TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG TOÀN TÂM

BJ GALLAGHER

Franz Metcalf

Trích: Đưa Đức Phật Vào Nơi Làm Việc; Tác giả: Franz Metcalf & BJ Gallagher; NXB Hồng Đức

Điều gì khiến bạn nghĩ rằng làm việc và thiền định là hai việc khác nhau?
Dona Witten và Akong Tulku Rinpoche

AI LẠI KHÔNG MUỐN làm việc trong một môi trường làm việc giác ngộ? Môi trường làm việc giác ngộ là nơi mà người ta làm việc cật lực và cảm thấy thích thú; là nơi có sự tin tưởng cao độ giữa người lãnh đạo và nhân viên; là nơi trung thực và giao tiếp cởi mở; là nơi có những đặc điểm liêm khiết, tương kính, trách nhiệm, thỏa mãn, vui vẻ, thành đạt. Như vậy, chẳng phải môi trường làm việc giác ngộ là nơi mọi người thích làm việc hay sao?

Đương nhiên là thế, nhưng một nơi như thế, hay cái chốn Tịnh Độ ấy, ở đâu? Chẳng cần hỏi chuyên viên tìm nhân tài, chẳng cần lục lọi quảng cáo tìm việc làm, hoặc gởi hàng tá bảng lý lịch để mong tìm được nơi làm việc toàn tâm. Nơi làm việc như thể không ở ngoài kia, mà ở nơi đây. Nó xuất hiện nơi người ta muốn có nó và muốn cùng nhau làm việc để tạo lập nơi ấy cho chính mình.

Ta phải bắt đầu như thế nào? Hãy bắt đầu từ nơi ta ở. Có một câu chuyện thiền về một hành giả bị ám ảnh muốn tìm con đường giác ngộ. Sự phụ của hành giả này bảo rằng; Ngươi có nghe tiếng suối reo không? Hãy nhập vào dòng nước? Làm thế nào? Không cần phải hỏi làm sao, mà là ngay điều đó.

Nếu là quản lý, giám sát, hay lãnh đạo thì ta có thể bắt đầu thông qua việc đánh giá công việc lãnh đạo của mình, tức là gương mẫu mà mình nêu ra cho người khác, và cách thức mình chỉ đạo người khác thực hiện công việc. Hãy bắt đầu từ vị trí của mình.

Nếu không thuộc giới lãnh đạo thì hãy khởi đầu bằng việc xem xét cách mình làm việc, cách mình hợp tác với đồng nghiệp, và nhất là cách mình giải quyết vấn đề. Một lần nữa, hãy bắt đầu từ vị trí của mình. Mỗi người đều có một vai trò trong việc tạo lập môi trường làm việc toàn tâm.

Từ những khởi điểm khiêm tốn, ta phát triển những thay đổi. Khi áp dụng các giáo huấn của Đức Phật để kích hoạt công việc hàng ngày tại nơi làm việc thì tất cả đương nhiên sẽ tỉnh ngộ. Đó là cái mà chúng ta gọi môi trường làm việc toàn tâm. Và một tổ chức có môi trường làm việc toàn tâm sẽ bắt đầu thay đổi thế giới này. Công việc không phải chỉ là lao động kiếm sống mà đó là nơi có khả năng để thay đổi thế giới.

Một vài ý kiến trên đây có thể giúp ta lưu ý thiết lập những thứ tự ưu tiên. Không nên chờ đợi người khác tạo lập giác ngộ; ta sẽ phải chờ đợi rất lâu. Điều cốt tử là bắt đầu ngay từ bây giờ.

Trích: Đưa Đức Phật Vào Nơi Làm Việc
Tác giả: Franz Metcalf & BJ Gallagher
Nhà Xuất Bản Hồng Đức

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. LẤY CÔNG VIỆC LÀM NIỀM VUI
  2. LÀM VIỆC MÀ KHÔNG BỊ BẢN NGÃ KHỐNG CHẾ
  3. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC KHÔNG CÓ “XE RÁC”

Bài viết khác của tác giả BJ GALLAGHER

  1. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG LÀ CÔNG VIỆC BỒ TÁT
  2. ĐỨC PHẬT NGHĨ GÌ VỀ XU HƯỚNG KINH DOANH “MÔI TRƯỜNG XANH” VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
  3. PHÊ BÌNH MANG TÍNH XÂY DỰNG VÀ TIẾP NHẬN Ý KIẾN PHẢN HỒI

Bài viết khác của tác giả Franz Metcalf

  1. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG LÀ CÔNG VIỆC BỒ TÁT
  2. ĐỨC PHẬT NGHĨ GÌ VỀ XU HƯỚNG KINH DOANH “MÔI TRƯỜNG XANH” VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
  3. ĐƯA ĐỨC PHẬT VÀO NƠI LÀM VIỆC

Bài viết mới

  1. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ
  2. AI CŨNG CÓ THỂ HẠNH PHÚC NGAY TỪ GIÂY PHÚT NÀY
  3. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ