PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ĐỂ CẢI THIỆN HOÀN CẢNH SINH HOẠT CỦA CHÍNH MÌNH?

HT. TỊNH KHÔNG

Nguồn: https://phatgiao.org.vn

Nếu quý vị có thể đem cái tâm cúng dường, việc làm cúng dường này mở lớn ra với bè bạn, với những người xung quanh dù thân hay sơ vẫn luôn lấy tâm bình đẳng, tâm chân thành mà đối đãi, thì phước báo của quý vị đó thật không thể nghĩ bàn, vô cùng vô cùng to lớn. Vì sao?

Hiện nay trong xã hội có rất nhiều người luôn cảm thấy mình rất khổ, đều rất muốn cải thiện hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu mà cải thiện. Đức Phật dạy chúng ta nếu muốn cải thiện hoàn cảnh của chính mình thì cần phải đoạn ác tu thiện, chuyên tu cung dường. Vậy phải tu cúng dường như thế nào đây?

Đối với những người ở nhà làm nội trợ, thì mỗi buổi sáng thức dậy đem nhà cửa dọn dẹp cho thật sạch sẽ, 3 bữa cơm nấu cho thật ngon để cúng dường cho cha mẹ và những người trong gia đình. Quý vị khiến cho cả nhà ai nấy đều vui vẻ, thoải mái, ăn cơm được ngon miệng, thì đây chính là cúng dường đấy. Có thể nói cả 1 ngày quý vị làm những việc như dọn dẹp nhà cửa, lo chuyện bếp núc, chăm sóc cha mẹ, chăm lo con cái…tất cả những việc này đều là cúng dường. Mỗi ngày quý vị đều làm những việc này rất tốt, làm rất chu đáo, thế nhưng tại sao quý vị lại chẳng có được bao nhiêu phước báo?

Bởi vì những việc cúng dường này quý vị tuy rằng đều làm cả, thế nhưng quý vị lại không có cái tâm cúng dường, trong tâm quý vị chỉ toàn xem đây là bổn phận và trách nhiệm phải làm mà thôi, cho nên phước báo của quý vị rất nhỏ bé.

Thay đổi suy nghĩ, thay đổi cuộc đời

Nếu quý vị có được cái tâm cúng dường “Tôi đối với tất cả công việc lớn nhỏ trong nhà đều không có phân biệt, không có chấp chước, mọi việc tôi đều hoan hỷ mà làm để cúng dường cho cha mẹ, cho chồng, cho con, cho anh, cho chị, cho em, cho tất cả mọi người trong gia đình của tôi. Tôi chỉ mọng muốn tất cả mọi người đều được vui vẻ, được hạnh phúc”, vậy thì phước báo của quý vị sẽ rất là viên viên mãn mãn.

Nếu quý vị có thể đem cái tâm cúng dường, việc làm cúng dường này mở lớn ra với bè bạn, với những người xung quanh dù thân hay sơ vẫn luôn lấy tâm bình đẳng, tâm chân thành mà đối đãi, thì phước báo của quý vị đó thật không thể nghĩ bàn, vô cùng vô cùng to lớn. Vì sao? Vì tâm bình đẳng không có chướng ngại, không có bờ mé, nên phước báo của quý vị cũng vô cùng to lớn mãi mãi không có bờ mé, không có hạn lượng.

Vậy còn đối với những người phải đi làm bên ngoài thì sao? Cũng không ngoại lệ, khi làm quý vị đừng phân biệt đó là việc tôi hay việc anh, cũng đừng chấp chước người làm người không, việc nặng hay việc nhẹ, mà hãy cứ hoan hỷ làm cho thật tốt công việc của mình, thì đây chính là cúng dường.

Cho nên, đối với việc tu phước cúng dường thật chẳng khó, nó chỉ khó ở chổ quý vị có chịu làm hay không mà thôi. Nếu quý vị chân thật mà đi làm thì nhất định trong vòng 1 năm đến 3 năm, số mệnh của quý vị sẽ dần được cải thiện, hoàn cảnh sinh hoạt, hoàn cảnh gia đình cũng sẽ không ngừng thay đổi tốt hơn, điều này trong Đạo gia gọi là “Đức Năng Thắng Số”.

Khi tu phước đừng nên đi khoe khoang, cũng đừng sợ mọi người không biết, vì nếu như mọi người biết ta đã làm được rất nhiều việc tốt, mỗi người liền khen 1 câu thì trong phút chốc phước báo mà ta gây tạo được đó liền mất sạch. Hãy cứ âm thầm mà làm, mọi người không biết? Rất tốt, phước đức này liền biến thành âm đức, âm đức càng trồng càng dày, càng trồng càng sâu. Một người, một gia đình có tích chứa âm đức thì sẽ không bao giờ có tai nạn bất ngờ, con cái không bao giờ lêu lỏng, gia đạo mãi hoà thuận, sự nghiệp mãi hưng vượng.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. VẠN SỰ BẮT ĐẦU TỪ MỘT Ý NGHĨ
  2. CÚNG DƯỜNG MỘT CÂY ĐÈN CỦA BÀ LÃO NGHÈO
  3. CHIẾN THẮNG, BẮT ĐẦU NGAY TỪ VẠCH XUẤT PHÁT

Bài viết khác của tác giả

  1. NỀN GIÁO DỤC CỦA ĐỨC BỔN SƯ PHẬT THÍCH CA
  2. NHỮNG TÂM NIỆM CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
  3. ĐẠT HÒA BÌNH THẾ GIỚI VỚI THÂN TÂM ĐƯỢC TU LUYỆN, GIA ĐÌNH HÒA HỢP, VÀ XỨ SỞ THỊNH VƯỢNG

Bài viết mới

  1. HÌNH ẢNH CỦA CHÍNH MÌNH – ĐỜI THAY ĐỔI KHI TA THAY ĐỔI
  2. TÂM TA TẠO NÊN TOÀN BỘ THẾ GIỚI
  3. DANH NGÔN VỀ SỰ THÔNG MINH