫn còn chưa đạt được hạnh phúc tối hậu. Bởi thế con cần nỗ lực hoàn thành Giác Ngộ không gì sánh bằng này bằng mọi phương tiện. Cho mục tiêu này, với sự xác tín rằng tất cả chúng sanh không trừ ai không gì khác hơn là những mẹ cha của con, rất tốt lòng từ bao đời nay, con cần khai triển Bồ đề tâm không đạo đức giả, nghĩ rằng, “Tôi nhất quyết làm việc để đặt tất cả họ vào trong an lạc không gì sánh của Giác Ngộ hoàn toàn và toàn thiện.” Đây là thực hành thứ bảy : nỗ lực Giải Thoát và Giác Ngộ.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. KHÍA CẠNH CỦA LUẬT NHÂN QUẢ
  2. NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO
  3. NHÂN QUẢ ĐỂ TẠO DỰNG MỘT ĐỜI SỐNG HẠNH PHÚC

Bài viết khác của tác giả

  1. NHÌN VÀO TÂM CHUYỂN ĐỘNG HAY KHỞI TƯỞNG
  2. SỰ QUÝ GIÁ ĐƯỢC TÁI SANH LÀM NGƯỜI
  3. NHẬN RA BẢN TÁNH CỦA TÂM AN ĐỊNH

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP