VỀ ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO

ĐẠO NGUYÊN

Trích: Bạn Nấu Ăn Cuộc Đời Bạn Như Thế Nào – Từ Thiền Nấu Bếp Đến Giác Ngộ; NXB Thiện Tri Thức.

Ở Nhật Bản, khi bạn nói tọa thiền, người ta thường cho rằng bạn đang nói về cái gì người ta làm để đạt đến giác ngộ. Loại ý kiến này lìa xa khỏi tọa thiền của Đạo Nguyên. Với Đạo Nguyên, tọa thiền không bao giờ tách lìa khỏi Đạo. Đàng sau tọa thiền có những giáo lý Phật giáo, và đàng sau chúng có kinh nghiệm đời sống của chính mình.

Sự bàn luận của chúng ta có vẻ hơi rắc rối, thế nên tôi sẽ lại bắt đầu với một thí dụ để dễ hiểu hơn.

Tôi sanh vào thời cuối của thời đại Minh Trị ở Hongo, một quận của Tokyo, mà trước vụ động đất lớn năm 1923, vẫn còn những vết tích của thời kỳ Edo. Vào lúc đó có nhiều vị thầy dạy hát theo lối cổ của Nhật, và âm thanh của đàn shamisen ba dây, thường bềnh bồng qua các đường nhỏ. Nếu thấy thực sự ưa nhìn, cô được các chàng trai ưa chuộng và lấy cớ học với cô, tụ tập nơi cửa nhà cô.

Một ngày mùa đông lạnh, hai chàng trai có một bài học với một người cô giáo như vậy. Sau bài học, mời cô giáo họ ở lại và nói chuyện. Họ rất thích thú và nồng nhiệt tụ quan tâm kotatsu (sưởi ấm chân) sặc sở để tán chuyện gẫu.

Dưới tấm kotatsu một ngón tay của học trò tình cờ chạm vào ngón út của cô giáo, nhưng cô tiếp tục nói chuyện như thể không có gì xảy ra. Rồi anh nắm lấy ngón tay đeo nhẫn của cô; cô vẫn tiếp tục không động tâm. Tiếp theo anh nắm những ngón tay khác của cô, và cuối cùng cả bàn tay cô, bây giờ cảm thấy ấm áp và đổ mồ hôi. Dù vậy cô giáo vẫn bình tĩnh, khiến người trẻ càng phấn chấn thêm. Anh xúc động sâu xa, nghĩ rằng anh đã thắng bạn anh và anh đã được người phụ nữ đẹp này chọn.

Thình lình, mẹ cô giáo từ trong bếp gọi cô. Cô trả lời, đi vào xem mẹ muốn gì. Nhưng, dưới tấm kotatsu, chàng Hachi vẫn còn nắm lấy tay ai đó.

“Mẹ kiếp! Đây là bàn tay bạn, Kuma!” Hachi tức giận.

“Vậy đó, bạn đang giữ chặt tay tôi, Hachi; và tôi cứ nghĩ nó là tay cô ấy. Chà! Tay bạn trơn lắm.”

“Ô, sao? Móng tay bạn khá dài. Tại sao bạn không cắt chúng đi!”

“Bây giờ chúng ta sẽ làm gì khi cầm tay nhau?” “Chúng ta hãy vật tay”. Và họ bắt đầu…

Cũng giống như điều xảy ra dưới tấm kotatsu trong câu chuyện này, khi nói về Thiền có nhiều điều bị che phủ bởi cái được gọi là “dạy vượt khỏi văn tự.” Giống như chộp lấy từng ngón tay, khi tọa thiền bạn có thể nghĩ “Chà, thật là một cảm giác kỳ diệu! Một trạng thái tâm lạ lùng! Chỉ một chút nữa để đi… Tôi đã được nó! Kensho! Satori! Chứng ngộ!” Vào chính khoảnh khắc vẻ đẹp ưa nhìn được gọi là Phật pháp thức dậy và bỏ đi. Điều tôi cố gắng nói ở đây là có quá nhiều nhấn mạnh vào kinh nghiệm tách biệt với Pháp. Không có Phật pháp, nó không gì khác hơn đời sống của Chân Ngã, như một tiêu chuẩn, thì không cách nào biết Kensho (thấy tánh) hay satori (ngộ) thực sự là gì. Đó là điều tôi muốn nói trước đây rằng đằng sau tọa thiền thì có Phật giáo, và đàng sau đó, phải có đời sống hàng ngày của chúng ta.

Nếu gia đình một người say mê tọa thiền bắt đầu cảm thấy rằng y không thể sống với họ từ khi anh bắt đầu ngồi, cho dù anh ta có kensho hay satori, hay nếu anh ta đi quanh và hét với mọi người như mình là cái gì đặc biệt, bấy giờ tôi sẽ nói tốt hơn cho anh là chớ ngồi. Hay nếu người chung quanh đang làm việc nhìn anh như trở nên lập dị, nói bóng gió rằng tốt hơn là không tọa thiền nếu anh đang “khó ở”, bấy giờ rõ ràng người ấy đang bị lạc vào quan niệm lố bịch nào đó dưới chiêu bài “dạy vượt khỏi văn tự”.

Điểm quan trọng nhất phải nhớ ở đây về Phật pháp là thành ngữ mantoku enman, hay hài hòa hoàn hảo. Có lòng tốt phát xuất tự nhiên từ tính cách của bạn nghĩa là sống chân thực đạo Phật hơn là có cái gọi là kensho hay kinh nghiệm satori nào đó. Sẽ không nói ngờ rằng sống đời sống của bạn, hành động và hài hòa hoàn hảo, thực ra là sống đời sống của Tự Ngã.

Một cái ngộ (satori) không gắn liền với tính cách cá nhân của bạn thì không gì hơn một loại say rượu. Nó không hơn sự phấn chấn bạn có từ việc dùng chất kích thích. Khỏi cần nói, điều này chẳng ăn nhập gì với đạo hay với Phật pháp.

Sự thực hành tọa thiền của bạn phải không là cái gì tách lìa với kinh nghiệm đời sống hàng ngày của bạn, cũng không cách lìa khỏi chiều hướng toàn bộ của đời sống bạn. Đúng ra, trong làm việc thường xuyên để tinh học và làm sáng tỏ đời sống hàng ngày của bạn, hay đời sống của Tự Ngã toàn thể của bạn, sự thực hành sẽ hòa hợp với pháp. Ở đây tọa thiền trở thành đạo. Tọa thiền của Đạo Nguyên Hy Huyền, trong những dòng tôi đã bình luận, là nguồn của giáo lý hàng ngày của Giáo Huấn Điển Tọa, và trong đời sống hàng ngày của chúng ta, giáo lý ấy xoay quanh để trở thành tấm nền phông cho tọa thiền.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. THỜI TIẾT VÀ BỐN CHÂN LÝ CAO CẢ
  2. VỀ TÂM CHA MẸ

Bài viết khác của tác giả

  1. CÓ MỘT ĐAM MÊ ĐỜI SỐNG
  2. TÁM TỈNH GIÁC CỦA BẬC ĐẠI NHÂN
  3. NÉM ĐỜI SỐNG BẠN VÀO CHỖ Ở CỦA PHẬT

Bài viết mới

  1. NẾU MỘT THẤT BẠI KHÔNG MANG TỚI CẢM GIÁC ĐAU ĐỚN, KHÓ CHỊU GÌ, NÓ SẼ BỊ LỜ ĐI
  2. VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH
  3. THỰC HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT