37 PHẨM BỒ TÁT HẠNH

GYALWANG DRUKPA XII

Trích: 37 PHẨM BỒ TÁT HẠNH; Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa; Nhà xuất bản Tôn Giáo 2011

Lời tựa

Đời người có muôn vạn nẻo, chúng ta thường băn khoăn do dự trước những ngã ba đường, mịt mờ không biết hướng nào nên đặt chân cất bước. Là những hành giả tâm linh đang đi trên con đường Bồ tát đạo, đôi khi chúng ta cũng không tránh khỏi những nghi ngờ, thắc mắc làm sao để khỏi lạc đường?

Xin Quý độc giả – những ai thực sự muốn bước vào hành trình Bồ tát hạnh đầy gian nan nhưng vô cùng quý giá hãy an tâm bước theo những lời hướng đạo của “37 Phẩm Bồ Tát Hạnh”. Đây là cuốn sách với những lời dạy vô cùng thiết thực, gần gũi giúp hành giả đoạn trừ những tà kiến sai lầm, vững bước trên con đường Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ tối thượng. “37 Phẩm Bồ Tát Hạnh” như một tấm bản đồ trải ra trọn vẹn con đường của một vị Bồ tát cần đi qua, từ những bước đi căn bản sơ khởi đầu tiên đến những bước tối thượng để thành Phật. “37 Phẩm Bồ Tát Hạnh” như ánh hải đăng soi rọi xua tan bóng đêm hắc ám trong đêm trường tăm tối cho khách hành hương rõ biết “nẻo về”. “37 Phẩm Bồ Tát Hạnh” vốn là một tác phẩm rất sâu sắc và vô cùng xúc tích dưới dạng thơ kệ, khiến độc giả không dễ gì thông suốt được ý chỉ cao thâm, nhưng đặc biệt qua lời diễn giảng vô cùng khéo léo, bình dị không hoa  mỹ, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa – một Bậc Thầy tâm linh vĩ đại trong thời hiện đại đã làm cho tác phẩm này trở nên rất gần gũi, dễ áp dụng vào đời sống thực tế, khiến các hành giả lạc quan tin tưởng rằng tiềm năng giác ngộ sẵn có bên trong mỗi người chắc chắn có thể trở thành hiện thực thông qua sự nỗ lực thực hành giáo pháp. Lời giảng của Ngài là lời chia sẻ những kinh nghiệm thực tế quý giá tuôn chảy từ suối nguồn từ bi trí tuệ của một bậc Thầy Giác ngộ, giúp hành giả dễ dàng chuyển hóa những xúc tình phiền nãosử dụng đời người trọn vẹn ý nghĩa để ân hưởng nguồn chân hạnh phúc vốn có tự thủa nào.

Những lời bình giảng của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa về trước tác “37 Phẩm Bồ Tát Hạnh” đã được Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwang Dokhampa Jigme Pema Nyinjadh cẩn thận biên tập và giới thiệu với mong nguyện những luận giảng của Đức Pháp Vương trong tác phẩm này sẽ là chìa khóa mở cánh cửa kho tàng tâm linh rộng lớn của đạo Phật tới đông đảo Phật tử và thiện hữu trí thức.

Xin Quý độc giả hãy uống trọn dòng sữa Pháp ngọt ngào từ trái tim nồng ấm của một vị Bồ tát bước vào cuộc đời vì hạnh phúc của vô lượng hữu tình, để hưởng trọn nguồn ân phúc quý giá mà chúng ta đã may mắn có được trong kiếp người ngắn ngủi nhưng vô cùng quý giá này. Xin hãy trân trọng!

Mạnh thu Tây Thiên 2011

Vô Uý cẩn bút

*********☘??********

TÓM TẮT

Đọc trọn vẹn 37 Phẩm Bồ Tát Hạnh – hay 37 Pháp thực hành của Bồ tát – là bước chân vào một cuộc hành trình khám phá bởi mỗi pháp thực hành trong tác phẩm này như ánh tuệ đăng soi rọi cho chúng ta vững bước trên con đường tiến tới giác ngộ tối thượng.

Về bản chất, đây là bản đồ dẫn tới sự giải thoát khỏi đau khổ và là những pháp thực hành cần thiết để đạt tới sự giải thoát đó. Mỗi câu chữ trong 37 câu kệ được Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa giải thích một cách cặn kẽ và khéo léo với giọng văn gần gũi bình dị, đều tập trung nói về sự vô minh của chúng ta và đồng thời giảng cho chúng ta hiểu được những nguyên nhân của đau khổ, giúp chúng ta lìa bỏ những nguyên nhân gây ra khổ đau, áp dụng con đường chấm dứt nỗi khổ và nhận ra rằng đau khổ thực sự có thể được đoạn trừ.

Bài kệ này được soạn ra bởi bậc Bồ tát người Tây Tạng, Ngài Nulchu Thogmed Zangpo (1245-1369) một bậc Thầy về kinh điển và logic học. Ngài đã đạt được sự giác ngộ sâu sắc về tình yêu thương và tâm từ bi chân thựcTác phẩm này bắt nguồn từ sự thực chứng nơi sâu thẳm tâm hồn Ngài. Đây là một sự hướng đạo đối với những ai muốn thực hành Bồ tát hạnh, hướng dẫn chúng ta các thiện hạnh cần làm và những bất thiện hạnh mà một bậc Bồ tát cần nên tránh.

Điều vô cùng thú vị là mọi lời hướng đạo trong tác phẩm đều rất rõ ràng và cao cả, giáo pháp này không chỉ dành cho các Đại Bồ tát mà còn có giá trị thực sự với tất cả những người thường như chúng ta bởi vì tất cả chúng ta về bản chất đều là những Bồ tát, mặc dù giờ đây chúng ta vẫn còn vô minh.

Giáo pháp tôn quí này mang lại cho chúng ta niềm hy vọng rằng chỉ cần đi theo con đường chân chính thì một ngày nào đó chúng ta sẽ thành tựu quả vị như chư Bồ tátPhật quả không phải chỉ dành riêng cho một số người đặc biệt nào đó mà là quả vị mà tất cả mọi người đều có thể đạt được, trừ những ai không thực hành theo con đường giáo pháp tôn quí của Như Lai.

Từ những khổ thơ trong tác phẩm này, chúng ta hiểu rằng giác ngộ không phải là thứ tự nhiên đạt được mà cần phải có nguyên nhân, và nhân của giác ngộ chính là sự thực hành. Không một Đức Phật nào đạt giác ngộ mà không trải qua sự thực hành. Chính vì lý do này mà giáo pháp đã được Đức Phật thuyết giảng cho chúng taChúng ta cần hiểu là tất cả chư Phật đều đã đạt giác ngộ nhờ thực hành chính Pháp một cách đúng đắn và cương quyết.

Bài kệ đầu tiên của 37 Phẩm Bồ Tát Hạnh đặc biệt quan trọng, đề cập tới thân người giống như một con thuyền quí giá giúp chúng ta vượt qua dòng sông sinh tử vô minh. Tất cả những gì chúng ta cần làm là bước lên con thuyền đó và học cách lèo lái nó. Điều này cần tới phương tiện thiện xảo nên chúng ta cần thực hành giáo pháp ngày đêm, không lãng phí cho tới một phút giây nào của kiếp người quí giá. Muốn đạt được giác ngộchúng ta thực sự không nên bỏ phí một khoảng khắc nào bởi mỗi giây phút trong cuộc đời này đều vô cùng giá trị.

Mục đích của tác phẩm này không phải là nói ra những lời vừa ý khiến người nghe mát dạ mà là để giải phóng và chấm dứt cho họ khỏi những định kiến, những hiểu biết sai lầm về chân lý. Họ cần phải thực hành giáo pháp với trí tuệ nội chứng, sự rõ ràng và thiện xảo. Ngài Nulchu Thogmed Zangpo giải thích rằng sự giải thoát của chúng ta không hề phụ thuộc vào sự ban ân từ người khác mà hoàn toàn phụ thuộc vào chính mình. Những ai được trang bị bởi những giáo pháp này đều sẽ có sức mạnh giải thoát cho chính bản thânToàn bộ mục đích của sự thực hành Phật pháp là nhằm giúp chúng ta giải thoát khổ đau, sự chấp ngã và tất cả những phiền não nhiễm ô để cuối cùng đạt được giác ngộ. Như vậy, cánh cửa giải thoát không bao giờ đóng lại với bất kỳ ai cả.

Qua những câu kệ này, Ngài Nulchu Thogmed Zangpo nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thực hành về Văn-Tư-Tu (lắng nghe, suy ngẫm và thiền định) với động cơ vì giải thoát cho hết thảy chúng sinhBồ đề tâm chính là bí quyết của mọi sự thực hành. Khi tu tập thực hànhchúng ta cần có tâm rộng rãi bố thí cúng dườnggiới luậtkiên trìtinh tiến và nhất tâm để chứng đạt trí tuệ. Chúng ta học cách làm sao cho mỗi hành động của mình – cho dù là ngủ, bước vào phòng, hay nói chuyện – đều hướng về hạnh phúc của hết thảy chúng sinh và biết cách làm thế nào để nhận ra mỗi cử chỉ, mỗi sự đổi thay, mỗi tư tưởng, mỗi sắc tướng đều là những bài pháp chân thật sống động.

Chúng ta cũng học được rằng nếu tham luyến, bám chấp vào một người hay một vật thì điều đó sẽ trở thành một dây xích trói chặt chúng ta trong vòng luân hồi sinh tử. Đây chính là tính chất đặc trưng của luân hồi. Chính bạn tự trói buộc chính mình chứ không ai khác trói buộc bạn cả. Khi chúng ta tự giải thoát chính mình khỏi sự tham áichấp thủ thì hiểu biết và quan kiến của chúng ta sẽ được cải thiện tốt hơn. Nếu sự thực hành của bạn bắt nguồn từ động cơ sâu sắc thì cho dù có những rắc rối lớn xảy ra bạn vẫn an định bình tĩnh như chẳng có vấn đề gì. Nếu như chúng ta cố gắng thực hành pháp này thì mọi thứ đều trở nên bình an hơn và cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều.

Để thực hành con đường Bồ tát hạnhtác phẩm này cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự hiểu biết về quy luật Nghiệp, về vấn đề này, tác giả là bậc đại Bồ tát Nulchu Thogmed Zangmo đặt ra câu hỏi mấu chốt để mỗi chúng ta tự quán xét và tìm ra hướng đi đúng đắn cho bản thân mình: “Liệu chúng ta có nên đánh đổi kiếp người quan trọng và quý giá này để hưởng thụ dục lạc và tích lũy vô số bất thiện nghiệp? Hay chúng ta nên nghĩ tới hàng trăm kiếp về sau và tuyệt đối đoạn trừ những nghiệp bất thiện?”.

Thật thế, để giải thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của nghiệp, chúng ta cần cố gắng đoạn trừ những nghiệp xấu. Chúng ta không những cần đoạn trừ những nghiệp bất thiện mà còn không nên phát triển những tập khí xấu nơi mình. Để thấu hiểu được điều đó, chúng ta cần phải chân thành thực hành pháp bảo tôn quí này một cách liên tục, dài lâu chứ không phải chỉ trong một thời gian ngắn theo cảm hứng nhất thời.

Câu kệ thứ Ba mươi sáu tóm lược lại điểm quan trọng của sự thực hành Pháp rằng: “Bất cứ điều gì được làm trong bất cứ hoàn cảnh hay điều kiện nào của cuộc sống đều cần được chúng ta thực hiện với sức mạnh của sự tỉnh giác hoàn toàn”. Nếu mọi hoạt động trong đời sống đều được ánh sáng của trí tuệ tỉnh thức soi rọi thì chúng ta sẽ sẵn lòng phục vụ muôn loài hữu tình chúng sinh và sẵn sàng thực hành pháp. Thực vậy, đây là những sự thực hành rất linh hoạt, không hề cứng nhắc hay bảo thủPhật pháp vô cùng uyển chuyển linh hoạt thiết thực với cuộc sống. Bất kỳ ai cũng có thể thực hành pháp trong bất kỳ điều kiện nào. Hành giả được phép vui chơi, cười đùa trong chừng mực những hành động đó không gây tổn hại gì tới ai và nhất là sự tỉnh thức vẫn được duy trì liên tục.

Cuối cùng, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa tha thiết nhắn nhủ chúng ta hãy sử dụng năng lượng quý giá của kiếp người một cách đúng đắn và trí tuệ để có thể đạt được giác ngộ ngay trong đời này. Sự dâng hiến trọn vẹn bản thân vào những thực hành chân chính của con đường Bồ tát đạo là hướng đời sống của mình vào một hành trình tâm linh tốt đẹpvô cùng đúng đắn và rõ ràng. Mọi hành trình đều được khởi đầu từ một quyết định. Sau đó, cần phải có sự nỗ lựctinh tiến, sự tỉnh giác thường xuyên và đức tin chân thực vào lý tưởng của mình.

Tác phẩm 37 Phẩm Bồ Tát Hạnh và những lời luận giải kèm theo sẽ mang lại cho chúng ta niềm hỷ lạc lớn lao nhờ những huấn từ vô cùng gần gũi, thiết thực, dễ thực hànhchứng ngộ. Trên hết, bởi tính thực tiễn rốt ráo của mình, tác phẩm có thể trở thành một cuốn sách gối đầu, một người bạn Pháp thân thiết, nơi nương tựa, chở che, điểm khởi đầu và bước ngoặt lớn lao với mỗi người trên hành trình cuộc đời và hành trình tâm linh siêu việt.

Thông điệp của cuốn sách này rất đơn giảnChúng ta được dạy phương pháp tu tập để nhận ra bản tính tâm vốn thanh tịnh từ ban sơ của mọi loài hữu tình, mỗi chúng sinh đều có tiềm năng đạt được giải thoátToàn bộ 37 Pháp Thực Hành Bồ Tát Hạnh giúp bạn luôn ở trong sự thực hành thứ lớp căn bản, giữ cho tâm bạn luôn hoàn hảo. Như thế, chúng ta nhận ra rằng tất cả đều tùy thuộc vào chính chúng ta, vào tâm của chúng ta. Mọi sự việc cho dù tích cực hay tiêu cực đều nằm bên trong chính chúng ta. Bước tiến trên con đường thực hành tâm linh thực sự tùy thuộc vào chính bạn và không ai có thể ngăn cản bước tiến này trừ khi chính bản thân bạn không muốn điều đó.

Như Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa giải thích: “Chúng ta hoàn toàn có lý do để lạc quan. Tiềm năng đã có sẵn bên trong mỗi chúng ta bởi chúng ta đã rất may mắn khi sinh ra trong thân người quí giá”.

Tôi xin được tri ân Đạo hữu Paul Jaffe đã chia sẻ bản đánh máy toàn văn thời Pháp luận giải trước tác 37 Phẩm Bồ Tát Hạnh của Đức Pháp Vương tại Tokyo năm 1995. Phần ghi chép của Paul đã cho phép tôi nghiên cứu bài giảng này một cách thuận tiện nhất. Với tôi, quá trình đọc, suy ngẫm những huấn từ của Đức Pháp Vương là một sự thực hành tuyệt vời được chiếu soi bởi ánh sáng của trí tuệ và lòng bi mẫn.

Những lời chân thành nhất,

Chúc nguyện thiện hạnh và cát tường trải khắp muôn phương!

Jigme Pema Nyinjadh

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. BỒ TÁT HẠNH
  2. BỒ TÁT HẠNH CỦA SHANTIDEVA
  3. TÂM BỒ ĐỀ – NHẬP BỒ TÁT HẠNH

Bài viết khác của tác giả

  1. ĐỂ MỖI BUỔI SÁNG LÀ MÓN QUÀ VÔ GIÁ DÀNH CHO BẠN
  2. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ
  3. TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ SỰ TÔN TRỌNG

Bài viết mới

  1. HÀO PHÓNG – VẼ LẠI NHỮNG LẰN RANH
  2. NHỮNG KẺ ĐỊCH THÂN CẬN
  3. KHẢ NĂNG TRUYỀN CẢM HỨNG