BEOP SANG
Trích: Ngày Hôm Nay Mang Tên Hạnh Phúc; Anh Vũ dịch; Công ty Cổ phẩn Sách Thái Hà; NXB. Lao Động-Hà Nội
Vì sao ta sống? Ta vì cái gì mà làm việc chăm chỉ và đang hướng đến cái gì? Có lẽ nói đó là thứ khiến ta trưởng thành hơn trong cuộc sống này cũng không phải là quá lời. Chẳng phải việc biến mọi thứ từ vật chất đến tinh thần trở thành “cái của tôi” như tăng thêm vật sở hữu, nâng cao sức ảnh hướng sự tồn tại của bản thân là mục đích sống của ta hay sao? Tức là việc để cao và nâng cao tư tưởng của “cái tôi” cũng là mục đích chính của hầu hết tất cả con người sống trên đời.
Thời còn đi học, ta nuôi dưỡng ngã tưởng và cô gắng thể hiện bản thân thông qua việc học tập chăm chỉ hoặc giữ chức lớp trưởng, liên đội trưởng. Sau này khi đi làm, ta mở rộng ngã tưởng thông qua việc thăng chức. Khi tự mình kinh doanh, ngã tưởng khẳng định bản thân được phát triển bằng việc ta kiếm nhiểu tiến hơn người khác. Thông thường, khi ta ở vào độ tuổi 20, ngã tưởng bắt đầu phát triển. Trải qua độ tuổi 30 đến 40, thông qua vô vàn những hoạt động xã hội, ngã tưởng được phát triển đến cực đại.
Tuy nhiên, thuộc tính của ngã tưởng là không thể phát triển đến vô hạn định bởi nó có số phận đã được an bài, đến một lúc nào đó sẽ bị thu nhỏ lại cho nên dù có phát triển thế nào đi chăng nữa thì khi đến lúc cũng sẽ trở nên hạn chế. Ví dụ, khi một người nghỉ hưu ở tuổi 50, 60, gặp thất bại trong kinh doanh, mất đi người mình yêu, mắc bệnh nặng hay rất nổi tiếng thời trẻ nhưng cảm thấy dần bị quên lãng theo năm tháng thì đó cũng chính là lúc ta được trải nghiệm quá trình biến mất của ngã tưởng.
Sự biến mất của ngã tưởng hay cũng chính là sự biến mất của “cái tôi” là sự đổ bể và thất bại lớn nhất trong cuộc sống. Đó là giây phút tuyệt vọng tôi tệ nhất khi ta không còn cách nào để thể hiện bản thân mình giữa cuộc đời này.
Tất nhiên cũng có nhiều trường hợp không liên quan đến tuổi tác khi ta phải trải qua quá trình biến mất của ngã tưởng ngay từ lúc còn trẻ. Khi ta phải trải qua những đau khổ và thất bại trong cuộc sống, vi dụ như một người từng rất tài giỏi đột nhiên bị bắt do có những nghi ngờ sai trái, một người rất khỏe mạnh bỗng nhiên mắc trọng bệnh, một người phải chứng kiến cảnh cha mẹ hay người thân trong gia đình qua đời… thì đó cũng là lúc ngã tưởng của ta hoàn toàn bị bẻ gãy.
Tuy nhiên, có một sự thật quan trọng là bất kể ai cũng sống và mơ ước được mở rộng và phát triển ngã tưởng của mình nhưng rồi đến một lúc nào đó nó nhất định sẽ bị thu nhỏ và biến mất. Niềm vui đến từ việc mở rộng ngã tưởng không kéo dài mãi mãi. Ta chỉ vui trong chốc lát. Ta say sưa tập trung vào phát triển ngã tưởng cũng đồng nghĩa với việc ta đang sớm chuẩn bị cho bất hạnh và đau khổ tìm đến vào một ngày nào đó. Mặc dù vậy, mục đích của cuộc sống vẫn là phát triển ngã tưởng. Ta hoàn toàn không thể bỏ được nó. Bởi vì ta luôn cho rằng nó chính là ta.
Tuy nhiên, ở đây, ta phải nhìn thẳng vào một sự thật quan trọng rằng ngã tưởng mà ta muốn mở rộng không có thực thể, nó chẳng qua chỉ là “tư tưởng cho rằng đó là ta”, tức là ta chỉ đang nhấn mạnh và phát triển những ảo tưởng. Trên thực tế, sự tồn tại được gọi là “cái tôi” mà ta tập trung phát triển không phải là bản ngã. Trong Phật giáo sơ kỳ, nó được giải thích là “vô ngã”; trong kinh Kim Cương của Phật giáo Đại thừa, nó cũng được biểu hiện bằng tên gọi vô ngã tưởng. Không có cái gì được gọi là “cái tôi” cố định.
Vì vậy, xuất phát từ quan điểm triết lí nhà Phật, mỉa mai thay, sự thu nhỏ và biến mất của ngã tưởng vốn được coi là đáng sợ và đau đớn nhất trên thế gian này lại được coi là niềm vui sướng nhất, là mục đích của tu hành và chân lí.
Trong Đạo đức kinh, Lão Tử cho rằng: “Thánh nhân càng không trú trọng đến việc xây dựng bản thân càng khiến cho chính sự tồn tại của họ tỏa sáng”. Trang Tử cũng nói rằng: “Con người luôn ước mong có được sự nổi tiếng nhưng họ đâu biết rằng sự nổi tiếng đó cũng đồng thời là cái còng, là xiêng xích tự trói buộc bản thân mình”. Đức Phật bằng cách thuyết giảng “Lợi ích, tiếng tăm và việc nhận được sự khen ngợi sẽ trở thành chướng ngại vật đầy khắc nghiệt ngăn ta thoát khỏi sự ràng buộc và tìm kiếm sự yên ổn tối thượng đã chỉ ra rằng việc phát triển ngã tưởng chính là đối tượng mà ta cần cảnh giác, để phòng”.
Giây phút ngã tưởng được phát triển một cách vô hạn cũng là lúc ta phải đối mặt với nguy cơ lớn nhất trong cuộc đời. Ngã tưởng phát triển khiến cho sự ám ảnh và dục vọng trong ta cũng phát triển theo, đồng thời nỗi đau khổ tiềm ẩn càng lớn dần. Ngược lại, khi ngã tưởng bị thu nhỏ và dần biến mất thì đó cũng chính là thời cơ quan trọng nhất trong cuộc đời ta, là dịp để ta giác ngộ và có bước tiến vượt bậc trong sự trưởng thành về tâm hồn.
Ở đây tồn tại sự trở trêu của cuộc sống. Dưới góc nhìn của ta, ngã tưởng phát triển là hạnh phúc và thành công, ngã tưởng thu nhỏ là đổ vỡ và thất bại. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chân lí thì ngã tưởng phát triển lại là thất bại và nguy cơ, ngã tưởng thu nhỏ lại là cơ hội để ta giác ngộ và phát triển về mặt nhận thức.
Hãy tìm hiểu kỹ nguyên tắc này của cuộc sống. Ta hãy dừng lại một chút để nghĩ về những gì đã xảy ra trong cuộc đời mải miết chạy điên cuồng trên con đường gọi là phát triển ngã tưởng, để nghĩ về những việc ta đã làm nhằm mục đích kiếm tiền và nâng cao thanh danh như khiến cho người thân trong gia đình phải vất vả, dẫm đạp lên đồng nghiệp để tiến lên.
Con đường mà ta nghĩ là sự thành công của cuộc sống liệu có phải là con đường phát triển ngã tưởng, mở rộng bản ngã hay không? Sự sở hữu “của tôi”, cảm giác tồn tại “tôi” liệu có phải là sự ám ảnh bất thường của ta về việc mở rộng “sức ảnh hưởng của tôi” và tiết lộ tên tuổi của mình ngoài xã hội hay không? Ta không nhận ra rằng đó là con đường thiếu chín chắn của việc “phát triển ngã tưởng”.
Tất nhiên, dù bên ngoài có như vậy nhưng bên trong, nếu ta không bị ám ảnh, không chần chừ mà tiến bước trên con đường thuận theo nhân duyên một cách tự nhiên thì ngã tưởng sẽ không phát triển dù chỉ là một chút. Giây phút đó cũng chính là lúc nghề nghiệp và công việc của người đó trở thành con đường của tu hành, con đường của sự rèn luyện về tâm hồn.
Tất nhiên, ở ngoài xã hội cũng có rất nhiều người sống và cống hiến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Họ dù có địa vị, giàu có hay nổi tiếng đến mấy cũng không bị nhiễm thói xấu, không quá ám ảnh bởi một việc nào đó và biết rõ rằng đó không phải là bản thân mình. Họ cũng biết rằng nó chỉ là một phần của cuộc sống mà ta được ban tặng một cách tự nhiên, không phải là thứ ta cứ cố chấp mà đạt được, một lúc nào đó nó sẽ biến mất. Vì vậy, họ hưởng thụ sự phú quý, danh dự mà không quá cố chấp, vừa giữ gìn sự khiêm tốn và giản dị vừa sống cuộc đời mình.
Kết cục dù là thu nhỏ hay phát triển ngã tưởng thì trong mọi tình huống và sự kiện đều chứa đựng những bài học và ý nghĩa của cuộc sống. Người thông minh sẽ nhìn thấu mọi việc và có thể đạt được những gì mình muốn nhưng người ngu đần lại chỉ nhìn những hiện tượng bên ngoài mà phán đoán nên sẽ chỉ nhận lại đau khổ mà thôi.
Sự thu nhỏ và biến mất của ngã tưởng là giây phút chân lí chọn ta chứ không phải thế giới này bỏ rơi ta, là sự phong phú hơn về mặt tinh thần chứ không phải sự thiếu thốn về vật chất, là sự lớn dần của niềm vui ở kiếp sau chứ không phải sự biến mất của niềm vui ở kiếp này, là giây phút những nền tảng đạo đức như thức tỉnh, rũ sạch lòng, chân lí, giác ngộ, hòa thuận thường đến và đi một cách tự do không vướng bận trong con người ta được hoàn thiện.
Đừng sợ thất bại. Thất bại nếu xem xét một cách kỹ càng thì nó là một biểu hiện của thành công. Đừng sợ rằng mình sẽ mất việc. Thôi việc có thể là biểu hiện của mệnh lệnh “hãy đón nhận cơ hội khác mới mẻ hơn” đến từ vũ trụ pháp giới. Đừng sợ việc bản thân sẽ mất danh tiếng hay quyền uy. Cuộc sống ẩn dật không có tiếng tăm lại chính là lúc công đức của ta viên mãn nhất.
Đừng sợ nghèo khổ. Sống nghèo khổ chính là cách sống mà các bậc thánh nhân và hiền tài đã trải qua. Chúa Giê-su đã nói rằng: “Phúc đến với những người nghèo khổ”. Giáo hoàng Phan-xi-cô cũng đã nói rằng: “Sự nguyền rủa không đến từ nghèo khổ mà đến từ giàu có, quyền thế, tham vọng, vì thế nó trở thành liều thuốc độc. Nghèo khổ không phải là sai sót trong trình sáng tạo thế giới, không biết chừng nó lại là trang cuối quan trọng trọng nhất của sự sáng tạo”.
Hãy luôn nhớ rằng mọi giây phút của khủng hoảng và khấu giảm ngã tưởng đều chứa dựng cơ hội quý giá để học hỏi và trưởng thành từ nhiều mặt. Xét về bên trong, nó mang đến cơ hội thay vì xét về bên ngoài, nó mang đến nỗi đau khổ.