NHỮNG VỊ THIỀN SƯ ĐƯƠNG THỜI

THIỀN SƯ MAHASI SAYADAW

Trích: Những Vị Thiền Sư Đương Thời - Living Buddhist Masters; Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt; Sài Gòn, 1999

Thật sự phải nói rằng không một ai muốn đau khổ và mọi người đều tìm kiếm hạnh phúc. Trong thế giới của chúng ta, con người đang làm hết nỗ lực để có thể ngăn chặn và giảm bớt khổ đau và thụ hưởng hạnh phúc. Tuy vậy, những nỗ lực của họ phần đông là hướng đến hạnh phúc về thân xác và những phương tiện vật chất. Cuối cùng hạnh phúc đều phải lệ thuộc vào trạng thái tâm, và tuy thế chỉ có một ít người chuyên tâm những ý tưởng thật này qua sự phát huy tinh thần, mà một số ít hơn vẫn chuyên cần tu tập tâm.

Do đó, rõ ràng là phải tìm kiếm một con đường đúng đắn trong việc huấn luyện làm vững chắc và trong sạch tâm. Ðường đi này được tìm thấy trong kinh Ðại niệm xứ, một bài pháp nổi tiếng của Đức Phật, đã được ngài trình bày rốt ráo cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ. Ðức Phật đã tuyên bố như thế này:

“Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, để vượt qua khổ đau và phiền muộn, để đoạn trừ đau đớn và ưu sầu, để đạt đến con đường thánh đạo, để nhận thấy được Niết Bàn, đây là Tứ Niệm Xứ”.

Những vị thiền sư ngày xưa của Phật giáo nguyên thủy cho rằng, quý vị đặt niềm tin vào một đấng giác ngộ, Đức Phật suốt trong thời gian tu tập, nhờ vậy quý vị có thể tỉnh giác nếu tâm quý vị phát sinh những điều bất thiện hoặc những hình ảnh ghê sợ. Quý vị cũng phải chịu sự hướng dẫn của những vị thiền sư, vì rằng vị ấy có thể nói thẳng thắng về công việc tu tập của quý vị trong lúc hành thiền và cho quý vị những lời khuyên mà ngài cảm thấy cần thiết.

Mục đích của việc tu tập này và lợi ích to tát nhất của nó là từ bỏ được tham, sân, si đó là nguồn gốc của tất cả sự xấu xa và đau khổ. Tiến trình tu tập thiền quán tích cực này có thể đưa quý vị đến sự từ bỏ những điều trên. Như vậy việc tu tập tích cực với quan điểm từ bỏ tham, sân, si để việc tu tập của quý vị đạt được thành quả tốt đẹp. Hình thức tu tập này trong thiền quán dựa trên nền tảng của Tứ niệm xứ, đã được chư Phật và các bậc thánh đã thực hiện, để đạt tới giác ngộ. Quý vị được tán thán có được cơ hội thực hành cùng một cách tu tập như trên.

Ðiều quan trọng đối với quý vị cho việc bắt đầu tu tập của mình bằng sự quán niệm ngắn gọn về bốn điều phòng hộ mà đức Phật đã dạy cho quý vị về sự quán chiếu. Ðiều này rất ích lợi cho tâm lý của quý vị trong giai đoạn này để quán chiếu về chúng. Những chủ đề cho bốn sự phòng hộ (quán chiếu), chính là đức Phật, từ bi, sự nhàm chán về xác thân và cái chết.

? Ðầu tiên, đặt niềm tin nơi đức Phật và tán thán ngài với mười hồng danh như sau: Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn.

? Thứ hai, hãy rải lòng từ đến tất cả chúng sinh mà không có phân biệt:

– Xin cho tôi tránh được mọi oan trái, bệnh tật và đau đớn… và tôi cũng cầu nguyện cho cha mẹ tôi, những người nuôi dưỡng tôi, thầy tôi, bạn hữu, những người không quen biết, và tất cả chúng sinh khác tránh được oan trái, bệnh tật và đau đớn. Cầu cho tất cả chúng sinh tránh được mọi đau khổ.

? Thứ ba, hãy quán chiếu thân bất tịnh để giúp cho quý vị giảm bớt sự chấp thủ và nhiều cố chấp vào xác thân. Hãy chú tâm đến một vài thứ bất tịnh của xác thân như là bao tử, ruột, lá lách, máu mủ. Hãy suy niệm về những thứ bất tịnh này để làm giảm bớt lòng yêu chuộng xác thân.

? Ðiều phòng hộ thứ tư về lợi ích cho tâm lý của quý vị là suy niệm về hiện tượng sự chết. Ðức Phật nhấn mạnh rằng cuộc sống vô thường, nhưng chết thì thường còn. Cuộc đời có cái chết là điều chắc chắn. Có sanh, bệnh, khổ, lão, và hiển nhiên có cái chết. Ðây là tất cả khía cạnh của cuộc sống.

Tỳ Kheo Thích Thiện Minh dịch

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. AJAHN CHAH (1918 – 1992)
  2. KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC
  3. GỌT GIŨA TRÁI TIM

Bài viết mới

  1. BIỂU LỘ CHÍNH MÌNH MỘT CÁCH TRỌN VẸN
  2. CHÂN LÝ CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC BẰNG LAO ĐỘNG QUÊN MÌNH
  3. CẢM GIÁC TỰ DO, ĐƯỢC GIẢI PHÓNG BẢN THÂN