THANH TỊNH VÀ HIỂU BIẾT SÂU SẮC

ĐẠI SƯ AJAHN CHAH

Trích: Trong Vòng Sanh Diệt; NXB Hồng Đức.

Sự thanh tịnh khi thiền thường được phân chia thành thanh tịnh thông qua tập trung và thanh tịnh thông qua thông tuệ. Trong thanh tịnh thông qua tập trung, chúng ta phải tách mình ra khỏi những hoạt động và liên hệ với người khác. Mắt phải xa rời những cảnh tượng và tai phải xa rời những âm thanh. Rồi không nghe, không biết, vân vân, người đó có thể được thanh tịnh. Loại thanh tịnh này có giá trị theo cách của nó, nhưng không phải là tối cao. Nó rất ngắn ngủi và không đáng tin. Khi giác quan gặp những khách thể khoái lạc hay bất lạc, nó thay đổi vì nó bị thu hút hay không muốn những thứ này hiện diện. Nên, tâm luôn phải đấu tranh với những khách thể, và thông tuệ không được sinh ra, vì người thiền luôn cảm thấy mình không được bình yên vì những nhân tố bên ngoài này. Mặt khác, nếu bạn quyết tâm không trốn chạy mà nhìn thẳng vào mọi việc, bạn sẽ nhận ra trạng thái thiếu thanh tịnh này không phải do những khách thể hay những tình huống bên ngoài, mà chúng xảy ra vì những hiểu biết sai lầm.

Khi cố gắng nỗ lực để tìm kiếm sự thanh tịnh trong việc thiền, bạn có thể tìm kiếm những nơi yên tĩnh nhất, xa xôi nhất, nơi bạn sẽ không gặp những cảnh tượng hay âm thanh, nơi không có điều gì xảy ra làm phiền nhiễu bạn. Ở đó tâm có thể ổn định và trở nên tĩnh lặng vì không có gì có thể kích động được nó. Hãy xem xét trạng thái này để xem nó có sức mạnh như thế nào: Khi bạn đi khỏi nơi yên tĩnh đó và bắt đầu trải nghiệm giác quan, chú ý xem bạn trở nên khoái lạc hay bất lạc, được chào đón hay bị từ chối, và tâm thức bị quấy rầy như thế nào. Rồi bạn sẽ hiểu rằng loại thanh tịnh này không thật.

Dù có chuyện gì xảy ra trong lãnh địa trải nghiệm của bạn, thì đó đơn thuần là như vậy. Khi có chuyện khoái lạc, chúng ta xác định rằng đó là việc tốt, và khi có chuyện bất lạc, chúng ta nói như vậy là không tốt. Chính những suy nghĩ phân biệt của bản thân đã mang đến ý nghĩa cho những khách thể bên ngoài. Hiểu được điều này, chúng ta có được nền móng để nghiên cứu những chuyện đó và nhìn nhận đúng bản chất của chúng. Khi có được sự thanh tịnh trong thiền thì không cần thiết phải suy tư quá nhiều. Nhạy cảm với những hiểu biết nhất định đã sinh ra tâm yên tĩnh. Đó không phải là suy nghĩ, đó là nhân tố của giác ngộ được biết đến như nghiên cứu Dharma.

Loại thanh tịnh này không bị quấy nhiễu bởi những trải nghiệm và liên hệ giác quan. Nhưng sau đó có một câu hỏi: “Nếu đó là thanh tịnh thì tại sao vẫn có những chuyện xảy ra?”. Đó là những chuyện xảy ra bên trong thanh tịnh, nhưng xảy ra theo cách thông thường, nơi chúng ta gán cho nó nhiều ý nghĩa hơn bản chất của nó. Khi có chuyện xảy ra bên trong sự thanh tịnh, tâm biết được nó cực kỳ rõ ràng, và sự thông tuệ được sinh ra. Chúng ta thấy mọi việc thực sự xảy ra, và rồi thanh tịnh lan toả rộng khắp. Khi mắt nhìn thấy những dạng hình và tai nghe thấy những âm thanh, ta nhận ra chúng và bản chất của chúng. Trong hình thức sau của thanh tịnh, dù mắt nhìn thấy những dạng hình, tâm vẫn thanh tịnh. Khi tai nghe thấy những âm thanh, tâm vẫn thanh tịnh. Dù chúng ta có trải nghiệm bất cứ chuyện gì; tâm vẫn không bị dao động.

Loại thanh tịnh này đến từ loại hình thức kia của thanh tịnh, tập trung vô tư. Đó là nguyên nhân khiến nó có khả năng xuất hiện. Sự thông tuệ đến từ thanh tịnh này, và những gì biết được đến từ những gì chưa biết; tâm biết từ trạng thái chưa biết, từ học đến nghiên cứu như vậy. Rồi có cả thanh tịnh lẫn thông tuệ, và cho dù chúng ta ở đâu, cho dù chúng ta đang làm gì, chúng ta cũng thấy được chân lý. Chúng ta hiểu được sự xuất hiện và biến mất của những trải nghiệm trong tâm. Rồi sẽ không có chuyện gì khác để làm, không có gì để sửa chữa hay giải quyết. Sẽ không còn suy đoán, không có nơi nào để đi, không cách gì trốn thoát.

Chúng ta chỉ có thể trốn thoát thông qua sự thông tuệ, biết được bản chất của mọi chuyện và thoát ra. Rồi chúng ta được nghỉ ngơi. Một khi đã tu tập và đạt được mục tiêu, biết được mục tiêu, và có được mục tiêu, rồi khi chúng ta đã được như vậy, sẽ không có cách gì xuất hiện nỗi mất mát hay nguy hại. Khi chúng ta ngồi đây, không gì có thể hại được chúng ta. Trong tất cả những tình huống, không có gì có thể ảnh hưởng đến chúng ta. Tu tập chín chắn để giác ngộ và chúng ta đã chạm đến được địa điểm. Có thể hôm nay, chúng ta không có cơ hội để ngồi và tu samadhi, thiền định, nhưng chúng ta vẫn ổn. Samadhi không có nghĩa là chỉ ngồi không. Có samadhi trong tất cả các cung cách hành thiền. Nếu chúng ta thực sự tu tập tất cả các cung cách thiền định, thì chúng ta sẽ được tận hưởng samadhi. Sẽ không có gì có thể can thiệp vào được. Chúng ta sẽ không nói: “Bây giờ tâm tôi không ổn định, nên tôi không thể tu tập được”. Chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy như vậy. Đó nên là cách chúng ta nên tu tập, tự do khỏi những nghi ngờ và lúng túng.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. CHỈ LẮNG NGHE, THẤY BIẾT
  2. THIỀN ĐỊNH VỀ CÁI THẤY

Bài viết khác của tác giả

  1. MỘT TÂM HỒN MẠNH MẼ
  2. TRÍ TUỆ PHÁT SANH
  3. SỰ KHÍCH LỆ CỦA PHẬT

Bài viết mới

  1. BA CON ĐƯỜNG
  2. DŨNG CẢM – SỨC MẠNH CỦA TRÁI TIM
  3. HÃY BIẾT CHÍNH NGƯƠI