TÂM CHƠN NHƯ

BỒ TÁT MÃ MINH

Ảnh: Bồ Tát Mã Minh

Tâm Chơn Như tức là cái tướng rộng lớn vô cùng vô cực của tâm, bao trùm khắp pháp giới, nó là bản thể của tất cả pháp môn (Nhứt pháp giới Đại tổng tướng pháp môn thể).

Nghĩa là: tâm tánh không sanh diệt. Tất cả pháp chỉ nương vào vọng niệm mà có ngàn sai muôn khác. Nếu lìa tâm niệm tức chẳng có tất cả tướng cảnh giới. Bởi thế, tất cả pháp từ nào đến giờ lìa tướng nói năng, lìa tướng danh từ lời lẽ, lìa tướng tâm duyên nghĩ ngợi, rốt ráo bình đẳng không hề biến đổi, không thể phá hoại, chỉ là Một Tâm, nên gọi Tâm Chơn Như.

Bởi tất cả pháp đều là danh từ giả đặt không có thật nghĩa, chỉ tùy vọng niệm, thể nó bất khả đắc.

Nói Chơn Như đây cũng không hình tướng gì, chỉ là lời nói cùng cực, mượn lời nói trừ khử lời nói mà thôi, nhưng về bản thể Chơn Như thì không thể trừ khử vì tất cả các pháp đều là Chơn.

Bản thể này cũng không thể dựng lập, vì tất cả pháp vốn đồng là Như. Nên biết, tất cả pháp vốn không thể nói năng, không thể suy nghĩ đến được, nên gọi là Chơn Như.

Hỏi: Nếu nói theo nghĩa có các hạng chúng sanh làm sao khế hợp (Tùy thuận) để thâm nhập tâm Chơn Như?

Đáp: Nếu biết rằng, tất cả pháp tuy có nói năng nhưng lìa năng thuyết sở thuyết (người và sự vật được nói đến), tuy có niệm nhưng không năng niệm, sở niệm, đây gọi là tùy thuận, còn như lìa được niệm gọi là Thể nhập Chơn Như.

Trích “ Đại Thừa Khởi Tín Luận”
Tạo Luận: Bồ Tát Mã Minh

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. HẠNH TÙY THUẬN CHÂN NHƯ

Bài viết mới

  1. DANH NGÔN VỀ SỰ THÔNG MINH
  2. NIỀM TIN VÀO CHỦ NHÂN KHÔNG LÀ CHÌA KHÓA
  3. BẠN THÔNG MINH HƠN BẠN TƯỞNG