SỐNG HÀI HÒA VỚI CẢM XÚC

JIGME RINPOCHE

Hạnh phúc và khổ đau là những cảm xúc mà chúng ta trải qua. Việc nhìn nhận một cách rõ ràng về cảm xúc hoặc tình trạng hiện tại của chúng ta là điều quan trọng. Nếu không, sự thiếu hiểu biết sẽ bủa vây và chúng ta không biết được ý nghĩa thật sự của mọi sự, tốt hoặc xấu. Những phiền não và các vấn đề của chúng ta sẽ không bao giờ dứt.

Jigme Rinpoche - Sống hài hòa với cảm xúcJigme Rinpoche sinh ra tại Tây Tạng và lớn lên giữa những bậc thầy tinh túy nhất của dòng truyền thừa Kagyu – Ca Nhĩ Cư. Năm 1974, Jigme Rinpoche được Đức Karmapa – Đại Bảo Pháp Vương thứ 16 giao làm tu viện trưởng tu viện Dhagpo Kagyu Ling tại Dordogne, Pháp. Phần lớn thời gian, Ngài đi  hoằng pháp tại châu Âu và Bắc Mỹ, thăm các trung tâm, truyền cảm hứng cho tất cả những ai tiếp xúc với mình.

???

CẢM XÚC GÂY RẮC RỐI CHO CHÚNG TA

Cảm xúc thường là chủ đề cho nhiều tranh luận và giảng giải vì chúng làm phiền tâm trí và gây ra cho chúng ta nhiều sự không vui. Chúng làm ô nhiễm cái thấy của chúng ta, và từ đó, thay đổi, bóp méo sự thật. Chạy theo cảm xúc của mình, chúng ta ra những quyết định sai lầm, làm tổn thương những người xung quanh. Chúng mang lại cho chúng ta nhiều khó khăn và lo lắng.

Chắc tất cả chúng ta đều đồng ý rằng, nhiều lúc, chúng làm cho chúng ta cảm thấy vô dụng và kiệt quệ. Chúng tác động khiến chúng ta làm nhiều chuyện có hại cho người khác. Ví dụ như: tôi cảm thấy bị ai đó làm phiền, và tôi không hạnh phúc. Đến lượt tôi, tôi nói vài câu làm tổn thương người khác. Mặt khác, khi những điều kiện thuận lợi làm tôi cảm thấy hạnh phúc, và do đó, tôi đối xử tử tế với mọi người. Tuy nhiên, cả “sự xấu xa” và “sự tốt đẹp” đều không kéo dài.

Hạnh phúc và khổ đau là những cảm xúc mà chúng ta trải qua. Đương nhiên là khi chúng ta có được điều mình muốn, chúng ta hạnh phúc. Tuy nhiên, khi chúng ta suy nghĩ thêm, chúng ta sẽ thấy là bất kể chúng ta đạt được cái gì, thì chúng ta cũng phải đối diện với việc mất cái này một ngày nào đó vì nó sẽ thay đổi hoặc tan vỡ. Cảm xúc của chúng ta cũng tương tự như vậy. Một phút này, chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Một phút khác, chúng ta lại thấy đau buồn. Nhưng ý tôi cũng không phải là không cảm thấy gì. Ý tôi là không đè nén những gì chúng ta thích hoặc không thích mà nhận diện cách chúng ta sống đời sống của mình.

Niềm hạnh phúc của chúng ta là ngắn ngủi, nỗi đau khổ của chúng ta cũng vậy. Việc nhìn nhận một cách rõ ràng về cảm xúc hoặc tình trạng hiện tại của chúng ta là điều quan trọng. Nếu không, sự thiếu hiểu biết sẽ bủa vây và chúng ta không biết được ý nghĩa thật sự của mọi sự, tốt hoặc xấu. Những phiền não và các vấn đề của chúng ta sẽ không bao giờ dứt.

NHẬN BIẾT CHẤP NGÃ

Thực hành Phật Pháp nghĩa là nhận biết được chấp ngã. Chấp ngã chính là nguồn gốc của mọi nguyên nhân của cảm xúc. Chấp ngã làm khởi lên những nguyên nhân của cảm xúc. Rồi những nguyên nhân này sẽ tạo nên những căng thẳng. Những căng thẳng này sẽ tiếp nhiên liệu hoặc phát triển những cảm xúc của chúng ta thành mạnh mẽ hơn. Chúng ta sẽ cảm thấy bị làm phiền và không được bình yên. Chúng ta không hạnh phúc. Phật Pháp chỉ cho chúng ta con đường để thoát ra, bắt đầu bằng nhận biết căn bản này: “Tôi có thể phát triển nhận biết về tất cả các nguyên nhân của cảm xúc, những gì đang kiểm soát tôi ngay tại lúc này. Tôi có thể chọn hành động có hiểu biết về giây phút hiện tại để từ đó không bị chúng kiểm soát và ảnh hưởng.” Thật sự thì đây chính là điểm mấu chốt của thực hành Phật Pháp. Điều này không có nghĩa là thiền tập không hữu ích. Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng thực hành Phật Pháp là thiền tập. Suy nghĩ này cũng đúng. Thiền tập rất quan trọng. Nó giúp chúng ta phát triển nhận biết. Nhưng nếu sau hai giờ ngồi thiền, chúng ta đứng lên và làm phiền tất cả mọi người xung quanh thì sự thiền tập của chúng ta đã không có mục đích gì cả.

Có một cái bẫy mà chúng ta phải tránh. Cái bẫy đó chính là việc xem mình là trung tâm. Chúng ta thường chỉ nhìn nhận mình và chỉ có mình thôi. “Tôi đang làm điều gì đó. Giờ đây, tôi đang nhìn vào bên trong mình.” Thật ra, chúng ta chính là vấn đề. Nếu chúng ta không nhận biết được, có khả năng là chúng ta sẽ phát triển chấp ngã lên cao hơn nữa. Để có thể thoát khỏi việc lấy mình làm trung tâm này, chúng ta kết nối với Tâm Bồ Đề. Chúng ta phải xem mọi người xung quanh, ít nhất là quan trọng tương đương với mình. Trong bất kỳ hành động nào mà chúng ta làm, chúng ta làm vì lợi ích của tất cả mọi người. Hãy nhận biết rằng những gì chúng ta làm có tác động tới mọi người cũng như hành động của mọi người có tác động lên chúng ta. Bằng cách này, chúng ta liên kết với nhau. Chỉ riêng sự thừa nhận này cũng đã giúp chúng ta giảm bớt sức mạnh của những cảm xúc và chấp ngã.

sống hài hòa với cảm xúc

Hãy nhận biết rằng những gì chúng ta làm có tác động tới mọi người cũng như hành động của mọi người có tác động lên chúng ta. Bằng cách này, chúng ta liên kết với nhau.

Có khả năng quan tâm tới người khác không có nghĩa là chúng ta không còn chấp ngã. Ở một cấp độ nào đó, chấp ngã luôn hiện diện, nhưng chúng ta đã tập trung vào điều khác. Đây là điểm chính yếu. Vượt thoát khỏi những ước muốn cá nhân, chúng ta bắt đầu lo lắng và giúp đỡ mọi người. Chúng ta không vứt rác ra khỏi cửa sổ nữa vì có nhiều người quanh chúng ta, chẳng hạn là như thế. Chúng ta cùng nhau giữ cho đường phố được sạch đẹp. Những ai xả rác bừa bãi thường chỉ quan tâm tới sự tiện lợi của chính họ. Họ không thật sự quan tâm tới những người đang chia sẻ chung một không gian chung với họ. Nếu họ quan tâm, họ đã không xả rác. Điều này cho thấy thái độ của chúng ta quyết định hành động của chúng ta. Khi chúng ta có nhận biết, một cách tự nhiên là chúng ta sẽ không làm một số hành động chỉ vì chúng ta quan tâm tới người khác. Kết quả là chúng ta phát triển Tâm Bồ Đề. Thêm vào đó, sự hiện diện của Tâm Bồ Đề giúp các nguyên nhân của cảm xúc của chúng ta và của mọi người xung quanh trở nên dễ nhận biết hơn. Cùng với thời gian, nhận biết ra các nguyên nhân của cảm xúc giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn và do đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn những gì là cần thiết trong bất kỳ tình huống nào.

ĐỂ MUỐN THAY ĐỔI

Để bắt đầu, chúng ta phải muốn thay đổi. Chúng ta không muốn bị cảm xúc kiểm soát. Chúng ta phải tìm cách để xử lý những nguyên nhân của cảm xúc. Lấy chuyện học làm ví dụ. Chúng ta học ngày này sang tháng khác, và phát triển một phong cách cho việc học của mình. Một cách tự nhiên là chúng ta sẽ muốn tiếp tục học để mở rộng kiến thức. Nhưng một học sinh chỉ học để qua khỏi kỳ thi, sẽ thích đi biển hoặc đi nhảy hơn. Với anh ta, học chỉ là một gánh nặng. Anh ta không cảm thấy có lý do hay nhu cầu gì với chuyện học cả. Do đó, anh ta sẽ không tự động học. Điều này áp dụng chung cho việc điều hòa cảm xúc. Chúng ta phải thật sự mong muốn thoát khỏi những khổ đau của cảm xúc. Nếu không, chúng ta sẽ không muốn hành động vì điều này.

Thông qua những trải nghiệm của cá nhân mình, chúng ta, đầu tiên là, trở nên quen thuộc với cách chúng ta sống.

Khi chúng ta có nhận biết, chúng ta có cơ hội để tự thay đổi. Chúng ta có thể học cách để các cảm xúc không làm phiền chúng ta nữa.

Chúng ta cần những phương tiện thích hợp. Chúng ta theo những phương pháp thích hợp. Khổ đau sẽ giảm xuống khi những điều tiêu cực ít xảy ra. Khổ đau là kết quả của những hành động xấu. Chúng ta được nhắc nhở là phải luôn dựa vào các bài giảng như là những chỉ dẫn. Chúng ta phải suy ngẫm sâu sắc về cái gì là “tiêu cực”. Cái gì là nguyên nhân của những hành động tiêu cực? Một cách từ từ, hiểu biết của chúng ta sẽ tăng lên và tâm chúng ta sẽ mở rộng. Hành động của chúng ta sẽ tích cực hơn, các cuộc trao đổi, truyền thông của chúng ta với mọi người sẽ càng có ích và lợi lạc. Điều này đưa chúng ta tới một sự phát triển quan trọng của Tâm Bồ Đề vì nó là một trong hai điều kiện giúp chúng ta có thể xử lý các nguyên nhân của cảm xúc.

 

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. TRÍ THÔNG MINH CỦA CẢM XÚC
  2. PHÁT KHỞI BỒ ĐỀ TÂM ĐOẠN DIỆT CHẤP NGÃ
  3. HÃY HIỂU CHÍNH MÌNH

Bài viết khác của tác giả

  1. HOÀN CẢNH CỦA CHÚNG TA GIỐNG NHƯ NHAU
  2. HỌC HỎI VÀ KHÁM PHÁ CÁ NHÂN
  3. ĐỂ CÓ THỂ THẤU HIỂU NGƯỜI KHÁC HƠN

Bài viết mới

  1. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ
  2. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  3. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH